Chu trình quảntrị rủiro tàichính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 28 - 38)

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình rủi ro tài chính tại trường Đại học Thương Mại

Bước đầu tiên (1) các nhà quản trị rủi ro cần làm là xác định các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải trước khi nó xảy ra tại doanh nghiệp của mình. Việc xác định rủi ro có thể được thực hiện thông qua bảng câu hỏi, khảo sát các cuộc họp nội bộ hoặc một loạt các kỹ thuật khác như điều tra sự cố, kiểm toán, phân tích nguyên nhân gốc rễ hoặc phỏng vấn chuyên gia. Mục đích là tập hợp các kiến thức chuyên môn đểxác định và mô tả tất cả các rủi ro tài chính tiềm ẩn mà tổ

chức có thể gặp phải. Thước đo của từng rủi ro được xác định sau đó được ước tính, sử dụng kết hợp các kỹ thuật định tính và định lượng.

Bước thứ hai (2) các nhà quản trị cần khoanh vùng rủi ro tài chính, việc này

giúp xác định được ranh giới mà rủi ro ảnh hưởng đến từ đó chuyển sang bước ba

(3) là xây dựng chiến lược ứng phó với rủi ro đó. Trong chiến lược của ứng phó rủi ro cần đưa ra được một phương án cụ thể cho loại rủi ro đã được xác định, dựđoán

các cấp độ rủi ro và các nguồn lực cần có đểứng phó.

Bước thứ tư (4), phân bổ trách nhiệm để thực hiện chiến lược chính là điều phối nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược, việc gắn trách nhiệm của từng cá

(1) (5) (4) (3) (2) (6)

nhân, đội nhóm cho mỗi phần của công việc giúp nhà quản trị có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát tiến trình thực hiện tại bước sốnăm (5)

Bước cuối cùng của quy trình quản trị rủi ro tài chính(6) là đánh giá lại toàn bộ quy trình quản trị. Đây là bước để nhà quản trị đưa ra quyết định về sự thành công hay không trong việc kiểm soát được rủi ro. Nếu rủi ro được kiểm soát nó kết thúc quy trình, nếu không quy trình sẽđược lặp lại.

Trong tất cả 6 bước trên tại mỗi thời điểm đều có sự phân tích, đánh giá, thu

thập thông tin để lấy cơ sởđưa ra quyết định kịp thời.

1.2.2.2Nhận diện rủi ro tài chính

Để quản trị rủi ro tài chính, trước hết phải nhận dạng được rủi ro tài chính.

Nhận dạng rủi ro tài chính là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro tài chính và bất định của tổ chức. Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa và nguy cơ rủi ro.

Trong quản trị rủi ro tài chính thì đầu tiên là phải nhận diện rủi ro tài chính. Nhận diện rủi ro tài chính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời thì mới có biện pháp quản trị thích hợp, hiệu quả, do đó nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ

thống các rủi ro tài chính nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động nhận diện rủi ro tài chính chủ yếu là thu thập các thông tin về: đối tượng có thể gặp rủi ro, nguồn phát sinh rủi ro, các tổn thất phải gánh chịu, khảnăng tài

trợ cho tổn thất, các phương thức phòng ngừa rủi ro. Công tác thu thập thông tin về

rủi ro tài chính thực hiện bằng cách nghiên cứu môi trường kinh doanh, sựthay đổi trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các loại rủi ro tài chính đã và đang

xảy ra, dự kiến các rủi ro tài chính có thể xảy ra. Trên cơ sở những thông tin thu thập và thống kê được nhà quản trị rủi ro tài chính phân tích, đánh giá mức độ, tần suất rủi ro tài chính, xác định nguyên nhân gây ra các rủi ro, nhân tố làm gia tăng

thiệt hại cũng như khảnăng phòng chống rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Trên cơ sở hiểu rõ về những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới hoạt

động của doanh nghiệp, các phương pháp cụ thểđưa ra để nhận diện rủi ro tài chính

- Phương pháp thiết lập bảng kê: Phương pháp này dựa trên kết quả của phân tích SWOT và phân tích STEEP chỉ ra những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi chuyên gia đánh giá tác động của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Phương pháp khảo sát: Mỗi phòng, ban chức năng chịu trách nhiệm về một mảng công việc mang tính đặc thù riêng, do vậy rủi ro xảy ra cho từng phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp là khác nhau. Mỗi phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được phát phiếu gồm các bộ câu hỏi mô tả những rủi ro có thể xảy đến với phòng, ban, bộ phận của mình. Các câu trả lời theo bảng hỏi sẽ được tập hợp thành bảng tổng hợp những rủi ro phân theo địa điểm tác động của biến cố rủi ro. Kết quả khảo sát dựa vào kinh nghiệm tác nghiệp của từng phòng, ban, bộ phận trong quá khứ, cũng như những đánh giá, chủ động nhận diện rủi ro của các bộ

phận.

- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia là

phương pháp phố biến trong nhận diện rủi ro tài chính với doanh nghiệp. Các

chuyên gia được tham khảo ý kiến có thể là những chuyên gia đến từ chính doanh nghiệp có thểlà lãnh đạo doanh nghiệp, phụ trách một bộ phận trong doanh nghiệp, thậm chí là chuyên viên; cũng có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia bên ngoài doanh nghiệp, có thể là những công ty tư vấn chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro một cách bài bản hơn, hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh

vực cần tham vấn.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Theo phương pháp này, rủi ro sẽ được nhận diên thông qua việc phân tích kỹ các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhận diện những nhân tố tác động tới quy mô tài sản, nguồn vốn hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.3. Đo lường rủi ro tài chính

Một biến cố rủi ro xảy ra được đo lường đặc trương bởi 2 yếu tố là khảnăng

xảy ra biến cố rủi ro đó và mức độ tác động của biến cố rủi ro đó tới mục tiêu. Do vậy, đểđo lường rủi ro ta lần lượt xác định từng yếu tố của rủi ro.

a. Xác định khảnăng xảy ra rủi ro tài chính:

Đểđo lường khảnăng xảy ra hay xác suất xuất hiện rủi ro có ba cách tiếp cận

chung thường được sử dụng là:

- Sử dụng dữ liệu lịch sửliên quan để nhận biết các sự kiện hoặc tình huống đã

xảy ra trong quá khứ và từđó ngoại suy ra xác suất xuất hiện của chúng trong tương lai. Phương pháp này khá phù hợp khi các biến cố rủi ro xảy đến với xác suất cao, có tính chất lặp lại, tuy nhiên nếu trước đó tần suất xảy ra thấp hoặc chưa từng xảy ra thì mọi ước lượng về xác suất sẽ không chính xác hoặc không đủcơ sởđể ngoại suy.

- Dự báo xác suất bằng các kỹ thuật dự đoán như phân tích cây lỗi hoặc phân tích cây sự kiện. Khi dữ liệu quá khứ không sẵn có hoặc không đầy đủ, khi đó cần suy ra xác suất bằng cách phân tích hệ thống để suy ngược xác suất của biến cố rủi

ro. Theo phương pháp này, chuỗi các sự kiện được đưa ra từ sự kiện ban đầu theo xác suất và tần số xuất hiện, sự kết hợp các sự kiện khác nhau dẫn tới dài kết quả từ

sự kiện ban đầu, từđó cho phép ước lượng xác suất rủi ro từ sự kiện mong muốn. - Sử dụng ý kiến chuyên gia để tham vấn xác suất xảy ra của biến cố.

Đánh giá của chuyên gia cần được dựa trên những thông tin sẵn có liên quan bao gồm thông tin trong quá khứ, hệ thống cụ thể, tổ chức cụ thể… đảm bảo tính hợp lý của xác suất đưa ra.

Tác động của rủi ro có thểđược đo lường bởi số tuyệt đối, số tương đối (tỷ lệ

%), từlượng hóa tác động của rủi ro, bước tiếp theo cần phân tích mức độ tác động của rủi ro đểphân nhóm đánh giá. Có nhiều mức đánh giá khác nhau, doanh nghiệp tùy theo mức độ chi tiết, khảnăng thu thập thông tin và xử lý thông tin có thể chia thành nhiều hay ít nhóm.

b. Đo lường mức độtác động của rủi ro tài chính

Tác động của rủi ro có thểđược đo lường bởi số tuyệt đối, số tương đối (tỷ lệ

%), từlượng hóa tác động của rủi ro, bước tiếp theo cần phân tích mức độ tác động của rủi ro đểphân nhóm đánh giá. Có nhiều mức đánh giá khác nhau, doanh nghiệp tùy theo mức độ chi tiết, khảnăng thu thập thông tin và xử lý thông tin có thể chia thành nhiều hay ít nhóm. Đơn cử có thể chia thành 5 mức tác động:

+ Không đáng kể + Ít xảy ra

+ Trung bình + Lớn

+ Nghiêm trọng

Mỗi mức tác động tương ứng với một phổ giá trị của tác động của biến cố rủi

ro. Tác động của biến cố rủi ro có thể đo lường định lượng nhưng cũng có thể sử

dụng những đánh giá định tính để xếp mức độtác động.

c. Đo lường ảnh hưởng của rủi ro tài chính

Để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tới doanh nghiệp, một ma trận dạng 5*5 sử

dụng đểđánh giá giá trị ngẫu nhiên xảy ra của biến cố.

Bng 1.2 : Đo lường ảnh hưởng ca ri ro tài chính

KHẢNĂNG XẢY RA ẢNH HƯỞNG Không đáng kể (1) Ít xảy ra (2) Trung bình (3) Lớn (4) Nghiêm trọng (5) Chắc chắn xảy ra (1) Có nhiều khả năng xảy ra (2) Có thể xảy ra (3) Có ít khảnăng (4) Hiếm khi (5) Các đánh giá đưa ra có thể hiểu:

+ Thấp: Ảnh hưởng rất nhỏ có thểđiều chỉnh bình thường

+ Trung bình: Một số chỉ tiêu bịảnh hưởng, cần có sự nỗ lực đểđiều chỉnh

+ Đáng kể: Nhiều chỉtiêu không đạt cần tập trung nguồn lực để khắc phục + Cao: Tất cả các mục tiêu đều không đạt, cần phải tập trung mọi nguồn lực để

Với cả ba yếu tố chính của rủi ro là khả năng xảy ra rủi ro, mức độ tác động của rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro nhà quản trị thường phải tính phân phối xác suất.

Có hai phương pháp được đưa ra đểđo lường được các yếu tố rủi ro trên là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: là phương pháp dựa trên những đánh giá của nhà quản trị, ý kiến tư vấn của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro cũng như ước

lượng xác suất xảy ra của rủi ro. Phương pháp định tính phù hợp những những rủi

ro khó lượng hóa, rủi ro được nhận diện nhưng chưa có dữ liệu quá khứ phù hợp để đánh giá.

Phương pháp định lượng: là phương pháp đo lường các yếu tố của rủi ro bằng cách sử dụng các mô hình toán đểlượng hóa các yếu tốđó. Có nhiều mô hình định

lượng được các nhà nghiên cứu đưa ra đểlượng hóa các yếu tố của rủi ro trong thời gian qua.

1.2.2.3. Đánh giá rủi ro tài chính

Trên cơ sở kết quả đo lường rủi ro, bước tiếp theo của quy trình là tiến hành

đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro thông thường chia thành hai công đoạn:

Đánh giá sơ bộvà đánh giá chuyên sâu.

Đánh giá sơ bộ: Mục tiêu loại bỏ những rủi ro không đáng kể hoặc ít quan trọng. Mục đích là để tập trung những nguồn lực vào những rủi ro quan trọng nhất.

Theo đó, những rủi ro đã được nhận diện trong bước 1, và đo lường mức độ tác

động sẽđược đưa ra phân tích sơ bộ. Đánh giá sơ bộxác định một hoặc nhiều chuỗi

hành động:

+ Quyết định xử lý các rủi ro mà không cần đánh giá thêm

+ Loại bỏ những rủi ro không quan trọng mà không cần đánh giá việc xử lý. Những rủi ro còn lại sẽđưa ra đánh giá chi tiết hơn.

Trong công đoạn đánh giá sơ bộ đặc biệt cần chú ý không loại bỏ những biến có rủi ro thấp nhưng xảy ra một cách thường xuyên và có tác động tổng hợp đáng kể

Đánh giá chi tiết rủi ro: Mục tiêu xắp xếp các rủi ro theo một trình tựưu tiên

về mức độtác động, làm cơ sợ cho nhà quản trị có sự tập trung nguồn lực ưu tiên xử

lý. Cụ thể:

+ Xắp xếp phân hạng rủi ro trên cơ sở định tính: theo đó dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị, với 2 biến số là khảnăng xảy ra và mức độtác động, nhà quản trị xắp xếp các rủi ro trên cơ sở ma trận đánh giá ảnh hưởng rủi ro. Từcơ sở

bảng tổng hợp rủi ro, trên cơ sở ma trận đánh giá ảnh hưởng rủi ro. Nhà quản trị

nhận diện và xắp xếp các rủi ro theo mức độảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp.

+ Xắp xếp phân hạng rủi ro trên cơ sở định lượng: Dựa trên những tham sốđã xác định bao gồm khảnăng xuất hiện rủi ro, mức độtác động của rủi ro và đánh giá

thêm thời điểm (khung thời gian) xuất hiện rủi ro đểxác định lượng hóa giá trị rủi ro.

1.2.2.4.Xử lý rủi ro tài chính

Xử lý rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các quy trình, công cụ, kỹ thuật nhằm ngắn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra, đồng thời kiểm soát rủi ro theo kế hoạch quản lý rủi ro khi rủi ro xảy ra.

Trên cơ sở kết quả đo lường rủi ro tài chính, phòng ngừa rủi ro tài chính là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật phù hợp… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng

không mong đợi của rủi ro tài chính.

Tránh rủi ro bằng cách không tham gia vào hoạt động có rủi ro. Đây là biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy

cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho DN không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro. Biện pháp tránh rủi ro có thể giúp cho DN không phải chịu bất kỳ hậu quả

xấu nào mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng có thể khiến cho DN bỏ lỡ

những cơ hội kiếm lời. Hơn nữa, không phải rủi ro nào cũng có thể tránh được. Ví dụ, DN kinh doanh xuất nhập không thểtránh được rủi ro tỷ giá biến động bất lợi, trừ khi DN không tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro là nhóm các giải pháp nhằm giảm đến mức tối

đa rủi ro có thểđến với DN. Ngăn ngừa rủi ro nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro, khiến rủi ro không thể xảy ra. Một khi không né tránh rủi ro, nhà quản trị sẽ phải tìm cách giảm thiểu số lần xảy ra rủi ro. Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra.

Chấp nhận rủi ro là việc chấp nhận tình trạng rủi ro và xác định chiến lược tốt nhất có thểđể giải quyết với những tổn thất và tác động của rủi ro. Đây là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời. Trong trường hợp này nhà quản lý phải dự phòng các nguồn lực tài chính để kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của DN.Tuy nhiên, dự phòng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn tài chính mà DN cần để sản xuất kinh doanh.

Chuyển giao rủi ro hoặc chia sẻ rủi ro: Để chia sẻ rủi ro, DN sẽ phải ký kết những hợp đồng với những điều khoản đặc biệt. Ví dụ: để tránh rủi ro giá cả biến

động, DN sẽ phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cả cốđịnh hoặc tham gia hợp

đồng kỳ hạn để tránh rủi ro tỷ giá. Với những hợp đồng có các điều khoản cốđịnh

Bng 1.3: Các chtiêu đo đường, đánh giá rủi ro tài chính

STT Nhóm chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa

I Nhóm chỉ tiêu về tự chủ tài chính

1 Hệ số nợ

Hệ số nợ, chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu hệ số nợ tăng lên, mức độ cần thanh toán tăng điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2 Nợ trên vốn chủ

sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động từ bên ngoài so với vốn chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, theo quy định tỷ lệ này không được vượt quá 3 lần.

3 Tỷ suất tài trợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ tiêu này cao thì phần lớn tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu và rủi ro về khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay thấp và ngược lại.

II Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

4 Tỉ suất lợi nhuận

trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)