Các chỉ tiêu mà Công ty sửdụng để nhận diện rủiro tàichính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 54 - 60)

Hệ số tài chính của công ty Mức độ xảy ra Không Ít sử dụng Trung bình (6 tháng/l ần) Cao (hàng quý) 1. Hệ số nợ gia tăng 5% 10% 25% 60%

2. Khó khăn trong thu hồi

các khoản nợ 0 5% 30% 65%

3. Khó khăn trong khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn

5% 15% 40% 40%

4. Khó khăn trong thanh

toán nợ gốc đến hạn

0% 25% 20% 55%

sụt giảm

6. Hiệu quả hoạt động

giảm 0% 25% 65% 10%

7. Khác

(Nguồn: Xử lý kết quảđiều tra)

Dựa trên những số liệu tài chính, trên cơ sở kinh nghiệm và tình hình hoạt

động của doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra những đánh giá sơ bộ về rủi ro dựa trên sựthay đổi, biến động và độ lớn trong các số liệu tài chính.

Với phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia việc nhận diện rủi ro tài chính dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia. Phân tích SWOT được các nhà quản trị sử

dụng phổ biến đưa ra báo cáo đánh giá phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp trong thời gian qua và đánh giá trong thời gian tới với doanh nghiệp. Về cơ bản đây cũng có thể được coi là một hình thức nhận diện rủi ro khi sử dụng nền tảng là những đánh giá tình hình của bản thân doanh nghiệp, thu thập những thông tin bên ngoài, đánh giá những cơ hội và thách thức tác động

đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới. Tuy nhiên thực tế cho thấy Công ty hầu như không sử dụng đến phương pháp này trong việc nhận diện RRTC của doanh nghiệp.

Một phương pháp có tính chính xác cao tuy nhiên trên thực tế khảo sát rất ít doanh nghiệp sử dụng, và đối với Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex

cũng không ngoại lệ. Các nhà phân tích thường né tránh việc sử dụng phương pháp định lượng đểphân tích RRTC trong đơn vị mình vì tính phức tạp của nó.

Thực trạng nhận diện rủi ro thịtrường của công ty

Rủi ro thị trường là một yếu tốcó tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của

Công ty (85%) đối tượng được điều tra cho rằng Công ty đang đối diện với loại rủi ro này). Các rủi ro thị trường bao gồm:

Rủi ro tỷ giá

Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ

giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế trung tâm, linh hoạt, bám sát các diễn biến của thị trường ngoại tệ trong nước cũng như diễn biến của đồng USD trên thị

trường quốc tế, điều chỉnh linh hoạt, có tăng, có giảm phù hợp với diễn biến. Với

cách điều hành như vậy, thị trường trong thời gian qua kết hợp với cung cầu tốt, tỷ giá tương đối ổn định, hệ thống tổ chức tín dụng đã mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế và bán được khối lượng khá lớn ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại, công ty có nhiêu giao dịch với các nước láng giềng (Lào, Campuchia) trong việc thi công các công trình và xây lắp chuyên ngành xăng dầu,... Việc giao dịch thanh toán chủ yếu bằng USD. Do đó, nguồn cung ngoại tệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của PCC nói chung và Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex nói riêng. Sự biến động giữaUSD so với VND chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến PCC và Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex trong hoạt độngthanh toán. Với sản phẩm là bồn chứa, cấp phát xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu vó tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu thì rõ ràng có tồn tại rủi ro tỷgiá đối với hoạt động kinh doanh của Công

ty. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì rõ ràng đối với cơ chế điều hành tỷ giá theo

hướng có lợi hiện nay, công ty đang có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong tương lai nếu công ty muốn mở rộng hoạt động ra các thịtrường nước ngoài thì việc tỷ giá tiếp tục gia tăng không còn là lợi thế.

Rủi ro do biến động giá xăng dầu

Trong giai đoạn từnăm 2000 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã được thiết lập nhiều mặt bằng giá và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Năm 2011, việc Libya ngừng sản xuất do nội chiến đã đẩy giá dầu tăng 35% chỉtrong 03 tháng đầu

năm, lên 127 USD/thùng. Đến giữa năm 2014, giá dầu giảm xuống còn 110 USD/thùng. Tiếp đến là vấn đề dư nguồn cung trên toàn cầu do sự bùng nổ dầu đá

phiến tại Mỹ, các lệnh trừng phạt quốc tế bị gỡ bỏ và nguồn cung của Iran tràn vào thị trường đã khiến giá dầu năm 2015 - 2016 lao dốc chỉ còn 30 USD/thùng. Giá

xăng dầu trên thế giới liên tục biến động bất thường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Petrolimex nói chung và Công ty nói riêng. Việc kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thịtrường có sự

hơn trước tình hình biến động của giá cảxăng dầu thế giới, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.

Rủi ro khác

Bên cạnh các rủi ro mang tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Tập đoàn cũng như các đơn vị kinh tếkhác cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị tổn thất nếu xảy ra các rủi ro bất khả kháng. Các rủi ro bất khả kháng như động đất, thiên tai,

bão lũ, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố... nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty cũng như các doanh

nghiệp khác trong nền kinh tế.

Thực trạng nhận diện RRTD thương mại

Các khoản phải thu của doanh nghiệp liên quan đến vốn bị chiếm dụng, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của các chủ thể trong mối quan hệ tài chính.

Bng 2.6thể hiện sự khó khăn trong thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp, kết quả cho thấy hầu hết các cán bộ tham gia trả lời đều cho rằng doanh nghiệp

đang gặp khó khăn lớn trong việc thu hồi các khoản nợ. Rõ ràng thực tế Công ty

đang gặp phải nhiều vấn đề trongquản trị các khoản phải thu từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thu hồi nợ, tới khả năngthanh toán và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. 48,295 47,303 51,617 28,771 32,142 35,339 72,526 70,657 75,993 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2018 2019 2020

Hình 2.1: Tình hình biến động các khon phải thu giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020

Qua hình 2.1có thể thấy quy mô vốn kinh doanh của Công ty tăng đều hằng

năm, theo đó các khoản phải thu cũng tăng lên. Sựtăng lên này tương đối đồng đều, không có sự biến động mạnh, cũng không có sự giảm sútbất thường nào. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của Công ty, đặc biệt cuối năm

2019 chiếm trên 68% trong tài sản ngắn hạn và trên 46% trong tổng tài sản của doanhnghiệp. Sự tăng lên này là hợp lý khi Công ty mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh và nhu cầu xăng dầu tăng lên. Khi doanh thu tiêu thụ hàng hoá tăng thì các

khoản phảithu tăng cũng là điều tất yếu, tuy nhiên Công ty đang duy trì tỷ lệ các khoản phải thu khá cao trong tài sản ngắn hạn sẽ dễ dẫn đến rủi ro tài chính khi khả năng thanh toán của khách hàng có vấn đề, nợ xấu có khảnăng tăng cao dẫn đến rủi

ro tăng. Việc quản trị các khoản phải thu không tốt sẽ ảnhhưởng đến việc thu hồi nợ, có thể không thu hồi được nợ và doanh nghiệp sẽ bị mấtvốn, từđó tác động xấu tới khả năng thanh toán và là nguyên nhân trực tiếp gây rarủi ro tín dụng thương

mại trong doanh nghiệp.

Hình 2.2: Tốc độ luân chuyển các KPT giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020

2018 2019 2020

Vòng quay KPT(vòng) 3.4545 3.171 2.6775

Kỳ thu tiền BQ(ngày) 116.4345 126.819 150.3495

3.4545 3.171 2.6775 116.4345 126.819 150.3495 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Hình 2.2cho thấy vòng quay các khoản phải thu biến động theo chiềuhướng giảm dần trong giai đoạn 2018 – 2020, theo đó số ngày để thực hiện mộtvòng quay

tăng dần. Khi quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng thì sản lượng sảnxuất và các công trình thực hiện tăng lên, vì vậy doanh thu thuần, do đó các khoảnphải thu tăng

lên là hợp lý. Việc các khoản phải thu tăng đểtăng sản lượng tiêu thụ,tăng số lượng

khách hàng, tăng thị phần tiêu thụ,…góp phần tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp. Nhưng việc tăng các khoản phải thu cũng kéo theo các khoản chi phído vốn bị

chiếm dụng, gia tăng rủi ro trong trường hợp phát sinh nợ phải thu khóđòi, không

thu hồi được nợ dẫn tới mất vốn… Hình 2.2 cho thấymặc dù cả doanh thu bán hàng và các khoản phải thu đều tăng lên nhưng tốc độ tăngcủa các khoản phải thu lớn

hơn hẳn so với tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, từđó gia tăng rủi ro tín dụng thương mại cho Công ty.

Thực trạng khảnăng thanh toán của Công ty

Khả năng đảm bảo thanh toán của doanhnghiệp được thể hiện qua câu kho sát 9.3 và 9.4 trong bng 2.5. Qua kếtquả khảo sát cho biết Công ty hiện đang gặp

khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Kết quả xử lý cho thấy có 80% số người được điều tra cho rằng công ty đang gặp khó khăn trong

thanh toán nợ ngắn hạn. Ngoài ra với việc thanh toán nợ gốc đến hạn thì có đến 75% số người được điều tra cho rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề

này. Có 40% số người được điều tra cho rằng các chỉ số thanh toán của doanh nghiệp đang có xu hướng sụt giảm. Những nhận định này của doanh nghiệp cũng

được xác định trên cơ sở theo dõi tình hình biến động của các khoản nợ và thông qua nhóm hệ số khảnăng thanh toán.

Để đánh giá về khảnăng thanh toán của một công ty thông thường ta sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản như: hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng

thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời và hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Trong đó, 3 chỉ tiêu đầu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền đểđáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Đánh giá từng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán của Công ty TNHH bê tông và xây lắp –Petrolimex giai đoạn 2018-2020 cụ thểnhư sau:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)