Các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động QTRRTC tàichính của DN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 38 - 46)

1.2.4.1. Các nhân tố bên ngoài (1) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tài chính trên hai khía cạnh chính là hành lang pháp lý và công tác quản lý bằng pháp luật - Đối với hành lang pháp lý Hệ thống pháp luật đầy đủ bao gồm hệ thống các bộ luật và các

văn bản dưới luật sẽ tạo môi trường pháp lý hoàn thiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi đó mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một khuôn khổ nghiêm ngặt làm giảm nguy cơ rủi ro phát sinh gây khó khăn cho công tác quản trị. Ngược

Hoạt động quản trị

RRTC

Nhân tố bên ngoài

Môi trường pháp lý Kinh tế vĩ mô và quá trình hội nhập Thị trường tài chính với những tác động về lãi suất Môi trường văn hóa

xã hội, thiên tai

Nhân tố bên trong

Năng lực nhà quản lý Ngành nghê kinh doanh Chính sách tài chính của DN

lại, khi hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, thiếu những quy phạm pháp luật điều chỉnh hay những chế tài xử phạt thì mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách hiểu và vận dụng khác nhau.

(2) Môi trường kinh tếvĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô có thể được xem là một trong những nhân tố bên ngoài quan trọng nhất chi phối đến công tác quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường rộng lớn sau khi gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới.

Sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sựtăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế lên công tác quản trị của doanh nghiệp được thể hiện qua tác động của những biến sốvĩ mô là chủ yếu.

(3) Sự phát triển của thịtrường tài chính

Lãi suất và lạm phát có thể trở thành gánh nặng của doanh nghiệp với những doanh nghiệp có tỉ lệ vốn vay cao.

Thị trường tài chính và các định chếtài chính trung gian là kênh huy động vốn

và đầu tư vốn quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thị trường và các trung gian này gặp vấn đề thì hệ quả là gia tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp mà nhiều khi công tác quản trị không thể dự báo cũng như ứng phó kịp thời được. Khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới nhiều ngân hàng, doanh nghiệp bị phá sản trên toàn thế giới là một ví dụđiển hình.

(4) Môi trường văn hoá - xã hội

Môi trường văn hoá - xã hội ổn định tạo tiền đề cho sựổn định về kinh tế và gián tiếp kiểm soát, giảm nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khi nhắc đến tác động của nhân tố môi trường văn hoá xã hội thì tính đặc thù của văn

hoá xã hội chi phối đến cách thức quản trị rủi ro tài chính trong từng doanh nghiệp rất được quan tâm.

Tuy nhiên việc khó dự đoán của các vấn đề về xã hội sẽ là những thách thức

1.2.4.2. Các nhân tố bên trong

(1) Năng lực và quyết định của nhà quản trị

Hoạt động quản trị rủi ro tài chính nói riêng, quản trị tài chính nói chung chịu sự tác động rất lớn bởi năng lực của nhà quản trị. Nhà quản trị có năng lực chuyên môn tốt sẽ nhìn nhận đúng mức về rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải,

đề ra được những chiến lược phù hợp, các giải pháp cần thiết để quản trị rủi ro tài

chính, ngược lại nếu năng lực của nhà quản trị hạn chế thì ngay từ việc nhận diện rủi ro gặp phải, đánh giá chính xác mức độ tác động cũng như các giải pháp đưa ra

không phù hợp sẽ tác động rất lớn tới chi phí bỏ ra, kết quả kinh doanh cũng như

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Trịnh Thị Phan Lan (2016), nhận thức của nhà quản trị về RRTC sẽ xác

định thông qua trả lời các câu hỏi sau:

QTRRTC có phải là một phần công việc được thảo luận định kỳ của Ban giám

đốc hay không?

DN có bộ phận rủi ro chuyên nghiệp hay không?

Các thành viên ban giám sát có hiểu về các công cụ tài chính mà DN đang sử

dụng hoặc sở hữu, đặc biệt công cụ phái sinh hay không?

Ngân sách sử dụng cho hoạt động quản trị rủi ro/QTRRTC như thế nào?

(2) Ngành nghềvà lĩnh vực kinh doanh

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau có đặc điểm khác nhau sự

khác biệt này thể hiện ở một số khía cạnh như nhu cầu đầu tư tài sản cốđịnh, vòng quay vốn, những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Những doanh nghiệp hoạt động

trong lĩng vực xây dựng thông thường có tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định lớn, nhu cầu vốn kinh doanh lớn do vậy những doanh nghiệp này thường đa dạng hóa nguồn huy động, có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay. Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn thấp, vốn tập trung nhiều vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Do vậy trong công tác quản trị đề ra có trọng tâm khác nhau.

Các chính sách tài chính của doanh nghiệp đặc biệt các chính sách tài chính chiến lược dài hạn như chính sách đầu tư, chính sách huy động vốn hay chính sách phân phối lợi nhuận mà doanh nghiệp theo đuổi ảnh hưởng lớn tới rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

1.3. Kinh nghiệm Quản trị rủi ro tài chính của các Doanh nghiệp trong và

ngoài nước

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính tại Mỹ và Công ty xây dựng FBN Construction

Với lịch sử hoạt động lâu dài và được đánh giá là môi trường có các doanh nghiệp hoạt động năng động nhất. Với các biến động mạnh mẽ của thị trường, các doanh nghiệp của Mỹ là những người đi tiên phong trong việc thiết kế, xác lập hoạt

động quản trị rủi ro nói chung, rủi ro tài chính nói riêng. Để hoạt động quản trị rủi

ro được tiến hành một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, các doanh nghiệp lớn ở Mỹ đã tiến hành một loạt các biện pháp mang tính đồng bộnhư:

Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách: Các doanh nghiệp lớn ở Mỹ

nhằm đối phó với những tác động của biến cố rủi ro đều thành lập cơ quan chuyên

trách về quản trị rủi ro. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng

các chương trình hành động, kế hoạch tổng thể và toàn diện về nhận diện, đo lường và quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách được thành lập độc lập tuy

nhiên được sự hỗ trợ và gắn kết chặt từ lãnh đạo cấp cao phụ trách các mảng hoạt

động chính của doanh nghiệp như giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, nhân sự...

Thiết lập những cơ sở cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro để hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp thật sựđạt hiệu quả cần có sự nhất quán trong cách thức ứng xử với rủi ro của các bộ phận trong doanh nghiệp, đểcó được điều này cần thiết phải xây dựng một chính sách về quản trị rủi ro mang tính thống nhất như

tuyên ngôn về quản trị rủi ro, mục tiêu của quản trị rủi ro, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận với công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài: Trên thực tế nhiều doanh nghiệp ở Mỹ ký hợp đồng với các hãng tư vấn để nhận được sự cung cấp dịch vụ về quản trị rủi ro.

Hoạt động thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài xuất phát từ hoạt động kinh doanh ở

quy mô lớn, kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau. Công ty xây dựng FBN Construction ở TP. Bostongặt hái được những thành

công trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính nhờ những bước đi đúng đắn. Bộ phận quản trị rủi ro của FBN Construction được thành lập năm 2003. Trưởng bộ phận

này, thường là kế toán trưởng sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tài chính. FBN Construction không có Giám đốc rủi ro mà có một bộ phận quản trị rủi ro. Bộ

phận quản trị rủi o sẽ tập trung xây dựng một phương pháp toàn diện và thống nhất

để nhận diện, đo lường và quản trị rủi ro. Bộ phận quản trị rủi ro có sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ rất nhiều cho các giám đốc kinh doanh. Bộ phận quản trị rủi ro có một cái nhìn toàn diện và rõ rang hơn đối với toàn bộ rủi ro của DN, do đó có thể giúp

các giám đốc kinh doanh đánh giá các kế hoạch tài trợ rủi ro

1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính tại Việt Nam

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính tại Việt Nam được rút ra từ nhiều bài học của các doanh nghiệp nước ngoài cả về thành công và thất bại:

Các doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tài chính.Sẽ có những sự khác nhau về hình thức của từng loại hình doanh nghiệp tuy nhiên bản chất của bộ phận này sẽ giữ vai trò thiết yếu trong việc áp dụng chiến

lược và hoạt động quản trị rủi ro tài chính, song song với đó là cầu nối truyền tải

thông điệp đến các bộ phận khác.

Ban lãnh đạo cần có kiến thức về tài chính và nắm rõ được các công cụ phòng ngừa, điều này giúp DN tự đánh giá được các vấn đề đang diễn ra nội tại trong

Công ty cũng như việc bám sát các chiến lược và mục tiêu trong DN mình.

Liên tục đánh giá lại các quyết định liên quan đến quản trị rủi ro tài chính,

điều này cũng đồng nghĩa với việc theo sát quá trình quản trị so với kế hoạch mục

tiêu đã đề ra của DN.

1.3.3 Bài học rút ra cho Công ty TNHH bê tông và xây lắp – Petrolimex Thứ nhất, thiết lập bộ phận quản trị RRTC. Công ty có thể cân nhắc những lựa chọn gồm (i) Thành lập bộ phận quản trị RRTC thuộc phòng quản trị rủi ro; (ii)

Thành lập bộ phận quản trị RRTC thuộc phòng quản trị tài chính; (iii) Bổ sung chức

năng quản trị RRTC cho các bộ phận quản trị hiện có; (iv) Sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị RRTC.

Thứ hai, về nhận dạng RRTC, các nhà quản trị Công ty có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như: Sử dụng bảng liệt kê; Phân tích báo cáo tài chính; Giao tiếp trong nội bộ tổ chức; Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp; Phân tích hợp đồng; Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ. Tuy nhiên, trước hết, cần quan tâm tới các dấu hiệu nhận dạng RRTC cơ bản (rủi ro thanh khoản, phá sản, rủi ro hối đoái...).

Thứba, để kiểm soát RRTC, nhà quản trị công ty trước hết cần xác định “khẩu vị rủi ro” của công ty, thấu hiểu môi trường kinh doanh và nguồn hiểm họa, thấu hiểu cấu trúc tài trợ, cấu trúc dòng tiền và đặc trưng kinh doanh của Công ty. Từđó,

có chính sách chủ động né tránh các giao dịch vi phạm “khẩu vị rủi ro”, ngăn ngừa tổn thất thông qua các thỏa thuận bảo lãnh hoặc chia sẻ rủi ro và tổn thất, quản trị

thông tin liên quan tới RRTC, chuyển giao RRTC bằng các thỏa thuận chia sẻ rủi ro hoặc bằng cách sử dụng các công cụ trên thị trường tài chính nhằm giảm thiểu RRTC tổ hợp.

1.4 Tổng quan chương I

Chương I đã khái quát các vấn đề về lý luận làm cơ sở cho những phân tích,

đánh giá tại doanh nghiệp cho các chương tiếp theo. Các khái niệm chính về rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính, phân loại và tác động rủi ro tài chính đến doanh nghiệp là những vấn đềđược đề cập chính trong Chương I.

Bên cạnh đó Chương I cũng đã đưa ra cá nội dung về cách đo lường, đánh giá và

kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

để có cái nhìn khách quan hơn trong việc phân tích hoạt động rủi ro tài chính tại Công ty TNHH bê tông và xây lắp Petrolimex.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTY TNHH BÊ TÔNG VÀ XÂY LẮP - PETROLIMEX 2.1. Giới thiệu Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex

2.1.1. Lch s hình thành và phát trin ca Công ty TNHH bê tông vàxây lp Petrolimex

Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex là công ty con của Công ty cổ

phần Tập đoàn xây lắp 1 – Petrolimex (PCC-1 Group), ra đời ngày 30/11/2011. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã tham gia xây dựng hàng trăm

công trình lớn nhỏ trong phạm vi các tỉnh phía Bắc như xây dựng công trình kho cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu, hệ thống đường ống xăng dầu quốc gia, bồn bể chứa xăng dầu với dung tích hàng triệu m3, sản phẩm hóa dầu, sản xuất cơ khi và

thiết bị xăng dầu, gia công chế tạo bồn bể áp lực, đóng xi-tec xăng dầy; gia công chế tạo kết cấu thép các chủng loại... Công ty đã từng bước mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thực hiện đầu tư nhà máy sản xuất cơ khí chế tại bồn bể áp lực cao, kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí khác với mục đích chế tạo các sản phẩm có chất lượng cao trước khi chuyển đến lắp đặt tại công trường nhằm tiết giảm chi phí và kiểm soát chất lượng, tiến độ hoàn thành sản phẩm. Công ty đang

áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống tiêu chuẩn AWS, ASME, DIN, JIT... của các nước tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản... Công ty đã hopwjt ác với một số nhà thầu nước ngoài để liên danh

đấu thầu các công trình có quy mô lớn. Nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế, Công ty đã và đang xúc tiến, nghiên cứu, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ra thịtrường trong nước và nước ngoài.

Ngành nghề kinh doanh:

- Xây lắp công trình: Công trình tiếp nhận, bồn chứa, vận chuyển, cấp phát xăng dầu và sản phẩm hóa dầu.

- Sản xuất cơ khí: Gia công kết cấu thép, bồn bể chứa xăng dầu.

- Thương mại dịch vụ: Cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà cửa, cung cấp vật tư, máy móc thiết bị chuyên ngành xăng dầu cho các công trình...

- Kinh doanh và đầu từ bất động sản: Quản lý, khai thác các dự án Bất động sản trong nước.

Tầm nhìn:

Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư và phát triển bền vững, Công ty phấn đấu trở thành đơn vị chuyên sản xuất và xây lắp các công trình có uy tín và vị thế trên thị trường Việt Nam và hướng ra thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng mọi công trình.

Công ty TNHH Bê tông & Xây lắp - Petrolimex là đối tác tin cậy của tất cả các đơn vị thi công công trình xây dựng... tại Việt Nam và khu vực.

Sứ mệnh:

Mang đến cho quý khách các sản phẩm dịch vụ hiệu quả, tiện lợi và nhanh nhất cho người sử dụng, góp phần mang lại sự thành công cho khách hàng. Ðịnh

hướng đào tạo và tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên.

Giá trị cốt lõi:

- Sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu

- Trí tuệ, sáng tạo là nền móng vững chắc của công ty.

- Sự đoàn kết và tính chuyên nghiệp là phương châm hoạt động.

- Bản sắc văn hóa là điểm tựa cho mọi hoạt động và là niềm tự hào của Công ty. - Sự nỗ lực và đóng góp của mỗi thành viên tạo nên cơ hội thăng tiến và xác định quyền lợi.

- Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh.

2.1.2. Cơ cấu t chc qun lý ca Công ty TNHH Bê tông và xây lp

Petrolimex

Công ty TNHH Bê tông và xây lắp – Petrolimex có cấu trúc với đầy đủ các phòng ban của các công ty như: Phòng kinh doanh; Phòng kỹ thuật; Phòng tài chính

– kế toán. Phòng tổ chức hành chính và Ban đầu tư nội bộ. Mỗi các phòng ban được chia làm nhiều khối chức năng và nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho quản trị công việc, quản trị nhân sự của Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tài chính của Công ty TNHH bê tông vá xây lắp Petrolimex (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)