Nguồn: Kinh nghiệm về quản trị rủi ro trên báo tapchitaichinh.vn b, Khái niệm quản trị rủi ro tài chính
Thực tế, hoạt động quản trị rủi ro nói chung và QTRRTC nói riêng không chỉ
giới hạn công cụ, kỹ thuật ở hoạt động mua bảo hiểm mà còn bao gồm các biện pháp, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và trong nhiều tình huống phải chuẩn bị
cho DN gánh chịu những tổn thất từ những rủi ro không thể tránh khỏi.
Một số quản điểm về quản trị rủi ro được đưa ra như: PGS.TS Nguyễn Thị
Quy (2005)[12]: “Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc
kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi
ro cũng như dự phòng vềtài chính đểbù đắp cho các tổn thất đó”.
Vì thế nội dung quản trị rủi ro tài chính cũng không thể có sự khác biệt. Các rủi ro tài chính như đã nêu ở phần trên là sự biến động hay sự khác biệt của lợi
(1). Nhận diện tất cả rủi ro có thể làm giảm giá
trị của doanh nghiệp
(2). Đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro có
thể xảy ra
(3.) Hình thành và lựa chọn những giải pháp quản trị rủi ro (4). Thực thi các giải pháp
đã chọn
(5). Giám sát thường xuyên hiệu quả của các phương pháp quản trị
nhuận thực hiện so với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp gắn liền với những biến
động của giá cả thị trường (lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa dịch vụ, giá cả
chứng khoán) và việc thực hiện các quyết định tài chính. Cùng với thời gian, nhận thức của con người vềQTRRTC đã có nhiều thay đổi. Theo quan điểm của Steven Li (2003)[14], QTRRTC là việc xác định mức độ rủi ro mong muốn, nhận dạng mức độ rủi ro DN hiện có, và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh hay các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực tế phù hợp với mức độ rủi ro mong muốn của DN. Cũng có ý kiến cho rằng QTRRTC là để tránh nguy cơ khánh
kiệt tài chính (financial distress) và các chi phí liên quan đến khánh kiệt tài chính.
1.2.1.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tài chính
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, quản trị rủi ro tài chính có ý nghĩa
quan trọng, quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Quản trị rủi ro tài chính là công cụ quan trọng để các chủ sở hữu và các chủ thể quản lý thực hiện mục tiêu trong quá trình quản lý. Mục tiêu của doanh nghiệp trên góc độ kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, trên góc độ tài chính là tối đa hoá giá trị cho chủ sở hữu hay tối đa hoá giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường. Tuy nhiên khả năng sinh lời lại luôn gắn với rủi ro, những dự án mang lại khảnăng sinh lời cao thì rủi ro lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường quản trị rủi ro tài chính thông qua việc nhận diện, đánh giá, kiểm soát và tài trợ rủi ro để đạt được các mục tiêu của mình. Do đó sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, quản trị rủi ro tài chính vừa là yếu tố khách quan, vừa là biện pháp cần thiết hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, quản trị rủi ro tài chính là căn cứ quan trọng, cần thiết để doanh nghiệp đưa ra và lựa chọn các quyết định tài chính của doanh nghiệp.
Thứ ba, quản trị rủi ro tài chính được coi như là một bộ phận không thể tách rời trong quản trị chiến lược và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là quản trị chiến lược hay quản trị kinh doanh của doanh nghiệp sẽkhông đầy
cân bằng giữa khảnăng sinh lời và rủi ro trong mọi hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro giúp tăng khảnăng:
• Đặt mục tiêu mức độ chịu rủi ro và chiến lược kinh doanh;
• Tối thiểu hoá những bất ngờ trong hoạt động và do đó là thua lỗ;
• Tăng cường các quyết định phản ứng với rủi ro;
• Quản trị nguồn lực cho phòng chống rủi ro;
• Xác định và quản trị những rủi ro bao trùm toàn công ty;
• Liên kết mức tăng trưởng, rủi ro và lợi nhuận;
• Xác định mức vốn cần huy động;
• Nắm bắt thời cơ.
Do đó, lợi ích của quản trị rủi ro là: tăng hiệu quả kinh doanh, hiệu lực tổ
chức, và báo cáo về rủi ro tốt hơn.
1.2.2 Các nội dung của quản trị rủi ro tài chính
1.2.2.1 Quy trình quản trị rủi ro tài chính
Quy trình quản trị rủi ro được minh họa trong Hình 1. Chu trình quản lý rủi ro tài chính là một vòng tròn kín bắt đầu với việc xác định rủi ro tài chính theo cách tham khảo tổ chức mục tiêu rồi chuyển qua các giai đoạn thực hiện sau đó đánh giá
lại và thực hiện việc kiểm soát.
Điểm khởi đầu là sự hiểu biết chung về phạm vi và các loại rủi ro tài chính mà một tổ chức có thể gặp phải khi theo đuổi các mục tiêu chiến lược cụ thể của mình