Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 109)

7. Bố cục luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về thực phẩm chức năng

3.2.6. Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết

chuyên viết về mảng thông tin y dược

Qua kết quả phỏng vấn sâu các phóng viên, biên tập viên chuyên khai thác thông tin về thực phẩm chức năng hầu hết họ đều cho rằng khó khăn lớn nhất khi thực hiện những tác phẩm báo chí về đề tài này chính là việc thiếu kiến thức chuyên mơn về y dược, sức khỏe, luật an tồn thực phẩm hạn chế do họ không được đào tạo một cách chuyên biệt.

Người làm báo phải khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, vì làm báo chức chất là làm chính trị. Thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí cách mạng, tránh đưa sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Đặc biệt với tình hình náo loạn thị trường thực phẩm chức năng là hàng giả của trong nước và nước ngồi đang có diễn biến hết sức phức tạp, cho nên thiết nghĩ mỗi nhà báo cũng cần phải biết một thứ tiếng ngoại ngữ để có thể đọc hiểu báo chí nước ngồi, từ đó nắm bắt được tình hình, thực trạng thơng tin thực phẩm chức năng ở nước ngồi để có những thơng tin tư vấn, chỉ dẫn chính xác, có hiệu quả chiều sâu cho người đọc trong việc lựa chọn thực phẩm chức năng đảm bảo được lợi ích và yêu cầu sức khỏe cho cộng đồng xã hội. Đặc biệt, mỗi cá nhân nhà báo phóng viên chuyên viết về thông tin thực phẩm chức năng cần phải thường xuyên học tập,cập nhập những văn bản pháp luật liên quan đến y dược.

Chúng tôi nhận thức rằng để thông tin thực phẩm chức năng trên báo điện tử có hiệu quả, được cơng chúng bạn đọc đón nhận thì các cơ quan báo chí cần phải bám sát các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai của bộ, ngành có liên quan đến đời sống con người; kịp thời thông tin thu thập thông tin về thực phẩm chức năng thơng qua các thể loại, thể tài, báo chí phù hợp trên báo điện tử.

Theo chúng tơi, một trong những nguyên nhân truyền thông trong lĩnh vực y dược nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng đạt hiệu quả chưa

cao là do các cơ quan báo chí chưa có những phóng viên nhà báo chuyên nghiệp viết về lĩnh vực này. Các khoa đào tạo phóng viên, biên tập viên hiện nay tại các trường học viện, đại học chủ yếu dạy về lý thuyết , các thể loại, thể tài của báo chí nói chung mà chưa đào tạo chuyên ngành, như: phóng viên chuyên viết về mảng kinh tế, văn hóa, xã hội, nơng nghiệp, cơng nghiệp, y tế, luật pháp, chính trị an ninh quốc phòng... Do vậy, nhiều thông tin mới chỉ dừng lại ở biểu hiện của sự kiện vấn đề mới, chưa phân tích sâu bản chất của sự kiện.

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng thông tin tác động của thực phẩm chức năng đến đời sống của con người, phóng viên và các cơ quan báo điện tử cần tiếp tục triển khai những nội dung sau:

- Thứ nhất là cần phải bám sát các sự kiện, thông tin kịp thời những biến động của thị trường sản phẩm thực phẩm chức năng thông qua các thể tài báo chí như: tin, phản ánh, phóng sự, phỏng vấn.... bài viết cần hạn chế việc đưa số liệu rườm rà, tránh trường hợp liệt kê số liệu, gây khó khăn cho người đọc. bài viết khơng nên quá dài mà chỉ nên từ 1000 đến 1200 chữ là vừa đủ. Để bài viết tăng tính hấp dẫn nhà báo có thể kết hợp với video hiện trường, đồ thị, ảnh, box thơng tin.

- Tít bài nên ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vào vấn đề, vừa hấp dẫn, vừa bao quát được nội dung bài viết.

- Kèm theo các bài phản ánh của phóng viên là những bài phỏng vấn các nhà quản lý có trách nhiệm hoặc bài viết của các chuyên gia phân tích về những giải pháp thích ứng với tình hình thơng tin về thực phẩm chức năng. Ví dụ: là những phát hiện của chi cục quản lý thị trường về công ty dược phẩm A bị phạt vì quảng cáo thơng tin sai sự thật; sản phẩm A bị thu hồi vì qua kiểm tra sản phẩm đó là hàng giả...

- Tăng cường việc mở các lớp đào tạo về lĩnh vực y dược và pháp luật nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng. Cần tổ chức thường xuyên và cung cấp thông tin qua mỗi đợt tập huấn.

- Xuất bản cẩm nang thông tin về thực phẩm chức năng. Đưa nội dung thông tin về thực phẩm chức năng vào giảng dạy tại các khoa báo chí vào năm cuối.

Là một nhà báo khơng chỉ nắm vững kiến thức chun mơn mà cần có những kiến thức xã hội và vốn sống phong phú. Chịu được tác động áp lực tác động từ nhiều phương diện của xã hội. Không ngừng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thông tin của cơng chúng độc giả. Hình thành thói quen đọc báo mỗi ngày để tìm hiểu những góc cạnh mới lạ của cuộc sống, khai thác được những vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Việc tiếp nhận thông tin về thực phẩm chức năng phải được chắt lọc, lựa chọn, suy nghĩ, đánh giá, phân tích từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Phóng viên nhà báo cần được đào tạo một cách bài bản, thường xuyên được tập huấn, được làm việc trong môi trường thuận lợi. Vấn đề thông tin về thực phẩm chức năng ngày nay không chỉ dừng lại ở nhu cầu đưa được thơng tin của độc giả về tình hình, sự kiện, vấn đề một cách đơn giản mà địi hỏi được thơng tin nhiều chiều, đa dạng. Do đó, các tác phẩm báo chí cần được phân tích, lí giải thỏa đáng, sâu sắc với cái nhìn mới mẻ, trí tuệ, đáp ứng được nhu cầu thơng tin của độc giả.

Trong thời đại hội nhập quốc tế như ngày nay, việc trau dồi và nâng cao trình độ ngoại ngữ, pháp luật là điều cần thiết, đặc biệt là những người làm báo thì càng địi hỏi phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Để nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhập thơng tin nước ngồi báo báo, đài, mạng internet.

Việc thông tin về thực phẩm chức năng diễn ra không phải trong một năm, hai năm mà nó diễn ra thường xuyên và lâu dài.

3.2.7. Tăng cường sự hợp tác, cung cấp thông tin giữa báo chí, chuyên gia, và các ngành quản lý

Nguyên tắc vàng cho mối quan hệ này là uy tín và đạo đức người làm báo trong việc đảm bảo tôn trọng sự thật khi viết, tạo niềm tin cho người hợp tác, tích cực hỗ trợ họ trong các thơng tin về chính sách, pháp luật. Người làm báo phải ln hài hịa lợi ích đơi bên – nhà báo tìm hiểu được vấn đề, có tư liệu viết bài cịn nhà quản lý thì có thể bán được nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng đến được với khách hàng trong cộng đồng xã hội. Việc phát huy những mặt tích cực giữa cơ quan báo chí và các nhà chuyên gia, doanh nghiệp.

Nhà báo phải trở thành cầu nối quan trọng với các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước về dược phẩm và còn phải thường xuyên tiếp xúc thực tế, lắng nghe ý kiến của họ. Có như vậy, nhà báo mới lựa chọn được những đề tài thiết thực, phù hợp theo từng thời điểm.

Với các chuyên gia là đội ngũ vô cùng quan trọng trong việc chỉ dẫn hướng dẫn sử dụng các loại thực phẩm chức năng một cách khoa học, hiệu quả. Tuy nhiên không phải là người chuyên gia nào cũng có đủ thành thục trong việc đưa dẫn thông tin về thực phẩm chức năng cho cơng chúng báo chí. Có những nhà chun gia có kiến thức rất sâu rộng, am hiểu cặn kẽ vấn đề nhưng khả năng diễn đạt không tốt, dùng từ ngữ khó hiểu... khiến cho việc tiếp nhận thơng tin của bạn đọc gặp khó khăn. Vì vậy, cơ quan báo chí phải chú trọng vào mối quan hệ này, có những điều chỉnh phù hợp để có được những chỉ dẫn đầu tư phù hợp với công chúng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trước những vấn đề đặt ra về việc thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử hiện nay bao gồm: số lượng các tác phẩm thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử hiện nay còn hạn chế; nội dung các tác phẩm thơng tin về thực phẩm chức năng cịn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của cơng chúng. Rất ít bài viết có tính chun sâu hay các bài viết có ý kiến của chuyên gia y dược, số bài viết còn trùng lặp khá nhiều. Nội dung còn chung chung chứ chưa thực sự nhấn mạnh vào được những kiến thức cần thiết để cơng chúng có thể dễ dàng thay đổi nhận thức, hành vi sử dụng thực phẩm chức năng khoa học, có lợi cho sức khỏe cho bản thân, gia đình; hình thức các thông tin về thực phẩm chức năng trên hầu hết các báo chỉ sử dụng tin là chủ yếu. Chính vì vậy mà thơng tin về thực phẩm chức năng chưa thực sự phong phú và đa dạng để thu hút hay hấp dẫn cơng chúng báo chí; cách đưa tin một cách tràn lan khơng có chun mục rõ ràng hay chuyên biệt, khiến cơng chúng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm những thơng tin mà họ cần; sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí và lĩnh vực y dược chưa thực sự chặt chẽ; đội ngũ phóng viên viết về mảng thông tin về thực phẩm chức năng cịn chưa được đào tạo về chun mơn y dược, luật pháp.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá những vấn đề đó, chương 3 của luận văn tác giả tập trung nêu ra các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử như:

- Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và chủ thể tham gia thông tin về thực phẩm chức năng.

- Đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử.

- Xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhập liên tục thông tin về thực phẩm chức năng.

- Tăng cường các bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, chuyên gia về các sản phẩm thực phẩm chức năng.

- Phát triển nội dung các bài viết tư vấn, chỉ dẫn về thực phẩm chức năng cho cộng đồng.

- Mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chun viết về mảng thơng tin y dược.

- Tăng cường sự hợp tác, cung cấp thơng tin giữa báo chí, chun gia, và các ngành quản lý.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, khơng một khía cạnh nào của sự phát triển kinh tế - xã hội có thể tách rời hoạt động truyền thơng. Ở một chừng mực nhất định, sự phát của hoạt động truyền thơng, trong đó có báo chí và vai trị của nó là thước đo của sự phát triển xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin, nhu cầu chia sẻ thơng tin của các nhóm xã hội ngày một cao hơn. Đối với vấn đề thông tin về thực phẩm chức năng cũng vậy, truyền thông là tác nhân quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Báo điện tử là loại hình báo chí có khả năng cập nhập thơng tin nhanh chóng, có sức lan tỏa tồn cầu, có khả năng tích hợp đa phương tiện để chuyển tải công chúng hệ thống thông tin phong phú, đa dạng, nhiều dữ liệu và hấp dẫn. Chính vì vậy, tận dụng lợi thế của báo điện tử trong thông tin về thực phẩm chức năng đã đem lại hiệu quả cao.

Qua kết quả khảo sát phân tích sản phẩm báo điện tử mang thơng tin về thực phẩm chức năng kết hợp với phỏng vấn sâu và thu thập ý kiến của công chúng trong phạm vi nghiên cứu nhất định, tác giả luận văn đã lần lượt giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra của luận văn như sau:

Luận văn đã giới thuyết khái niệm về thông tin, quan niệm chung về thực phẩm chức năng, báo điện tử và lợi thế của báo điện tử trong thông tin về thực phẩm chức năng; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về truyền thơng về thực phẩm chức năng; vai trị của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng trong thơng tin về thực phẩm chức năng; các yếu tố cấu thành thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử; Giới thiệu về các báo thuộc diện khảo sát: Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống.

Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã giới thuyết, chúng tơi đã tiến hành khảo sát thực trạng thông tin về thực phẩm chức năng trên 03 báo thuộc diện khảo sát: Vnexpress, Dân trí, Sức khỏe đời sống từ tháng 1/2018-12/2108.

sát đã làm tốt chức năng cung cấp thông tin về thực phẩm chức năng một cách nhanh chóng, kịp thời, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của cơng chúng độc giả. Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế nhất định về việc cung cấp thông tin mang tính chuyên sâu, chuyên biệt và sự thu hút của độc giả.

Trên cơ sở khảo sát rút ra những mặt tồn tại, hạn chế của thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử, chúng tôi cũng đã đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan báo chí trong việc nâng cao chất lượng thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử trong thời gian tới: cơ quan báo chí cần thực hiện tốt vai trị, trách nhiệm, chủ động tích cực trong việc thơng tin về thực phẩm chức năng; cần phải đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm thông tin về thực phẩm chức năng; xây dựng chuyên mục riêng, dành ưu tiên và cập nhập liên tục thông tin về thực phẩm chức năng; tăng cường các bài viết chuyên sâu của các nhà khoa học, chuyên gia về các sản phẩm thực phẩm chức năng; phát triển nội dung các bài viết tư vấn, chỉ dẫn về thực phẩm chức năng cho cộng đồng; mở các lớp đào tạo, tập huấn, mở rộng đội ngũ phóng viên chuyên viết về mảng thông tin y dược; tăng cường sự hợp tác, cung cấp thơng tin giữa báo chí, chuyên gia, và các ngành quản lý. Kết quả nghiên cứu cũng có những đóng góp trong q trình thực hiện cơng tác truyền thơng, nhất là về lĩnh vực y dược hiện nay.

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong các tổ chức hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe, phát triển thông tin trên báo điện tử thời gian tới, đặc biệt là những người làm công tác truyền thông về vấn đề này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu này có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo như cải tiến các phương pháp, cách thức thông tin về về thực phẩm chức năng giữa cơ quan y - dược với cơ quan báo chí để cơ quan báo chí thơng tin một cách chính xác, nhanh chóng nhất, đồng thời mở rộng việc nghiên cứu trên một loại hình báo chí khác như: báo in, phát thanh, truyền hình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngơn ngữ báo chí, Nxb Lao

động xã hội, Hà Nội.

2. Báo cáo hội nghị khoa học quốc tế thực phẩm chức năng lần thứ 2

(2018), Nxb Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2004), Thông tư số 08/2004/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý

các sản phẩm thực phẩm chức năng:

http://hethongphapluatvietnam.net/thong-tu-08-2004-tt-byt-huong-dan-viec- quan-ly-cac-san-pham-thuc-pham-chuc-nang-do-bo-y-te-ban-hanh.html

4. Bộ Y tế (2010), Luật an tồn thực phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BYT hướng dẫn quảng cáo sản

phẩm thực phẩm chức năng:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-08-2013-TT-BYT- huong-dan-quang-cao-thuc-pham-Bo-Y-te-quan-ly-175924.aspx

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)