Thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 58 - 61)

7. Bố cục luận văn

2.2. Nội dung thông tin về thực phẩm chức năng trên các báo điện tử

2.2.1. Thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức

phẩm chức năng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và không cho phép

Ngày nay, thực phẩm chức năng ngày càng trở nên quen thuộc với người dân Việt nam và được nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, phần đông người tiêu dùng hiện nay chưa có hiểu biết rõ về các quy định về việc sử dụng loại thực phẩm này được nhà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử dụng, kinh doanh mua bán. Nắm bắt được những vấn đề bức thiết này, thời gian qua báo chí đã có những thông tin trên các phương tiện nhằm phổ biến cho nhân dân biết đến, cụ thể:

Trên báo điện tử Vnexpress ngày 13/6/2018 “Nhiều thực phẩm bổ sung không phép bị thu hồi” tác giả Phương Trang đã đưa tin “Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Vinanusoy cũng bị thu hồi 23 sản phẩm. Trong đó có 6 sản phẩm sản xuất, lưu hành nhưng không công bố. Cụ thể gồm các thực phẩm bổ sung Mooncare pedia; Mooncare IQ Grow; Mooncare infant formula; Maxsure số 1, 2 và 3. Các sản phẩm trên không được tiếp tục lưu hành sau khi công bố”.

Trên báo điện tử Dân trí ngày 18/9/2018 có bài “Buộc kê khai giá 3 loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ em” tác giả Tú Anh đã đưa tin trích dẫn Thông tư mới quy định Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá, có 3 nhóm sản phẩm phải quy định: “Theo quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá bao gồm 03 loại thực phẩm chức năng: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Thực phẩm dinh dưỡng y học; Thực phẩm bổ sung, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36

tháng tuổi”.

Bài viết “Kratom: Thực phẩm chức năng hay thuốc gây nghiện?” ngày 4/4/2018 TS.BS Trần Bá Thoại - Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam đã có những lý giải về thực phẩm chức năng này đang nằm trong danh sách được nhà nước ta cho phép sử dụng hay không? Vì gần đây, Kratom được giới thiệu là thực phẩm chức năng làm hưng phấn, tăng lực, chống mệt mỏi đã bắt đầu được “xách tay” vào nước ta. Theo lí giải của TS.BS Trần Bá Thoại thì “nhiều bang ở Hoa Kỳ đã dần dần cấm sử dụng nó như Indiana, Tennessee và Vermont…Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhận định klatom có những tác dụng xấu cho sức khỏe như thuốc phiện (morphine like), bao gồm suy hô hấp, ảo giác, buồn nôn, nôn mửa. Do đó, FDA đã từ chối cấp phép lưu hành các thực phẩm chức năng hay thuốc Đông dược có thành phần từ lá kratom và yêu cầu các cơ quan chức năng tịch thu các lô hàng nhập khẩu có chứa kratom. Từ tháng 10/2016, Cơ quan Bài trừ Ma túy Hoa Kỳ (Drug Enforcement Administration DEA) cũng đã xếp kratom vào Bảng 1 (nghiêm cấm sản xuất, mua bán dưới mọi hình thức) và hai năm sau, tháng 10-2018, nếu không có phản biện tin cậy hoặc FDA gỡ bỏ lệnh cấm thì việc xếp bảng này được thực hiện vĩnh viễn. Hiện nay, ngoài Hoa Kỳ nhiều nước khác như: Liên minh châu Âu EU (2011), Úc và Tân Tây Lan (2015), Canada (2016), Anh (2016), và 16 quốc gia khác đã cấm kratom”.

Trên báo điện tử Sức khỏe đời sống ngày 23/7/2018 có bài “Cục ATTP yêu cầu truy tìm thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm Sibutramine” của tác giả Thái Bình đã đưa tin về việc cấm sản phẩm thực phẩm chức năng giảm béo có chất Sibutramine. Theo tác giả bài báo: “Hoạt chất Sibutramine là chất cấm, đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (AMEA), cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan quản lý dược một số nước trên thế giới khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch đối với các thuốc chứa hoạt chất này. Vì vậy ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế đã ban hành công văn về việc ngừng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu

Sibutramine. Tiếp theo đó, ngày 14/4/2011 Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramine do có tác dụng không mong muốn và quyết định về việc rút số đăng ký của tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra khỏi Danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam”.

Bài “Nguy hại từ chất cường dương trong thực phẩm chức năng” ngày 25/6/2108 tác giả Thái Bình đã đưa tin về sản phẩm Avena plus do Công ty TNHH Medistar Việt Nam sản xuất đã chứa chất cấm sildenafil: “Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, vừa tạm dừng lưu thông lô sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) có kết quả kiểm nghiệm mẫu không đạt chất lượng của Công ty TNHH XNK Thiết bị y tế Minh Bang Việt Nam. Lô sản phẩm TPCN bảo vệ sức khỏe Uy Mãnh Nang, số lô 0116, NSX:20/01/2016, HSD: 19/01/2019 của Công ty TNHH XNK Thiết bị y tế Minh Bang Việt Nam, địa chỉ: Số 709 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội (nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Liên, địa chỉ: lô H6, đường D5, KCN Hòa Xá, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) có chỉ tiêu không đạt: dương tính với chất sildenafil - một loại chất kích dục”.

Như vậy, qua khảo sát có thể khẳng định cả 03 tờ báo được chọn khảo sát đã bám sát hoạt động thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức năng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và không cho phép. Mỗi thông tin mở ra cho người dân – người mong muốn sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có những định hướng, lựa chọn những sản phẩm thực phẩm chức năng đúng đắn và chính xác hơn.

Đánh giá về chất lượng tin bài liên quan đến nội dung thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức năng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và không cho phép của độc giả như sau (xem biểu đồ 2.3):

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy thông tin hướng dẫn người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm chức năng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cho phép và không cho phép được công chúng đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt chiếm tỉ lệ khá cao, đối với báo điện tử Vnexpress là 48,3%, báo điện tử Dân trí là 64,3%, báo điện tử Sức khỏe đời sống là 45%; ở mức độ bình thường được công chúng nhận xét có tỉ lệ cao nhất thuộc về báo điện tử Sức khỏe đời sống (36,7%), tiếp đến là báo điện tử Vnexpress (31,7%) và báo điện tử Dân trí (23,3%); về mức độ kém nhìn chung được công chúng đánh giá với tỷ lệ nhỏ nhất từ 2,3%-5%; tỉ lệ không biết tập trung cao nhất ở báo điện tử Vnexpress (16,7%), báo điện tử Dân trí (10%) và báo điện tử Sức khỏe đời sống (13,3%).

Biểu đồ 2.3.Đánh giá của công chúng độc giả về chất lượng thông tin HDNTD về các sản phẩm TPCN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho

phép và không cho phép trên 03 tờ báo được khảo sát (Nguồn: Khảo sát công chúng của tác giả luận văn tháng 1/2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin về thực phẩm chức năng trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)