Tỷ lệ nhóm chủ đề trên trang Nghề báo năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 46 - 61)

Từ thống kê trên có thể thấy rằng, tỷ lệ chủ đề trên chuyên trang nghề báo không đồng đều. Trong đó, chân dung nhà báo chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2011: 34,5%, năm 2012: 33,7%) và văn bản chính sách về báo chí chiếm tỷ lệ thấp nhất ( năm 2011: 11,5%, năm 2012: 11,5%); thông tin về hoạt động báo chí cũng tương đối nhiều và kinh nghiệm nghiệp vụ báo chí ở mức trung

bình… Xét về góc độ tổng thể, trên phương diện khách quan thì tỷ lệ nhóm chủ đề trên chuyên trang hiện nay cơ bản hợp lý, đúng với nhiệm vụ tuyên truyền và tính chất của chuyên trang trên tờ báo tuần.

Việc thống kê và chia tỷ lệ trên chuyên trang chỉ mang tính tương đối bởi trong một tác phẩm báo chí đôi khi chứa đựng được nhiều chủ đề, nhiều góc độ, nhiều ý tưởng. Chẳng hạn như một bài phỏng vấn về Tổng biên tập một tờ báo xung quanh sự ra đời của tờ báo đó thì có thể đạt được cả ba chủ đề: thông tin về hoạt động báo chí, chân dung một nhà báo, nhà quản lý và cả những kinh nghiệm “bếp núc” làm nghề để tạo dựng thương hiệu cho tờ báo đó.

Tuy vậy, dựa trên việc khảo sát, những chủ đề cụ thể trên chuyên trang nghề báo trong hai năm 2011 – 2012 được xây dựng như sau:

2.2.1.1 Các hoạt động báo chí được phản ánh phong phú, sinh động

Với đặc thù là tờ báo xuất bản tuần/1 số, mỗi số có 1 trang nghề báo (trừ số báo đặc biệt kỉ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21.6); số báo kỉ niệm ngày thành lập HNBVN (21.4); số báo tết Dương lịch và tết Âm lịch) thì tỷ lệ này tăng lên gấp nhiều lần. Số lượng tin bài trên chuyên trang cơ bản không nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy rằng thông tin trên chuyên trang rất đa dạng, phong phú, phản ánh được nhiều góc cạnh của hoạt động báo chí. Trên hầu hết các số báo rất nhiều tin tức hoạt động trong làng báo được phản ánh dưới hình thức các thể loại như tin, bài phản ánh, thậm chí phỏng vấn về các hội thảo, hoạt động tổng kết, hội báo Xuân các tỉnh, Giải báo chí Quốc Gia, chương trình đào tạo Nghiệp vụ báo chí, giới thiệu các cuốn sách mới của các nhà báo, sự ra đời của một số tờ báo mới…

Chẳng hạn như trên số 10/2011 có thông tin “HNB tỉnh Lạng Sơn tặng báo Xuân cho đồn biên phòng Pò Mã” dưới hình thức đưa tin; trên số 11/ 2011 có “Hội thảo nâng cao vai trò chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo địa

phương thông qua một loạt các phỏng vấn các Chủ tịch, Phó Chủ tịch HNB địa phương về những trăn trở của họ trong công tác, hay tin tức về Hội Nhà báo Hải Phòng kỉ niệm 55 năm ngày thành lập; số 13/2011 có tin tức về Hội Nghị toàn thể Câu lạc bộ Ảnh báo chí; số 16/2011 trang nghề báo dành nhiều thời lượng cho việc phản ánh một cách đa dạng và phong phú hoạt động của các HNB địa phương thông qua bài viết “Vững bước trên chặng đường mới”; số 17/2011 tin tức về việc HNBVN tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011 được đưa đậm nét trong bài phản ánh “Quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho những người làm báo”; số 18+19/2011 với nhiều thông tin về hoạt động báo chí dưới các tin tức với tựa đề: hoạt động tại khu di tích lịch sử HNBVN, Hiệp hội truyền hình trả tiền ra đời, Bồi dưỡng kiến thức tài chính tiền tệ cho báo chí…; số 20/2011 thông tin về Sơ khảo giải báo chí quốc gia năm 2010; số 20/2011 có tin về đào tạo kỹ năng đưa tin về môi trường…; trên số 18+19/2012 hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012 của HNBVN trong bài phản ánh “Tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của HNBVN”; cùng với một số tin tức như: Đoàn cán bộ HNBVN hành hương về nguồn, Chính thức ra mắt hội truyền thông số Việt Nam…

Với việc đưa những thông tin về hoạt động báo chí, trang nghề báo phần nào giúp độc giả có cái nhìn toàn diện, tổng quan về sự phát triển chung của báo chí trong nước. Một cách khách quan, thông tin về hoạt động của làng báo đã được phản ánh khá đa dạng và dưới nhiều hình thức phong phú mà phần lớn là các tin tức thời sự cập nhật hàng tuần. Điều này khẳng định việc bám sát đời sống báo chí của chuyên trang, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về tính thời sự, kịp thời cần thiết. Từ đó giúp những nhà nghiên cứu báo chí, những nhà báo nắm vững hơn tình hình hoạt động nghề nghiệp, có thêm những kiến thúc bổ ích để trau dồi vốn hiểu biết của mình hoặc trong nhiệm vụ nghiên cứu.

2.2.2.2 Trao đổi những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu

Điểm nhấn nổi bật về nội dung của chuyên trang chính là những chia sẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp. Thông qua những chân dung nhà báo, hậu trường tác nghiệp báo chí, những cuộc trò chuyện…hay có thể gọi nôm na là “chuyện bếp núc” làng báo...trang nghề báo mang lại sự thú vị và hào hứng đối với người đọc.

Với tiêu chí là diễn đàn của người làm báo cả nước, những hậu trường nghề nghiệp được coi là món “đặc sản” mà trang Nghề báo quan tâm và kì vọng. Với những kinh nghiệm trong tác nghiệp, trang Nghề báo đã tạo ra được diễn đàn nghề nghiệp bổ ích. Qua đó, giúp cho độc giả hiểu hơn về công việc của những tổng biên tập, nhà quản lý, các phóng viên nghị trường, thường trú, kinh tế, văn hóa, giáo dục…Có thể khẳng định rằng sự sinh động từ nhân vật, câu chuyện “bếp núc” làm báo đã tạo nên một chuyên trang giàu sức hút. Chẳng hạn như, nghề tổng biên tập được nhà báo Nguyễn Thành Phong – Tổng Biên tập báo Lao động và Xã hội chia sẻ trong bài “Tổng biên tập phải vừa chạy …vừa ngó nghiêng” (số 33/2012) rằng: Phải nói rằng, nghề tổng biên tập hiện nay là một nghề khó. Bởi vì báo chí hiện nay chịu sự cạnh tranh rất lớn. Thời nay là thời của những cơn lốc truyền thông, thông tin bủa vây người đọc, đuổi theo người đọc để giành giật công chúng. Làm tổng biên tập chúng tôi đâu chỉ đuổi theo mà nói thực, phải vừa chạy vừa ngó nghiêng đấy. Ngó nghiêng ở đây là phải làm sao để phát triển kinh tế báo chí, nâng cao chất lượng đời sống nhân viên. Bạn cứ tưởng tượng, tôi làm tổng biên tập hai tòa soạn, phải trả lương cho khoảng 100 người. Như vậy thì một tháng tôi phải kiếm ra khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi mới có thể đủ trang trải.

Trên số báo 25+26/2012 là số báo đặc biệt kỷ niệm 87 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam trang Nghề báo tăng lên 2 trang với chuyên đề về “Nghề thư ký tòa soạn”. Trong chuyên trang đặc biệt này là những chia sẻ cởi

mở chân tình của các nhà báo nhiều kinh nghiệm. Cụ thể như phỏng vấn: nhà báo, đại tá Nguyễn Hồng Thái - nguyên Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân (hiện nay là Tổng biên tập NXB Công An Nhân Dân): Thư ký tòa soạn như một chiếc… nắp cống. Trong bài viết, nhà báo Hồng Thái chia sẻ những trải nghiệm, kinh nghiệm của một thư ký tòa soạn trong mối quan hệ với phóng viên, biên tập viên tại tòa soạn, từ đó độc giả có thể hiểu hơn về công việc của người thư ký tòa soạn được ví như “một chiếc nắp cống” này. Ông chia sẻ: Làm sao có thể làm vừa lòng tất cả phóng viên, vừa lòng tất cả mọi người? Chỉ làm hài lòng những ai đạt “chuẩn”, chí ít là “chuẩn” của số báo ngày hôm đó. Tất nhiên, trong tác nghiệp, có lúc chúng tôi cũng xử lí chưa thật chuẩn, để xuất hiện những phản ứng trái chiều. Điều đó thật khó tránh khỏi trong nghề nghiệp, nhất là báo ra hàng ngày cần phải quyết định nhanh. Nhưng chúng tôi biết nhận ra khiếm khuyết và công khai hóa để sửa chữa. Nhưng nguyên tắc chung nhất là vì uy tín tờ báo, vì bản sắc tờ báo theo chỉ đạo của TBT, nên chúng tôi không ngại những…va chạm đó. Mình phấn đấu đừng lồng tính cá nhân vào là được. Suốt chặng đường nhiều năm tôi đã cố gắng hài hòa mối quan hệ đó với các phóng viên. Mới đầu, tưởng mình “oai”, cũng có thể có một chút “cửa quyền”, nhưng bị Tổng biên tập “mắng” cho một trận tơi bời, nên “tỉnh” ra, tự điều chỉnh mình. Có một cảm giác phóng viên sợ mình, nể mình nhưng chưa phục, chưa trọng mình. Rồi dần dần, có nhiều kinh nghiệm, tôi minh bạch, công khai hóa và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước mọi cuộc họp và thẳng thắn trao đổi, chia sẻ với phóng viên để hai bên cùng hỗ trợ nhau…Đó là cách tôi rút gần từ sự ngại đến gần gũi để giao thoa trong tâm lý mỗi phóng viên đối với mình.

Hay cũng trong chuyên trang số này, trong bài “Nghề thư ký tòa soạn: chuyện của những người đi trên dây”, là một loạt các phỏng vấn ngắn đa dạng mà qua đó có thể hình dung về nghề thư ký tòa soạn vô cùng quan trọng

nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, như nhà báo Đình Chúc – nguyên là Thư ký tòa soạn báo Lao động (hiện là Phó Tổng biên tập báo Lao động) khẳng định: Nghề thư kí như người đi trên dây vậy, nếu đi nhanh quá cũng ngã, đi chậm quá cũng ngã, dừng lại cũng ngã, hụt chân cũng ngã. Thư kí tòa soạn giỏi là phải cố gắng đi nhanh nhưng không được ngã... Cứ tưởng tượng như vậy thì thấy nghề thư kí tòa soạn nhọc nhằn, nguy hiểm và nhiều áp lực đến thế nào... Đó là khi họ xử lí các vấn đề nhạy cảm. Các vấn đề liên quan đến đối ngoại, tiêu cực, an ninh... nếu không "chắc tay" sẽ rất dễ vi phạm và nhầm lẫn. Nhiều vấn đề có thể nói là đòn "cân não", đưa nhanh thì cạnh tranh cao hơn nhưng lại dễ sai sót, còn chậm thì thông tin nguội, nguy hại cho tờ báo.

Những kinh nghiệm quý báu được đưa ra thông qua những cuộc trò chuyện chân tình của những người làm báo nổi tiếng. Họ chia sẻ về việc làm thế nào để có được những bài báo để đời, được công chúng và đồng nghiệp ghi nhận. Cụ thể như trên số 6/2011 có bài phỏng vấn nhà báo Nguyễn Như Phong với tít “Tôi không muốn làm một ông quan báo” có đoạn ông chia sẻ kinh nghiệm rằng: Tôi cũng không còn nhớ hết. Giải báo chí toàn quốc (trước đây) và nay là Giải Báo chí Quốc gia của Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tôi cũng được 6,7 lần gì đó…còn các giải thưởng về tiểu thuyết, phim, truyện, kí…ở các tờ báo khác thì cũng có một số…Nhưng tất cả chỉ nói lên một điều, tôi là một người lao động cần cù, chịu viết. Cứ viết mãi thì trong một mớ bài báo không ra gì cũng sẽ có những bài được bạn đọc chú ý và có những bài chất lượng tốt thì được giải thưởng thôi. Cũng thông qua bài phỏng vấn nhà báo, TS. Đỗ Chí Nghĩa – nguyên Tổng biên tập Thời báo Doanh nhân nay là Chủ nhiệm khoa Quan hệ Công chúng và PR, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bài “Chúng tôi lặng lẽ để có những độc giả trung thành” trên số 33/2011, ông chia sẻ một khía cạnh nhỏ về kinh nghiệm nghề nghiệp: Tôi

cũng cho rằng thực tế đang có những đổi thay. Ngày xưa, những bài bình luận lớn thường gắn với tên tuổi của những cây bút bình luận lớn. Những cây cao bóng cả trong làng báo mới viết được xã luận, bình luận vì gắn với quan điểm của tòa soạn. Nhưng bây giờ báo chí đang có một xu hướng khác: xu hướng khuyến khích nhiều phong cách viết bình luận, đa dạng hóa đề tài bình luận, thậm chí giản dị hóa các vấn đề bình luận. Không phải là những thứ “đao to búa lớn” mà có thể chỉ là những góc cạnh rất nhỏ của đời sống, một lát cắt mỏng, một khía cạnh hẹp vẫn là điều có thể làm nên những bài bình luận sâu sắc, hấp dẫn. Hiện nay các tòa soạn mở rộng cánh cửa chuyên mục này cho phóng viên trẻ, các cộng tác viên, thậm chí bạn đọc. Mà thành thật, tư duy của bạn đọc bây giờ tinh tế và sâu sắc đến bất ngờ, nhà báo không cẩn thận sẽ tụt hậu trước lí lẽ của bạn đọc.

Dưới góc độ là người làm báo trẻ tuổi, kinh nghiệm và hậu trường nghề nghiệp cũng không kém phần sinh động. Đó có thể là nhà báo Lê Nhung – phóng viên báo Vietnamnet trong bài “Phóng viên nghị trường làm việc căng như dây đàn” trên số 27/2011, chị chia sẻ về những áp lực công việc của một phóng viên nghị trường, kĩ năng và kinh nghiệm hoạt động trong tòa nhà Quốc hội: Tôi nghĩ ngoài những thông tin cơ bản nhất, mình cần phải chọn một góc tiếp cận có thể làm “mềm hóa” thông tin. Tôi thường chọn khía cạnh, vấn đề gắn chặt với dân sinh, tôi khai thác nhiều hơn những chính sách này, bộ luật khác đi vào cuộc sống ra sao, người dân phản ánh thế nào, nguyện vọng ra sao. Báo chí đến tận cùng vẫn là vì lợi ích của nhân dân, đi vào đời sống nhân dân thì ắt sẽ được nhân dân đón nhận. Ngay cả những cuộc trò chuyện đối thoại với chính khách, tôi luôn chọn góc độ: người dân sẽ được gì từ vấn đề đó, thưa ông?...

Đặc biệt, trong các bài viết về chuyện “bếp núc” tác nghiệp, trang Nghề báo đã có rất nhiều những thông tin hay, bổ ích tạo sự hứng thú và hấp dẫn.

Chẳng hạn như trong bài “Tác nghiệp ở Casino” của nhà báo Hoài Nam (số 32/2011) có đoạn chia sẻ: Casino ở cửa khẩu Lệ Thanh “thoáng” bao nhiêu thì ở casino Heng Heng (cửa khẩu Hoa Lư thuộc tỉnh Bình Phước) lại nghiêm bấy nhiêu. Ở ngoài cửa một bảng nội quy to đùng: “Không được mang vũ khí, chất liệu nổ, không mang mũ nón, nghiêm cấm quay phim chụp hình…”. Để có được những thước phim cận cảnh “những con bạc Việt” tôi phải đi tiền trạm trước một buổi để nắm bắt hệ thống an ninh ở bên trong casino này. Muốn thử xem ở lối vào có máy dò không, tôi mang theo một máy quay phim đã bị hư để đề phòng bất trắc. Khi xe của casino đưa những con bạc tới và dừng ngay trước cửa, tôi cùng các con bạc bước xuống xe, lập tức hai bảo vệ nhìn từng con bạc miệng lẩm bẩm đếm từng người một. Khi bước qua cánh cửa lớn bằng kính chịu lực tim tôi đập thình thình vì chỉ sợ máy dò ở cửa báo động. Nhưng thở phào vì đi qua hết tủ đựng đồ của các con bạc phải gửi lại nhưng máy báo động không kêu, yên tâm vì tin rằng casino này không có hệ thống an ninh kiểm soát ngay từ cửa. Còn vào bên trong, đảo quanh một vòng quan sát mọi cử chỉ của lực lượng bảo vệ bên trong, cũng như những mắt thần của casino này được đặt ở vị trí nào?

Chú trọng đến chuyện hậu trường đằng sau những tác phẩm là chủ trương của trang Nghề báo. Do vậy, có rất nhiều số báo đặc biệt tăng trang với mục đích đi chuyên sâu vào một chủ đề “nóng” đang được bạn đọc quan tâm nhằm đem lại những thông tin bổ ích, giúp độc giả hiểu hơn về nghề báo. Chẳng hạn như trên số 25+26/2011 với bài “Chuyện của những phóng viên quả cảm”, trong đó là chia sẻ của những nhà báo lao vào các “điểm nóng” như: tác nghiệp trong “rốn lũ”, tại Lybia, trong sóng thần Nhật Bản…Và câu chuyện của họ thực sự tạo nên sức hút đặc biệt đối với độc giả khi đọc những đoạn: Những tin tức đầu tiên của phóng viên trong nước viết về sự kiện ngày 11/3 tại Nhật Bản có lẽ phải kể tới nhà báo Thanh Tùng với các tin tức cập

nhật về TTXVN và các cuộc cung cấp thông tin qua điện thoại được truyền trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Tự nhận là gần như đã “chai lì” với động đất khi sống và làm việc tại Nhật Bản, tuy nhiên trận động đất ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)