Chuyên trang trên báo in và đặc trưng thông tin theo chuyên trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 34 - 44)

Mô hình 3.2 : Maket chuyên trang Nghề báo với diện tích 2 trang

1.5. Chuyên trang trên báo in và đặc trưng thông tin theo chuyên trang

1.5.1. Quan niệm về chuyên trang trên báo in

Chuyên trang có thể được hiểu là trang báo chuyên về một lĩnh vực, một vấn đề nào đó. Một tờ báo in được kết cấu bởi nhiều chuyên trang và mỗi chuyên trang sẽ chú trọng đến một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn như chuyên trang: chính trị - xã hội, kinh tế- xã hội, pháp luật, tư liệu, nghề báo…

Chuyên trang được xây dựng từ các chuyên mục và chuyên mục tạo nên bản sắc riêng của từng tờ báo. Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa 2010, chuyên mục là “mục thường kỳ trên báo, trên đài phát thanh dành riêng cho một vấn đề”. Qua thực tiễn báo chí, có thể thấy rằng, chuyên mục thường là những “đặc sản” của các cơ quan báo chí, thậm chí có

những chuyên mục “đóng đinh” với tờ báo, tạp chí mà khi nhắc đến tên chuyên mục, độc giả sẽ biết ngay cơ quan báo chí đó. Việc xuất hiện các chuyên mục, đặc biệt khi chúng được đặt cố định ở những vị trí nào đó của tờ báo, tạp chí với những dấu hiệu dễ nhận biết, như đóng khung, in nghiêng, lót trame màu… giúp độc giả dễ tìm kiếm và tiếp nhận thông tin, cũng như dễ dàng phân biệt các ấn phẩm để có thể lựa chọn.

Mặt khác, thông qua chuyên trang, Ban biên tập toà soạn báo cũng nhận được sự phản hồi, góp ý, khen chê nhiều hơn từ bạn đọc góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng chuyên trang, tờ báo. Nếu như một chuyên trang có được những vấn đề mà đông đảo công chúng quan tâm, tờ báo đó có thể nhận được nhiều ý kiến bạn đọc tranh luận sẽ tạo ra một diễn đàn thực sự.

Không những thế, từ chuyên trang, chúng ta có thể tìm ra được những phóng viên chuyên trách, phụ trách và viết sâu sắc về một lĩnh vực nào đó. Ngoài ra, cũng có thể sẽ tìm kiếm được những cộng tác viên viết cho chuyên trang rất tốt, có kiến thức chuẩn, đúng chuyên ngành.

Có thể nói, những bài báo trở thành tâm điểm chú ý, quan tâm của công chúng thường hay xuất hiện tại những chuyên trang định kỳ. Các chuyên trang này bao giờ cũng có được sự quan tâm theo dõi của nhiều người. Bởi lẽ, nó đem tới cho bạn đọc những thông tin thời sự nóng hổi, thiết thực gắn với cuộc sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Những bài báo hay, chất lượng thông qua chuyên trang tới bạn đọc sẽ tạo ra sức lan tỏa thông tin, tạo dư luận xã hội sâu đậm và rộng lớn hơn. Đây là đặc điểm xuất phát từ thực tế, cho nên, mỗi tờ báo, mỗi loại hình báo chí, cần thấy rõ những lợi ích của các chuyên trang trên báo chí để có cách thức duy trì và phát triển nó tốt hơn.

Việc báo chí duy trì và quan tâm phát triển các chuyên trang với chất lượng ngày càng hấp dẫn hơn, có dấu ấn riêng sẽ góp phần phát huy vai trò của báo chí một cách mạnh mẽ trong đời sống xã hội, trong thời đại bùng nổ

thông tin, hội nhập và phát triển. Các cơ quan báo chí có thể nâng cao hiệu quả chuyên trang thông qua việc phát động các cuộc thi bạn đọc hiến kế, đóng góp ý tưởng về mở các chuyên trang mới trên các tờ báo, tạo nên sự đa dạng, phong phú.

1.5.2. Đặc trưng thông tin theo chuyên trang

+ Tính định kỳ:

Từ quan niệm về chuyên trang có thể thấy rằng, thông tin sẽ có những đặc trưng cụ thể và rõ nét trên mỗi chuyên trang của một tờ báo. Chúng ta đều biết, báo in là xuất bản phẩm định kỳ. Do đó, tính nghiêm ngặt về mặt thời gian đòi hỏi rất cao. Có như vậy mới kịp thời phản ánh, đem đến cho công chúng những thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh trong đời sống xã hội, cần có lời giải đáp. Và các chuyên trang trên báo chí chính là một góc phản ánh tính chất “xuất bản phẩm định kỳ” cũng như tính thời sự của báo chí. Thật vậy, trong công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí, khi chúng ta bảo đảm được tính định kỳ sẽ đem đến cho công chúng một cái nhìn xuyên suốt, liên tục về thông tin, cũng như làm tăng tính hấp dẫn, thu hút đối với chuyên trang và tờ báo. Bởi trong thực tế, có rất nhiều công chúng đón đợi một tờ báo xuất bản hàng ngày chỉ là muốn theo dõi một dòng thông tin, một chuyên trang, chuyên mục nào đó trên báo mà thôi. Chuyên trang có tính định kì, ổn định về nội dung và dung lượng nên bạn đọc dễ dàng tìm đọc, theo dõi vấn đề mình đang quan tâm và có thể có sự phản hồi trở lại. Đây là mục đích mà bất cứ toà soạn hay cơ quan báo chí nào cũng mong muốn đạt được.

Tờ báo đó thu hút bạn đọc ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng của tờ báo đó có phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của họ và có dễ dàng cho họ khi họ tiếp nhận hay không. Tạo tính định kì cho chuyên trang là việc làm vô cùng cần thiết thúc đẩy tích cực cho quá trình tiếp nhận thông tin cho

bạn đọc ở tất cả các tờ báo. Điều này cần có ở cả báo in, phát thanh, truyền hình, trực tuyến. Và như thế, báo chí đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng, cũng như tạo ra sức hấp hẫn độc giả. Trong đó có một phần không nhỏ từ việc xây dựng các chuyên trang.

+ Tính chuyên sâu, chuyên biệt:

Thông tin trên chuyên trang thường chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như: chính trị, kinh tế- xã hội, pháp luật…Do đó tính chuyên biệt, chuyên sâu là rất rõ nét và có thể coi là đặc trưng nổi bật của thông tin tin chuyên trang. Với mỗi số báo, thông tin đều được cụ thể hóa bằng những tin bài mang tính tập trung cao, có tính bình luận, đánh giá rõ nét và thậm chí tạo nên phong cách cho phóng viên và tòa soạn. Trên các chuyên trang của một tờ báo thông thường có thể nhận thấy, việc xây dựng thông tin mang tính chuyên sâu nhằm hướng đến một nhóm đối tượng bạn đọc nhất định, có cùng chung sở thích, nhu cầu…Đó vừa là tiêu chí hướng đến để chuyên trang thiết lập những thông tin chuyên sâu về lĩnh vực mà công chúng quan tâm, vừa giúp chuyên trang tạo được sự đặc sắc cần thiết.

Tính chuyên sâu cần thiết cho mỗi chuyên trang nhưng để nâng cao hiệu quả của nó thì mỗi số báo, mỗi chuyên trang cần phải có những chiến lược rất cụ thể, dài hơi và có sự tổ chức bài bản về nội dung. Điều này sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như giúp thông tin không bị trùng lặp.

+ Tính chọn lọc đặc thù

Tính chọn lọc đặc thù ở đây khác với tính chuyên biệt, chuyên sâu đã nêu ở phần trên. Đây được hiểu là đặc trưng chuyên môn, chuyên ngành thuộc lĩnh vực chuyên trang phản ánh nhưng mang tính lựa chọn một cách cẩn trọng và phù hợp với công chúng chuyên trang. Từ một lĩnh vực cụ thể, chuyên trang có thể khai thác dưới nhiều góc độ nhưng có tính chọn lọc cao để đạt được tiêu chí về sự độc đáo, nổi bật về vấn đề. Về vấn đề này, hiện nay có

nhiều tờ báo trên thế giới đã xây dựng các chuyên trang chuyên sâu nhưng trên cơ sở khai thác những sự kiện, vấn đề từ nhiều góc nhìn, khía cạnh, quan điểm khác nhau một cách có chọn lọc, giúp công chúng có cái nhìn toàn diện về vấn đề được nêu ra chứ không thông tin dàn trải. Đó cũng chính là sự đáp ứng nhu cầu của các “thượng đế” trong việc cần được cung cấp thông tin chọn lọc một cách khách quan, trung thực, chính xác, chuyên sâu và có chất lượng cao, về những vấn đề của đời sống mà họ đang sống, làm việc, tồn tại.

+ Tính định hướng

Tính định hướng vô cùng quan trọng với một tờ báo nói chung và trang báo nói riêng. Với riêng một chuyên trang, tính định hướng được hiểu ở việc thông tin một cách có hệ thống, bài bản và đúng tiêu chí. Trong thời buổi thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục, ồ ạt, đa dạng hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu nguồn tin để chuyển tải tới công chúng. Nhưng điều đó cũng khiến công chúng phần nào bị “bội thực” thông tin, không dễ dàng phân biệt được đâu là thông tin khách quan, chính xác, đâu là thông tin thiếu căn cứ, chưa được kiểm chứng, thậm chí còn là những luồng thông tin xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn mang tính chống đối, phá hoại. Mặt khác, chính việc không thể chạy đua về tính thời sự với các loại hình báo chí khác, bởi tính định kỳ của báo in, đặc biệt là các tạp chí, tuần báo nên các cơ quan báo chí cũng buộc phải thay đổi phương thức tuyên truyền, bằng các bài phân tích, bình luận chuyên sâu sau sự kiện, nhằm giúp độc giả có được kênh thông tin đáng tin cậy để tham khảo, định hướng cho suy nghĩ, hành động một cách khách quan, chính xác. Với một chuyên trang, thông tin được định hướng một cách rất cụ thể thông qua những bài viết tập trung vào chủ đề đã vạch sẵn trong một lộ trình phát triển, mang tính ổn định và lâu dài. Điều này có thể thông qua việc xây dựng các chuyên mục với từng nhiệm vụ cụ thể mà tờ báo đặt ra.

Có thể nói, việc xây dựng thông tin theo chuyên trang hiện nay là rất cần thiết và đang ngày càng trở thành định hướng quan trọng trong một tòa soạn báo. Chuyên trang nào thì thông tin đó sẽ giúp cho tờ báo sinh động, phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Đồng thời cũng giúp cho việc khu biệt công chúng, đáp ứng nhu cầu của công chúng hiệu quả hơn. Theo đó, không phải thông tin nào cũng có thể đưa, nội dung hướng đến đúng chủ đề nhưng không vì thế mà thiếu tính định hướng, tính chọn lọc và tính phù hợp.

Tiểu kết Chương 1

Có thể khẳng định rằng, trong thời đại toàn cầu hóa truyền thông đại chúng với sự bùng nổ của các nguồn thông tin, các cách thức truyền tải thông tin, của sự ra đời và phát triển các loại hình báo chí mới; thông tin đã thực sự chi phối rất mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kể từ khi Internet xuất hiện vào năm 1988, truyền thông đại chúng thế giới đã bị tác động một cách vô cùng mạnh mẽ, làm thay đổi khá căn bản bộ mặt báo chí thế giới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển, cũng là những khó khăn, thách thức vô cùng lớn đối với báo chí thế giới, đặc biệt là các loại hình báo chí truyền thống như báo in. Điều đó buộc các cơ quan báo chí phải cơ cấu lại thông tin của mình, tìm ra những giải pháp biến đổi phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Dù cho báo mạng điện tử có phát triển đến đâu đi nữa, báo in cũng không thể “chết”, bởi mỗi loại hình báo chí đều có phân khúc thị trường, có những đối tượng, thế hệ độc giả riêng, khó thay thế cho nhau được hoàn toàn. Tất nhiên, trong điều kiện bùng nổ truyền thông, nhằm duy trì được lượng độc giả nhất định, đảm bảo được nguồn kinh phí để duy trì hoạt động ổn định, phát triển mới, báo in cũng buộc phải thay đổi cách thức đưa tin của mình, cả về nội dung lẫn hình thức.

Trong chương 1 với việc phân tích sâu những vấn đề mang tính lý thuyết của thông tin báo chí cũng như thông tin theo chuyên trang, chuyên

mục, xu hướng phát triển của báo in…tác giả luận văn muốn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có sự thay đổi phương thức thông tin, nâng cao hiệu quả thông tin trên báo in nói chung và chuyên trang nói riêng. Lịch sử phát triển xã hội loài người luôn có những cột mốc đánh dấu sự thay đổi, những bước ngoặt của sự phát triển không ngừng nghỉ. Đi kèm với những bước ngoặt ấy, luôn là những nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan buộc phải tiến hành những sự thay đổi như là điều tất yếu. Riêng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, từ khi hình thành và trong suốt quá trình phát triển đến nay, cũng đã có những chặng đường, những bước ngoặt làm thay đổi diện mạo, bộ mặt nền báo chí. Báo chí ngày càng phát triển, càng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình báo chí mới ra đời hay báo chí truyền thống đều phải tìm cho mình những lối đi riêng, để tồn tại và phát triển. Báo in cũng không là ngoại lệ. Báo in phải thay đổi phương thức thông tin để tồn tại, tiếp tục những bước phát triển mới. Từ trên nền lý thuyết về thông tin và thông tin trên báo chí, tác giả hướng đến mở ra việc phân tích thực trạng và giải pháp phát triển của chuyên trang Nghề báo trên báo Nhà báo và Công luận một cách cụ thể ở chương 2, chương 3.

Chương 2:

THỰC TRẠNG VỀ CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO

CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN TRONG 2 NĂM 2011 - 2012 2.1. Sơ lược về báo Nhà báo và Công luận

Báo Nhà báo và Công luận là cơ quan ngôn luận của TW Hội Nhà báo Việt Nam, phát hành thứ 5 hàng tuần. Tia-ra phát hành: 5000 - 8000 bản/số, có bán trên toàn quốc. Đến nay sau 18 năm xây dựng và trưởng thành, báo Nhà báo và Công luận đang ngày càng phát triển và khẳng định được thương hiệu trong làng báo.

Ngày 24/3/2011, Lãnh đạo Hội Nhà báo đã có Quyết định số 11/QĐ- HNBVN phê chuẩn ngày 10/7 hàng năm là ngày truyền thống của Báo Nhà báo& Công luận. Ngày 10/7/ 2014, Báo Nhà báo& Công luận tròn 18 năm (10/7/1996 - 10/7/2014). Trong cuộc trò chuyện, ông Phan Quang - nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Ý tưởng ra đời tờ báo làm cơ quan ngôn luận của HNBVN không phải mới có khi chuẩn bị xuất bản báo NB&CL mà sớm hơn nhiều, từ đầu của những năm 1980. Chuẩn bị Đại hội lần thứ 4 của Hội (đã hợp nhất với Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam sau khi nước nhà thống nhất và vẫn lấy tên là Hội Nhà báo VN), chúng tôi rất thiết tha muốn có tờ báo riêng của giới báo chí. Tuy nhiên, tình hình chưa cho phép. Phải chờ đến cuối năm 1984, tạp chí “Người làm báo” mới ra mắt bạn đọc (số 1, đề ngày 1-1- 1985) nhưng cũng chỉ xuất bản ba tháng một kỳ. Mười năm sau, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, đất nước khởi sắc, báo chí nô nức. Số ấn phẩm và hội viên HNBVN tăng cao so với trước. Hội Nhà báo Việt Nam làm được một số việc có tiếng vang tốt trong dư luận: Lập Giải báo chí toàn quốc, mở Hội Báo Xuân, lập Huy chương (nay là Kỷ niệm chương) Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam, thành lập Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, mở các cuộc vận động thực hành Quy ước đạo đức

nghề nghiệp, Nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo, v.v... Về đối ngoại, Hội triển khai quan hệ hợp tác quốc tế đa phương với tư cách VN vừa là thành viên Ban lãnh đạo Liên đoàn báo chí các nước ASEAN (CAJ) vừa là Phó chủ tịch Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) phụ trách châu Á Thái Bình Dương, v.v... Tuần báo NB&CL ra đời trong bối cảnh ấy.

Việc lựa chọn, đặt tên cho tờ báo “Nhà báo & Công luận” là quyết định tập thể của Thường vụ Hội sau nhiều lần bàn bạc. Thoạt tiên, có ý kiến nên đặt tên báo là “Công luận” cho gọn. Tuy nhiên, công luận hình thành và trở thành sức mạnh xã hội là công lao của toàn bộ hệ thống báo chí VN, do vậy tên tờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)