Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả tới trang Nghề báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 71 - 74)

Mô hình 3.2 : Maket chuyên trang Nghề báo với diện tích 2 trang

2.3. Khảo sát mức độ quan tâm của độc giả tới trang Nghề báo

Để đánh giá được hiệu quả thông tin trên chuyên trang, tác giả luận văn đã thực hiện điều tra xã hội học trên khoảng 300 đối tượng, ở nhiều lứa tuổi, giới tính, trình độ, nghề nghiệp…nhằm có được kết quả chính xác, thiết thực nhất cho quá trình khảo sát, nhận định.

Với 300 phiếu phát ra, chúng tôi đã có một số kết quả như sau:

Mức độ Số lượng Tỷ lệ(%)

Thường xuyên 80 26,7

Thỉnh thoảng 120 40

Ít đọc 70 23,3

Không bao giờ 30 10

Tổng 300 100

Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của công chúng tới trang nghề báo

Biểu đồ như sau:

0 20 40 60 80 100 120 Số lượng Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít

Không bao giờ

Với quá trình khảo sát cẩn thận và trung thực, có thể thấy rằng, tỷ lệ quan tâm đọc trang nghề báo trên báo Nhà báo và Công luận là chưa cao. Cụ thể là mức độ thường xuyên là 26,7%, mức độ thỉnh thoảng là 40%, ít là 23,3 và không bao giờ là 10%. Tác giả đã khảo sát trên nhiều đối tượng bạn đọc nhưng tập trung chủ yếu là các hội viên HNBVN, các nhà báo, phóng viên trong và ngoài tòa soạn, các giảng viên báo chí, sinh viên báo chí…Đó là những đối tượng công chúng chính của chuyên trang và thường là những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Việc công chúng chưa có sự quan tâm nhiều cho chuyên trang được thể hiện qua khảo sát trên là do nhiều nguyên nhân. Có thể rút ra những nguyên nhân sau đây:

+ Nguyên nhân khách quan

Sự bùng nổ thông tin đã khiến thị trường báo chí bị bão hòa. Cuộc cách mạng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với những tiện ích của nó đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận và hưởng thụ thông tin của công chúng khiến báo in rơi vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác và với chính nó. Trong bối cảnh hầu hết các tờ báo in đều có phiên bản điện tử để tăng tính tương tác, quảng bá và tạo hiệu ứng kép với độc giả thì báo NB&CL không có được thế mạnh này.

+ Nguyên nhân chủ quan

Báo NB&CL hiện vẫn chưa xác định được đối tượng độc giả chuyên biệt của mình. Cho đến nay, báo NB&CL chưa có điều tra cơ bản về bạn đọc. Một tờ báo muốn cải tiến nội dung và hình thức, trước tiên, phải xác định độc giả của mình mong muốn điều gì ở tờ báo? Một tờ báo sẽ không đơn giản có thể tự bù đắp được những khiếm khuyết, nhược điểm của chính mình. Lúc này, những ý kiến đóng góp của độc giả (đối tượng thụ hưởng sản phẩm) là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, để cải tiến nâng cao chất lượng báo NB&CL,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, cần phải tiến hành công tác điều tra lấy ý kiến đóng góp của độc giả.

Hiện báo NB&CL có lượng phát hành khoảng 7.000 tờ/kỳ - 8000 tờ/kỳ. Để duy trì và nâng cao lượng phát hành, báo NB&CL đã ký hợp đồng phát hành dài kỳ với một số HNB địa phương, các doanh nghiệp... Tuy nhiên, tờ báo đến nay vẫn chưa có được lượng bạn đọc đông đảo, tia-ra phát hành còn thấp và chưa thực sự ổn định, bền vững.

Công tác tài chính, chi trả nhuận bút chưa theo kịp sự đổi mới của tờ báo; chưa khuyến khích và hạn chế trong việc thu hút các cây bút giỏi cộng tác với báo. Và do đó, việc tạo ra những trang báo hấp dẫn, thu hút độc giả vẫn là khó khăn.

Tiểu kết chương 2:

Ban Biên tập báo Nhà báo và Công luận xác định cải tiến tờ báo nói chung và trang nghề báo nói riêng. Mọi sự thay đổi đều nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều độc giả. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát tại tòa soạn và thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - đồng thời cũng là những độc giả thường xuyên của Báo Nhà báo và Công luận, cùng với một số nhà báo của tòa soạn, để tìm hiểu ý kiến đánh giá của họ về chất lượng nội dung và hình thức chuyên trang Nghề báo. Tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát và những ý kiến thu được để có thêm căn cứ cho việc đề xuất đổi mới tổ chức nội dung trang Nghề báo theo hướng ngày càng gần gũi, thiết thực với độc giả ở phần chương 2. Với những nội dung phân tích, đánh giá sâu ở chương này, luận văn đã đặt ra vấn đề cấp thiết của việc cần đổi mới nội dung thông tin trên chuyên trang để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thông tin ngày càng cao của công chúng.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)