Giải pháp phát triển công tác phát hành báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 89 - 121)

Mô hình 3.2 : Maket chuyên trang Nghề báo với diện tích 2 trang

3.5. Giải pháp phát triển công tác phát hành báo

Nội dung của tờ báo hiện nay so với các năm trước đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của độc giả. Sức lan toả

của tờ báo trên thị trường hiện còn dừng lại các điểm báo ấn hành. Về thương hiệu của tờ báo sau 18 năm hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện qua kết quả thăm dò ý kiến độc giả. Nhiều độc giả trả lời chưa biết đến Báo NB&CL. Đó chính là trở ngại lớn nhất trong công tác xây dựng thương hiệu của chính tờ báo.

- Chưa có sự đầu tư thích đáng cho công tác phát hành.

- Hoạt động phát hành còn mang tính tự phát, chưa mang tính chuyên nghiệp cao, còn loay hoay trong việc xác định đối tượng độc giả riêng của báo. Báo NB&CL chưa tìm được câu trả lời: Bạn đọc cần gì ở tờ báo?.

- Về yếu tố con người thì Báo còn thiếu nhân lực thực sự nhạy bén, tinh thông trong lĩnh vực này; khả năng đáp ứng với công việc chưa cao.

- Báo NB&CL vẫn chưa hình thành hệ thống “chân rết” tới các địa phương để từ đó phát hành báo rộng rãi. Sau 18 năm hoạt động, việc Báo NB&CL chỉ phát hành chủ yếu ở khu vực phía Bắc là một khiếm khuyết khó chấp nhận đối với một tờ báo có đối tượng độc giả trong phạm vi toàn quốc. Lý do là tờ báo chưa xây dựng được một chiến lược, lộ trình phát triển, kèm theo nó là bộ máy tổ chức cũng chỉ khu trú trong toà soạn và loay hoay với những khó khăn trước mắt.

Những khó khăn kinh tế cũng như sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác đã dẫn đến khủng hoảng thực sự của báo in ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, báo in với những ưu thế nhất định sẽ không dễ gì bị triệt tiêu. Vấn đề là các báo cần phải tìm cho được hướng phát triển của mình. Theo thống kê, năm 2013 doanh thu của các cơ quan báo chí in có chiều hướng giảm đáng kể. Tổng doanh thu khoảng 4.100 tỷ đồng, giảm 0,8% so với 2012. Năm 2012 báo in phát hành trên thị trường khoảng 850 triệu bản thì năm 2013 chỉ còn khoảng 836 triệu bản, giảm 14 triệu bản. Doanh thu quảng cáo của báo chí tuy có tăng nhưng với mức thấp, tập trung ở lĩnh vực truyền hình.

Một nội dung tốt, một bài báo hay nhưng chỉ đến được một phần độc giả thì cũng coi như việc tổ chức nội dung đó đã thất bại. Công tác phát hành báo NB&CL chủ yếu dựa vào việc ấn hành sẽ không bao giờ tạo được sự phát triển bền vững cho báo. Vì lý do ấn hành chủ yếu là dựa vào quan hệ, khi quan hệ không còn cũng có nghĩa là khách hàng đó cũng mất đi. Vì vậy lúc nào báo cũng đứng trước nguy cơ bị cắt giảm số lượng phát hành, không tự chủ được về tài chính. Chỉ khi nào báo có được lượng độc giả tự tìm đến với mình vì chính nhu cầu của họ thì lúc đó sự phát triển của Báo mới được gọi là bền vững. Có nghĩa là, báo NB&CL cần phải xây dựng một chiến lược phát hành cụ thể nhằm mục tiêu báo NB&CL phải được đông đảo bạn đọc biết đến, tờ báo phải ra và bán được tại các sạp báo lẻ trên toàn quốc.

Mặt khác, phát hành báo ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và tác động xã hội của tờ báo, quyết định cả uy tín và khả năng thu hút quảng cáo cũng như quy định mức giá quảng cáo trên mặt báo. Nội dung hay sẽ hấp dẫn bạn đọc, thu hút nhiều người đặt mua báo, thu hút được nhiều quảng cáo. Doanh thu từ quảng cáo sẽ tạo điều kiện cho tòa soạn trả nhuận bút cho phóng viên, cộng tác viên cao hơn, từ đó khích lệ phóng viên, cộng tác viên viết nhiều bài hay hơn, đặc sắc hơn… Mối quan hệ giữa nội dung và quảng cáo - phát hành là mật thiết, tạo thành vòng xích khép kín cùng kéo nhau đi. Nếu một trong những mắt xích trên thiếu hoặc yếu, cỗ xe sẽ cán đích rất khó khăn.

Với thực trạng phát hành, quảng cáo hiện nay, báo NB&CL đang đứng trước một thách thức lớn, đòi hỏi Ban biên tập phải có một giải pháp khả thi và một lộ trình thực hiện bài bản đối với công tác này:

+ Trước hết, muốn nâng cao hiệu quả phát hành cần đẩy mạnh chất lượng nội dung và hình thức chuyên trang nghề báo nói riêng và tờ báo Nhà báo và Công luận nói chung. Bởi lẽ, cách tốt nhất để làm báo hiện nay là bán tin - nghĩa là nâng cao chất lượng nội dung của tờ báo. Đương nhiên đó phải

là thông tin có chất lượng, vì có như thế người đọc mới bỏ tiền ra mua, nhờ đó mới thu hút được quảng cáo và tăng doanh thu. Nếu không có công chúng thì báo chí không tạo được lợi nhuận và không gây được tác động xã hội. Thời gian qua, nhiều tờ báo đã tìm cho mình hướng đi riêng, khác biệt trong tiếp cận và xử lý thông tin, để có thông tin chính xác, hấp dẫn, cạnh tranh.

+ Thứ 2, công tác phát hành phải thoát ra khỏi tình trạng thụ động; phải chủ động xây dựng phương án, chiến lược phát hành, nghiên cứu nhiều kênh phát hành mà các báo đang thực hiện để đạt mục tiêu đưa báo ra sạp bán lẻ.

+ Thứ 3, là tờ báo trực thuộc HNBVN nên việc đề nghị lãnh đạo HNBVN có công văn gửi đến các chi hội, liên chi hội trực thuộc Hội mua báo định kỳ một số lượng báo Nhà báo và Công luận cũng là cách để tăng lượng phát hành cho tờ báo. Tất nhiên, giải pháp này còn phụ thuộc vào việc lãnh đạo HNBVN quan tâm, tạo điều kiện.

+ Thứ 4, một lượng báo sẽ phát hành miễn phí tại một số các sạp báo để thu hút và tiếp xúc với độc giả. Việc phát hành miễn phí này tuy ban đầu sẽ tốn một khoản kinh phí chi phí cho in ấn, phát hành… nhưng nếu thành công thì việc thu hút mua báo sẽ cao hơn.

+ Cuối cùng, riêng với chuyên trang nghề báo, có thể đẩy mạnh một số thông tin về các ngày kỷ niệm thành lập các tờ báo. Đó cũng được cho là một kênh phát hành hiệu quả mà nếu làm tốt công việc này sẽ tăng đáng kể lượng phát cho mỗi số báo.

Tóm lại, việc quan tâm đến các giải pháp phát hành cũng như thu hút quảng cáo cho tờ báo chính là gián tiếp quảng bá chuyên trang ghề báo rộng rãi tới công chúng, bạn đọc.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3, tác giả đi sâu vào tìm ra những giải pháp phát triển chuyên trang Nghề báo. Trong đó giải pháp vĩ mô được đặt ra đầu tiên bởi bất cứ một sự thay đổi nào đều cần có định hướng, chủ trương chiến lược từ BBT tờ báo cho đến các phóng viên thực hiện. Trong đó tư duy đổi mới, cải tổ tờ báo sẽ là bước đệm quan trọng để triển khai kế hoạch phát triển thương hiệu chuyên trang. Từ giải pháp vĩ mô, tác giả đặt ra giải pháp về nhân lực và mạng lưới cộng tác viên cho chuyên trang. Muốn đổi mới, con người luôn là yếu tố cốt lõi và vì vậy việc xây dựng được CTV cho chuyên trang sẽ là điểm quan trọng cần tính đến. Tiếp đến là vấn đề nâng cao nội dung và hình thức chuyên trang Nghề báo. Qua việc đưa ra những ưu điểm của thông tin trên chuyên trang ở Chương 2, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện cũng như nắm vững một cách cơ bản về trang nghề báo và điều tất yếu là cần thiết có những giải pháp cụ thể thiết thực. Theo đó, trong Chương 3 với nhiều đề xuất cụ thể, chi tiết về việc nâng cao chất lượng nội dung như: tính thời sự, đa dạng, tương tác, tăng thêm chuyện “bếp núc” nghề nghiệp, lựa chọn đối tượng, nhân vật đặc sắc….cùng với việc nâng cao hình thức chuyên trang như: Vấn đề trình bày, xây dựng chuyên mục, sử dụng “thuyết nhiều cửa”…

Trong Chương 3, có thể nói rằng, những giải pháp về việc nâng cao nội dung, hình thức chuyên trang đồng thời nâng cao công tác phát hành cho cơ quan đều được đưa ra dựa trên những hiểu biết về kỹ năng nghiệp vụ cũng như là kinh nghiệm trong quá trình làm việc và phụ trách trang. Thông qua đó, có thể khẳng định việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thông tin cho chuyên trang được đặt ra cấp bách trong thời điểm mà báo in đang gặp nhiều khó khăn cũng như sự dịch chuyển rõ nét của xu hướng báo chí hiện đại là phù hợp và thức thời.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện đất nước đã hòa nhập sâu và toàn diện vào thế giới, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ cao hơn và hiện đại hơn. Mỗi cơ quan báo chí không đơn thuần chỉ là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử...mà trong đó, đã xuất hiện các phương tiện khác như: trong cơ quan báo in có báo hình, báo điện tử; trong báo nói có báo hình, báo viết, báo điện tử; trong báo điện tử có báo viết, báo hình... Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo mạng điện tử cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng báo chí cả nước.

Trong bối cảnh của tình hình mới, việc đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình là điều bắt buộc. Trong những năm qua, trang Nghề báo của báo NB&CL đã mang đến cho độc giả những thông tin chính thống, đáng tin cậy về các hoạt động báo chí, vấn đề nghiệp vụ và chân dung người làm báo. Những thông tin trên trang Nghề báo bổ ích, hấp dẫn đối với những người làm báo, nghiên cứu báo chí, sinh viên báo chí và đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ truyền thông hiện nay, với nhân lực khá mỏng, cùng cơ chế tài chính eo hẹp, chưa thực sự linh hoạt; cơ chế hoạt động chưa thật sự tạo sự chủ động về các lĩnh vực, đặc biệt là tài chính đã tác động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng thông tin, mở rộng đối tượng phát hành. Vì thế, hiệu quả hoạt động của chuyên trang chưa thật sự cao, chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Ở một khía cạnh, góc độ nào đó, có thể nói rằng, đó còn là sự lãng phí một kênh thông tin bổ ích, hấp dẫn, có tính định hướng cao, vì sản phẩm chưa thể đến được với đông đảo bạn đọc trong cả nước. Chính vì thế, nó đã có tác động không nhỏ đến việc giữ vững vị thế và nâng cao vai trò của NB&CL trong tình hình mới.

Với những luận cứ, luận điểm đã nêu trong các phần trên, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thông tin trên báo chí nói chung và trên chuyên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công nói riêng. Luận văn đã khái quát được những đóng góp đáng kể của thông tin trên chuyên trang vào công tác thông tin tuyên truyền, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Luận văn cũng chỉ ra những hạn chế của thông tin chuyên trang Nghề báo đã, đang và sẽ phải đối mặt; đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, giải quyết những vấn đề đặt ra, để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng thông tin cả về nội dung lẫn hình thức.

Được sự quan tâm của BBT, chuyên trang Nghề báo đang ngày càng được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng tin, bài, có sức lan tỏa rộng rãi hơn, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng độc giả, là kênh thông tin tham khảo đáng tin cậy cho các cơ quan nghiên cứu, các các nhà báo, học viên, sinh viên báo chí góp phần bé nhỏ vào sự nghiệp phât triển nền báo chí nước nhà.

Trong thời gian tới, tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến nước ta trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh ấy, báo Nhà báo và Công luận nói chung, trang Nghề báo nói riêng càng phải chứng tỏ vai trò, vị thế của mình là nguồn tin đáng tin cậy, nhanh, kịp thời và song hành với sự đổi thay của làng báo chí cách mạng Việt Nam.

Là người trực tiếp tham gia và phụ trách chuyên trang Nghề báo, tác giả xác định rõ, việc phát triển hơn nữa chuyên trang này là việc làm không hề dễ dàng. Đó phải là một quá trình lâu dài, phải luôn tâm huyết, sáng tạo trong các công việc để có thể kịp thời đưa ra những đề xuất, sáng kiến phát triển hợp lý, thấu đáo, có thể mang lại hiệu quả tuyên truyền cũng như lợi ích

kinh tế nhất định, đặc biệt trong công tác phát hành cho báo NB&CL. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để giúp tác giả rút ra những kinh nghiệm quý báu, bổ ích cho bản thân trên con đường nghiên cứu khoa học sau này, cũng như đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của trang Nghề báo nói riêng và báo NB&CL nói chung trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tiếng Việt:

1. TS. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. GS., TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên) (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21 (Sách tham khảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao động. 4. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ

năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội.

5. PGS.TS Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. 6. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới & Xu hướng phát triển, NXB

Thông tấn, H.

7. Đỗ Quang Hưng(2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb ĐHQG Hà Nội. 9. Đinh Văn Hường(2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội.

10. PTS.Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị quốc gia.

11. Hội nhà báo Việt Nam (2002), Phỏng vấn trong báo viết, Công ty in tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

12. Hội nhà báo Việt Nam (2007), Giáo trình thực hành kỹ thuật và thể loại báo in, Công ty in Tạp chí Cộng Sản, Hà nội.

13. Khoa Báo chí (1998), Nhà báo, bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.

14. TS. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp trong môi trường truyền thông hiện đại, NXb Thông tin và Truyền thông.

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nhiều tác giả (1994), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nhiều tác giả (2005), Các thể loại báo chí, Nxb ĐHQG TPHCM.

18. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn (tập I, II), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

19. Phân viện Báo chí Tuyên truyền (1998), Nhà báo, bí quyết, kỹ năng, nghề nghiệp (kinh nghiệm nghề nghiệp của báo chí phương Tây), Nxb Lao động. 20. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung

tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

21. Trần Thế Phiệt (1995), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Hà Huy Phượng(2004)- Giáo trình nhập môn báo in.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 89 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)