Mức độ quan tâm của công chúng tới trang Nghề báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 71 - 86)

Với quá trình khảo sát cẩn thận và trung thực, có thể thấy rằng, tỷ lệ quan tâm đọc trang nghề báo trên báo Nhà báo và Công luận là chưa cao. Cụ thể là mức độ thường xuyên là 26,7%, mức độ thỉnh thoảng là 40%, ít là 23,3 và không bao giờ là 10%. Tác giả đã khảo sát trên nhiều đối tượng bạn đọc nhưng tập trung chủ yếu là các hội viên HNBVN, các nhà báo, phóng viên trong và ngoài tòa soạn, các giảng viên báo chí, sinh viên báo chí…Đó là những đối tượng công chúng chính của chuyên trang và thường là những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Việc công chúng chưa có sự quan tâm nhiều cho chuyên trang được thể hiện qua khảo sát trên là do nhiều nguyên nhân. Có thể rút ra những nguyên nhân sau đây:

+ Nguyên nhân khách quan

Sự bùng nổ thông tin đã khiến thị trường báo chí bị bão hòa. Cuộc cách mạng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với những tiện ích của nó đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận và hưởng thụ thông tin của công chúng khiến báo in rơi vào cuộc cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác và với chính nó. Trong bối cảnh hầu hết các tờ báo in đều có phiên bản điện tử để tăng tính tương tác, quảng bá và tạo hiệu ứng kép với độc giả thì báo NB&CL không có được thế mạnh này.

+ Nguyên nhân chủ quan

Báo NB&CL hiện vẫn chưa xác định được đối tượng độc giả chuyên biệt của mình. Cho đến nay, báo NB&CL chưa có điều tra cơ bản về bạn đọc. Một tờ báo muốn cải tiến nội dung và hình thức, trước tiên, phải xác định độc giả của mình mong muốn điều gì ở tờ báo? Một tờ báo sẽ không đơn giản có thể tự bù đắp được những khiếm khuyết, nhược điểm của chính mình. Lúc này, những ý kiến đóng góp của độc giả (đối tượng thụ hưởng sản phẩm) là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, để cải tiến nâng cao chất lượng báo NB&CL,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả, cần phải tiến hành công tác điều tra lấy ý kiến đóng góp của độc giả.

Hiện báo NB&CL có lượng phát hành khoảng 7.000 tờ/kỳ - 8000 tờ/kỳ. Để duy trì và nâng cao lượng phát hành, báo NB&CL đã ký hợp đồng phát hành dài kỳ với một số HNB địa phương, các doanh nghiệp... Tuy nhiên, tờ báo đến nay vẫn chưa có được lượng bạn đọc đông đảo, tia-ra phát hành còn thấp và chưa thực sự ổn định, bền vững.

Công tác tài chính, chi trả nhuận bút chưa theo kịp sự đổi mới của tờ báo; chưa khuyến khích và hạn chế trong việc thu hút các cây bút giỏi cộng tác với báo. Và do đó, việc tạo ra những trang báo hấp dẫn, thu hút độc giả vẫn là khó khăn.

Tiểu kết chương 2:

Ban Biên tập báo Nhà báo và Công luận xác định cải tiến tờ báo nói chung và trang nghề báo nói riêng. Mọi sự thay đổi đều nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều độc giả. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát tại tòa soạn và thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - đồng thời cũng là những độc giả thường xuyên của Báo Nhà báo và Công luận, cùng với một số nhà báo của tòa soạn, để tìm hiểu ý kiến đánh giá của họ về chất lượng nội dung và hình thức chuyên trang Nghề báo. Tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát và những ý kiến thu được để có thêm căn cứ cho việc đề xuất đổi mới tổ chức nội dung trang Nghề báo theo hướng ngày càng gần gũi, thiết thực với độc giả ở phần chương 2. Với những nội dung phân tích, đánh giá sâu ở chương này, luận văn đã đặt ra vấn đề cấp thiết của việc cần đổi mới nội dung thông tin trên chuyên trang để nâng cao hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng thông tin ngày càng cao của công chúng.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUYÊN TRANG NGHỀ BÁO CỦA BÁO NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN

3.1. Giải pháp vĩ mô

* Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến một số hạn chế còn tồn tại của chuyên trang và sự cấp thiết phải đổi mới, đó là:

+ Thiếu định hướng, đường lối phát triển rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn cho chuyên trang. Êkíp thực hiện phải vạch ra được một bản kế hoạch thực hiện trang trong vòng ít nhất một tháng. Điều này vừa tránh được sự bị động, có đủ bài “gối” vừa khiến cho việc chọn lựa nhân vật được kỹ lưỡng hơn, thích hợp hơn, vì thế sẽ tạo nên sức hấp dẫn hơn. Việc lựa chọn nhân vật hay vấn đề trò chuyện không chỉ vừa phải đáp ứng được yêu cầu thời sự, hấp dẫn mà còn phải phản ánh được quan điểm, thái độ của Tòa soạn

+ Êkíp thực hiện chưa thực sự bám sát đời sống báo chí, nói một cách khác chưa “nằm vùng” để có thể cảm nhận rõ “hơi thở”, chưa cập nhật liên tục những diễn biến trong đời sống báo chí. Chính vì thế sẽ xảy ra thực trạng vừa nói ở trên là vấn đề báo chí, nhân vật báo chí cần nói, cần phản ánh lại không xuất hiện trên mặt báo.

* Từ những lí do đó, có thể thấy rằng việc định hướng chiến lược cho chuyên trang là rất quan trọng và việc đó cần được BBT báo Nhà báo và Công luận quân tâm và chỉ đạo. Giải pháp vĩ mô được cho là vấn đề đầu tiên giúp việc đổi mới và cải tổ chuyên trang được xúc tiến nhanh và kịp thời nhất. Về vấn đề này, nhà báo Trần Lan Anh - Phó Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận cũng khẳng định: Trong tương lai, chuyên trang nghề báo sẽ được “thay da đổi thịt” cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Quan điểm của Hội Nhà báo Việt Nam nói chung và báo Nhà báo và Công luận riêng là sẽ hướng đến xây dựng một diễn đàn thực sự hữu ích cho người làm báo, nghiên cứu báo chí, hoạt

động trong lĩnh vực báo chí. Từ đó, sẽ xúc tiến việc nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên trang, tạo nên thương hiệu cho trang Nghề báo trong thời gian tới.

* Xây dựng mạng lưới cộng tác viên cho chuyên trang:

- Cộng tác viên là các chuyên gia thuộc lĩnh vực báo chí, các nhà báo, giảng viên báo chí thường xuyên tham gia viết và bình luận các vấn đề thời cuộc liên quan đến báo chí.

- Cộng tác viên là các cây bút chuyên nghiệp, có tên tuổi: Cần ít nhất 2 CTV. Mục đích là làm sang tờ báo, hấp dẫn bạn đọc bởi chất lượng bài viết của họ.

+ Cộng tác viên đứng các chuyên mục cũng rất quan trọng để tạo bản sắc riêng cho chuyên trang.

+ Cộng tác viên ảnh: 01 CTV là phóng viên ảnh chuyên nghiệp có thể tại tòa soạn hoặc ngoài tòa soạn.

* Không chỉ xây dựng mạng lưới CTV mà việc tạo sự gắn kết với cộng tác viên cũng rất cần thiết. Cụ thể là:

+ Cần thiết lập một số điện thoại “nóng”, do một biên tập viên phụ trách để sẵn sàng tiếp nhận những tin tức mới nhất của các CTV, mời các chuyên gia tham gia hàng tuần.

+ Thường xuyên liên lạc với cộng tác viên qua điện thoại hoặc email để giữ mối liên hệ hoặc đặt bài.

+ Tổ chức định kỳ các cuộc họp cộng tác viên để trao đổi và lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu của họ nhằm nâng cao chất lượng tờ báo trong quá trình phát triển.

+ Có chế độ nhuận bút xứng đáng, thù lao hỗ trợ tăng thêm… đối với đội ngũ cộng tác viên để khuyến khích, động viên họ, tạo sự gắn kết lâu bền và hiệu quả với báo và chuyên trang.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin trên chuyên trang Nghề báo Nghề báo

3.2.1. Nâng cao tính thời sự

Chuyên trang trên báo tuần nên việc cập nhật thông tin thời sự vẫn là một hạn chế cần khắc phục. Do đó, trong tương lai cần thiết đẩy mạnh việc phản ánh được những vấn đề mới, những sự kiện ít nhiều quan trọng trong lĩnh vực nghề nghiệp, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm. Nó phải đưa được và thấm đẫm “hơi thở” của cuộc sống mà làng báo đang quan tâm. Theo quan điểm của Đại tá Hòa Văn – Tổng biên tập báo Biên Phòng thì những câu chuyện tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên rất thú vị và giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nghề báo nhưng những góc nhìn, quan điểm của người làm báo về một vấn đề đang được công chúng quan tâm cũng nên được phản ánh nhiều hơn. Tính thời sự được nâng cao vừa tạo nên sự sinh động trong hoạt động tác nghiệp, vừa làm phong phú cho diễn đàn thông qua các chia sẻ của người trong nghề. Do vậy, một số các sự việc “nóng” trong tuần nên có những ý kiến bàn luận của các chuyên gia, những người làm báo có kinh nghiệm; hay nên có những cuộc gặp gỡ với những người làm báo xả thân theo đuổi các vụ việc một cách cập nhật nhất...

3.2.2. Đề tài đa dạng, phong phú nhiều chiều hơn

Thông tin đa dạng, nhiều mặt của đời sống báo chí cũng là vấn đề cần được nâng cao hơn nữa. Theo nhận định của nhà báo Hà Hồng Sâm – Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận thì: Dường như nhìn nhận lại của 52 kỳ Nghề báo trong một năm độc giả mới chỉ hình dung một phần nào đó chứ chưa phải là toàn cảnh đời sống báo chí Việt Nam trong một năm. Ngoại trừ một số kỳ khá hấp dẫn, với cách trò chuyện, cách viết lôi cuốn, phần đa còn lại vẫn còn mang tính cứng nhắc, chưa thực sự “hút” độc giả. Một điều đáng nói là Nghề báo thực chất là viết về các nhà báo, cho các nhà báo nhưng dường như

những người làm báo thực sự, những người đang thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ cả máu để tác nghiệp ngoài hiện trường chưa thấy mình nhiều trên các trang báo. (Xem thêm phần mục lục 2). Một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này chính là vì phóng viên thực hiện chuyên trang ít lại quá ít cộng tác viên tham gia. Trong tương lai, để nâng cao chất lượng nội dung, sự tham gia của nhiều đối tượng công chúng trong các công đoạn hình thành tác phẩm (các chuyên gia, các cộng tác viên, thông tin viên)… về vấn đề của làng báo là điều rất quan trọng để tạo sự phong phú, đa dạng và toàn diện cho chuyên trang.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập báo điện tử Vietnamplus cho rằng: Hiện tại ở Việt Nam có một vài báo/website dành riêng chuyên mục để nói về báo chí nhưng chừng ấy chưa đủ. Cần phải có những nội dung thực sự bổ ích cho nhà báo như các trang của nước ngoài là Poynter.org, Journalism.co.uk..., từ cung cấp các kỹ năng, các ứng dụng hiện đại phục vụ tác nghiệp, cho đến giới thiệu các khóa đào tạo, cung cấp tài liệu, thậm chí còn là những thông tin tuyển dụng... Các website khác muốn mở chuyên mục và cung cấp những nội dung này cũng không phù hợp, nhưng Nhà báo và Công luận trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam và có chức năng đó, vậy tại sao lại không đi vào "thị trường ngách" này để tạo bản sắc riêng. (Xem phần phụ lục 4).

3.2.3. Nâng cao tính tương tác

Đây là điểm chưa thực sự được chú trọng trong công tác tổ chức chuyên trang. Đó là điểm hạn chế cần nâng cao hơn nữa để phát triển chuyên trang. Cần phải có chiến lược để khi có thông tin mới nhất thì phải nhanh chóng đưa lên mobile cũng như website trước. Nhà báo Lê Quốc Minh cho rằng: Nhà báo và Công luận đã có phiên bản mobile nhưng thực ra chưa thấy có chiến lược đầu tư thực sự cho lĩnh vực này, nó chẳng qua chỉ là phiên bản website thu gọn. Một vấn đề cần quan tâm là Việt Nam có số lượng người trẻ

khá lớn nên họ càng dùng điện thoại di động nhiều, nếu không có chiến lược về mobile thì sẽ mất đi tệp độc giả quan trọng này. (xem thêm phụ lục 4).

Đặc biệt đó chuyên trang nên tổ chức các diễn đàn - là một hình thức tốt nhất nhằm tạo ra sự tương tác giữa toà soạn và độc giả, bên cạnh đó, các diễn đàn tốt, gây được tiếng vang sẽ tạo nên hiệu ứng xã hội đối với tờ báo.

3.2.4. Tăng thêm gương mặt nhà báo và câu chuyện “bếp núc”

nghề nghiệp

Nhà báo Lê Như – Phó Tổng biên tập báo Tiếng nói Việt Nam cho rằng: Những gương mặt trên trang nghề báo đã tạo nên sự đặc sắc và hấp dẫn. Tuy nhiên nên có thêm gương mặt “lão làng” bên cạnh phần lớn những gương mặt làm báo “đương thời” vẫn xuất hiện trên Nghề báo lâu nay, bởi nghề báo có “tuổi thọ” khá cao và họ vẫn sử dụng lao động quá khứ trong sáng tạo tác phẩm khá nhiều, mà không phải người làm báo trẻ nào cũng có được kinh nghiệm và vốn sống như họ (xem thêm phụ lục 3).

Còn nhà báo Trần Đức Chính – nguyên Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận thì góp ý rằng: Trang Nghề báo là “đặc sản” của báo NB&CL, dù báo chí có phát triển tới đâu thì “đặc sản” vẫn là “đặc sản”. Vấn đề này là mở để các nhà báo tự nói chuyện về mình, không phải để khoe nghề, dạy nghề mà để kéo công chúng vào hậu trường, cao hơn sẽ cùng tham gia làm nghề với báo NB&CL. Đồng thời, cũng cần một diễn đàn để biểu dương các nhà báo dấn thân với cuộc sống… (Xem thêm phụ lục 1)

Đặc biệt, qua các câu hỏi khảo sát về sự quan tâm của độc giả tới chuyên trang, tác giả luận văn có nhận được nhiều những ý kiến khẳng định rất thích và thường xuyên đọc những bài viết về chủ đề “bếp núc” đằng sau những con chữ. Nhà báo Kim Khánh – Phó Tổng Biên tập tạp chí Thương Gia

góp ý: Những câu chuyện tác nghiệp làm nên những bài báo sinh động và cuốn hút. Người đọc cần những thông tin đằng sau những tác phẩm để hiểu

hơn về công việc của những người làm báo, mồ hôi, nước mắt của họ cho thứ nghề nghiệp cao quý này. Chuyên trang Nghề báo đã làm được phần nào nhiệm vụ này nhưng vẫn cần thêm nhiều hơn nữa những bài viết hậu trường đó gắn liền với những sự việc, những bài viết, những nhà báo xông xáo, làm báo từ trái tim. Có được càng nhiều câu chuyện, chuyên trang càng trở nên đa dạng và hấp dẫn.

3.3.5. Quan tâm lựa chọn đối tượng, nhân vật đặc sắc, điển hình

Nhà báo Hồng Sâm – Thư ký tòa soạn cho rằng: Một điều đáng nói là Nghề báo thực chất là viết về các nhà báo, cho các nhà báo nhưng dường như những người làm báo thực sự, những người đang thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ cả máu để tác nghiệp ngoài hiện trường chưa thấy mình nhiều trên các trang báo (Xem thêm phụ lục 2). Điều này chỉ ra rằng, trang nghề báo cần thiết có sự chọn lọc hơn nhân vật phỏng vấn, phản ánh. Như thế những tác phẩm sẽ “đắt” và hay hơn.

3.3. Giải pháp nâng cao hình thức

3.3.1. Nên tăng thêm diện tích cho Nghề báo

Là diễn đàn của giới báo chí nhưng trang Nghề báo của Nhà báo và Công luận hiện nay chỉ có diện tích 1 trang báo trong khi những vấn đề của đời sống báo chí ngày càng sôi động, đa dạng. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng diện tích trang báo lên hai trang để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Theo Nhà báo Lê Như – Phó Tổng biên tập báo Tiếng Nói Việt Nam: Báo Nhà báo và Công luận ra mỗi tuần một số nhưng chuyên mục Nghề báo chỉ có 1 trang, và trong 1 trang ấy thường chỉ viết hoặc trò chuyện về 1 nhân vật. Như vậy, trong 1 năm có tổng cộng khoảng 52 nhân vật. Tôi cho là quá ít. Nên tăng thêm diện tích cho Nghề báo ( Xem thêm phần phụ lục số 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông tin trên trang nghề báo của báo nhà báo và công luận thực trạng và giải pháp phát triển ( khảo sát năm 2011 2012) (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)