Các yếu tố ảnh hƣởng đến tự quản lý hoạt động học tập của sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tự quản lý hoạt động học tập của sinh

sinh viên theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ:

Nhận thức về hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Nhận thức học tập

đúng đắn sẽ phát huy tính tự giác học và nghiên cứu, qua đó góp phần giúp cho sinh viên rèn luyện khả năng tự quản lý hoạt động học tập của bản thân.

- Động cơ học tập:

Động cơ học tập có vai trò rất quan trọng với quá trình học của sinh viên. Nó là yếu tố thúc đẩy người học hành động, giúp họ vượ qua hó khăn để đả được mục tiêu đã định. Từ đó quyết định mức độ thành công của kết quả học tập. Quá trình học tập của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào động cơ học tập của họ phát triển đến mức nào.

Động cơ học tập của người học ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành quá trình học tập. Nó thúc đẩy người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức của nhân loại nhanh và hiệu quả nhất thông qua học tập của bản thân.

- Thái độ học tập của sinh viên:

Thái độ học tập tích cực của sinh viên thể hiện ở sự tự giác, chủ động, độc lập trong học tập, có nhu cầu nhận thức để nâng cao trình độ chuyên môn, có niềm vui hứng thú trong học tập, luôn mong muốn thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học của mình, hăng hái đọc thêm các tài liệu, có hứng thú học tập… Khi sinh viên đã có thái độ học tập đúng đắn thì sẽ tự lập cho mình một kế hoạch học tập phù hợp và thực hiện kế hoạch đó một cách có hiệu quả.

1.3.2. Các yếu tố khách quan

- Mối quan hệ giữa giảng viên – sinh viên trong quá trình học tập Như chúng ta đã biết, dạy học là một quá trình hành động thống nhất giữa giảng viên và sinh viên, trong quá trình đó giảng viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hành động nhận thức của sinh viên, sinh viên tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hành động nhận thức của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. Quá trình đó luôn luôn vận động và phát triển

tuân theo những quy luật nhất định, phản ánh những mối liên hệ tất yếu, chủ yếu vốn có. Chỉ trong sự tác động qua lại tích cực giữa thầy và trò mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học, nếu phá vỡ mối liên hệ này sẽ làm mất đi quá trình toàn vẹn đó.

Trong hành động tự quản lý học tập theo phương thức đạo tạo tín chỉ hiện nay, sinh viên hoàn toàn chủ động cả về nội dung, phương pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện các hành động. Giảng viên phần lớn thời gian thông qua các nhiệm vụ nhận thức giao cho người học thực hiện. Tuy nhiên, người học chỉ thực sự phát huy tính tích cực và sáng tạo của bản thân trong hành động học tập trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển của giảng viên thông qua các hình thức dạy học như diễn giảng, thảo luận…

- Tổ chức quản lý, đào tạo của nhà trường theo phương thức tín chỉ Nội dung chương trình đào tạo của trường cũng là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến học tập của sinh viên. Nếu chương trình đào tạo còn quá nặng hay thiên về lý thuyết mà không có thực hành, dễ làm cho sinh viên mệt mỏi và áp lực, không có hứng thú học tập. Việc tổ chức dạy học, tổ chức lớp học trong đào tạo tín chỉ nếu không đúng kế hoạch, chương trình sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch học tập của sinh viên.

- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ học tập của sinh viên

Một yếu tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên là điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Cơ sở vật chất là phòng học, tài liệu tham khảo, các phương tiện phục vụ quá trình học của sinh viên… Sinh viên không thể học tập hiệu quả khi phòng học học tập không đáp ứng được, sách và tài liệu tham khảo không được cập nhật…

Tiểu kết

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm chính thống nào về tự quản lý hoạt động học tập. Trong phạm vi đề tài, tôi cho rằng tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo tín chỉ là hoạt động sinh viên tự nỗ lực học tập ở trong và ngoài lớp. Bản thân người học là chủ thể hành động tích cực, tự giác nhằm chiếm lĩnh các tri thức, hành động kỹ xảo.

Những biểu hiện của tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên theo phương thức đào tạo tín chỉ trong giới hạn của đề tài tập trung vào các biểu hiện sau:

- Hành động tự lập kế hoạch học tập bao gồm: tự thiết lập mục tiêu học tập và dự báo năng lự, tự lập kế hoạch học tập, tự lựa chọn phương thức thực hiện hành động học tập.

- Hành động tự quản lý quá trình học tập bao gồm: tự quản lý thời gian học tập trong và ngoài giờ lên lớp, tự quản lý các hành động học tập, tự kiểm tra và đánh giá các hành động học tập đó.

- Ttự quản lý nguồn lực phục vụ hoạt động học tập bao gồm các hành động: tự tạo động lực cho bản thân, tìm kiếm và sử dụng tài liệu, tự quản lý nguồn lực kinh tê

Những yếu tố tác động tới việc tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên được xem xét ở hai mặt:

- Yếu tố chủ quan: Nhận thức của sinh viên về hành động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ, động cơ học tập, thái độ học tập của sinh viên.

- Yếu tố khách quan: Mối quan hệ giữa giảng viên – sinh viên, tổ chức quản lý, đào tạo của nhà trường theo tín chỉ, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)