Vài nét về trƣờng Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về trƣờng Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1994 theo Nghị định số 31CP của Chính Phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau 18 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng phát triển và hoàn thiện theo mô hình đầy đủ của một đại học vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có tổng số 19 đơn vị thành viên.

Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc – vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, có truyền thống đấu tranh cách mạng, giàu tiềm năng phát triển và có địa bàn chiến lược dặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Đến năm 2012, Đại học Thái Nguyên có hơn 4.000 cán bộ viên chức với trên 2.600 cán bộ giảng dạy, trong đó có 111 giáo sư và phó giáo sư; 320 tiến sỹ. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013, Đại học Thái Nguyên tổ chức tuyển sinh trong cả nước, theo phương thức tuyển sinh “ba chung” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở 95

ngành với 152 chuyên ngành (chương trình) đào tạo đại học, chỉ tiêu đại học chính quy là 10.735; 17 ngành với 19 chuyên ngành (chương trình) đào tạo cao đẳng chính quy, chỉ tiêu cao đẳng chính quy là 1.880 sinh viên. Đặc biệt, hiện nay Đại học Thái Nguyên đã nhập khẩu nhiều chương trình đào tạo tiên tiến bậc đại học từ một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới như: Anh, Mỹ, Pháp… và xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao, sẽ giúp cho các thí sinh mở rộng hơn nữa cơ hội lựa chọn ngành nghề học tập.

Để phát triển và khẳng định thương hiệu, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng triển khai và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế ở các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đến nay, Đại học Thái Nguyên đang có quan hệ hợp tác về đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ với trên 60 trường đại học và trung tâm nghiên cứu có chất lượng cao trên thế giới.

Các sinh viên của Đại học Thái Nguyên sau khi tốt nghiệp ra trường phần lớn đã tìm được công việc phù hợp với khả năng và ngành nghề đào tạo, trong đó có nhiều người hiện nay đã và đang giữ nhiều cương vị quan trọng trong Đảng, các cơ quan nhà nước ở các cấp Trung ương và địa phương.

Tất cả những nỗ lực nêu trên đã phản ánh cam kết mạnh mẽ của Đại học Thái Nguyên trong quá trình cải tiến chất lượng, nâng cao uy tín trong và ngoài nước, dần khẳng định vị trí là một trong những đại học Vùng đa ngành, đa lĩnh vực lớn nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)