Các hành động tự quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 71 - 75)

Kết quả từ biểu đồ 3.7 cho thấy những sinh viên thường xuyên thực hiện các hành động tự lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp là những sinh viên có học lực giỏi và khá . Đặc biệt là hoạt động thường xuyên “Bổ xung bài ghi trên lớp còn

thiếu” có 57.10% là sinh viên giỏi và 47.90% sinh viên có học lực khá, tiếp đến

là hoạt động thường xuyên “Phối hợp với bạn chuẩn bị nội dung chủ đề thảo

Bảng 3.5. So sánh đánh giá của sinh viên về tự quản lý hoạt động tự học

Nội dung Giỏi Khá Trung

bình Kém Tự lập đề cương, dàn ý sau khi học 2.17 2.33 2.21 2.00 Trao đổi với thày, với bạn học 2.40 2.24 2.19 2.23 Lập kế hoạch học cho từng môn 2.26 2.18 2.23 2.03 Chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên 1.94 1.71 1.75 1.80 Bổ xung bài ghi trên lớp còn thiếu 2.54 2.42 2.44 2.28 Tự hệ thống hóa nội dung bài ghi trên

lớp 2.26 2.18 2.11 2.03

Tự chuẩn bị cho giờ thảo luận theo chủ

đề thầy cô giao 2.23 2.10 2.14 2.08

Phối hợp với bạn chuẩn bị nội dung

chủ đề thảo luận 2.43 2.23 2.11 2.15

Trong các số liệu về điểm trung bình được nêu trong bảng 3.5 trên, tôi chú ý tới item “chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên” có điểm trung bình ở mức độ thấp hơn so với các item về tự lập kế hoạch học tập trên lớp ở các năng lực học tập. Hầu hết sinh viên chỉ lĩnh hội trực tiếp tri thức khi nghe giảng trên lớp và ít khi nêu vấn đề hay chuẩn bị các thắc mắc để hỏi lại giảng viên. Theo tôi, đó là tâm lý chung, vốn đã ăn sâu vào thói quen học tập của sinh viên ngay từ những bậc học trước. Tuy nhiên, những sinh viên có học lực giỏi thì có mức độ thực hiện hoạt động này nhiều hơn là so với các sinh viên có học lực kém hơn (ĐTB = 1.94).

Hoạt động được các bạn thực hiện ở mức cao là “Bổ sung bài ghi trên

lớp còn thiếu” (ĐTB > 2.34) ở mọi mức độ năng lực học tập. Điều này

bổ sung vào luận điểm trên khi nhận xét rằng sinh viên học tập còn mang tính thụ động. Sinh viên vẫn chú trọng tới những tri thức cung cấp trên lớp, trong khi đó những nội dung hoạt động chuẩn bị khác không được thực hiện ở mức độ cần thiết nhằm mở rộng tốt hơn vốn tri thức của sinh viên.

Như vậy, có thể thấy rằng những sinh viên thường xuyên tự học là những học sinh có kết quả học tập tốt, có thành tích trong học tập. Điều này cho thấy, việc lập kế hoạch học tập cho việc học tập trên giảng đường là quan trọng mà ngay cả việc lập kế hoạch học tập ngoài giờ lên lớp cũng đóng vai trò quan trọng tới thành tích học tập của sinh viên. Với số liệu thu thập được, cũng cho thấy nhiều sinh viên có ý thức tự giác, chủ động trong học tập. Tuy nhiên, với mức độ thực hiện khác nhau, sinh viên sẽ đạt được những hiệu quả khác nhau trong học tập.

Điều tra kĩ hơn về thực trạng thực hiện các hoạt động giúp cho việc lập kế hoạch học tập tốt hơn, bảng 3.6 dưới đây là kết quả phân tích của thực trạng này.

Bảng 3.6 thể hiện số lượng lớn sinh viên (57.5%) luôn tự động viên, khuyến khích mình trong suốt quá trình học tập. Sinh viên tích cực thực hiện việc tự vạch ra mục tiêu học tập cho bản thân nhưng không đạt được kết quả như mong muốn (71.7%). Tuy nhiên, sinh viên không thường xuyên đến thư viện (trong trường hoặc ở ngoài) để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc học (29.9%).

Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các hành động học tập Hành động học tập Hành động học tập Tỷ lệ % Trung bình Thực hiện cao Có thực hiện nhưng kết quả không cao Không thực hiện 1. Tự vạch ra mục tiêu học tập cho bản thân 21.2 71.7 7.1 2.14

2. Đến thư viện (trường hoặc ở ngoài) để tìm các loại sách tham khảo, chuyên để phục vụ cho môn học đang được học

17.7 52.4 29.9 1.88

3. Ôn lại bài sau mỗi buổi học 34.5 50.9 14.6 2.20 4. Tự hệ thống bài học theo dàn ý

của mình 32.7 49.6 17.7 2.15

5. Tự lập thời gian biểu cho việc

học tập 41.2 42.7 16.2 2.25

6. Tự đặt mục tiêu học tập và tự

kiểm tra, đánh giá việc học tập 39.4 50.7 10 2.29 7. Tự rèn luyện sức khỏe đảm bảo

cho việc học tập 46.2 39.4 14.4 2.32

8. Tự động viên, khuyến khích bản

thân trong quá trình học tập 57.5 36.3 6.2 2.51 9. Tìm kiếm môi trường học tập phù

hợp nhằm tiếp thu bài tốt nhất 49.6 42.9 7.5 2.42

Điều này cho thấy mặc dù sinh viên đều đã tiến hành các hoạt động một cách tích cực, nhưng những hoạt động mà sinh viên thực hiện cao không phải là những hoạt động liên quan trực tiếp tới việc lập kế hoạch học tập hay chuẩn bị tâm thế cho bài học trên lớp. Những nội dung quan trọng phục vụ cho việc chuẩn bị và ôn tập các bài học ngoài giờ lên lớp cũng trên giảng đường không được thực hiện một cách có hiệu quả. Số lượng sinh viên lựa chọn phương án thực hiện các hoạt động này chiếm số lượng không đáng kể (từ 32.7% đến 46.2%).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)