Nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập và vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập và vai trò

trò của tự quản lý hoạt động học tập theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ.

Đào tạo tín chỉ là một phương thức đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống. Nước ta hiện nay đã có một số trường đại học chủ động áp dụng phương thức đào tạo tiên tiến này. Tuy nhiên, đây là phương pháp học tập mới được áp dụng do vậy quá trình thực hiện phương pháp này còn đang trong quá trình hoàn thiện. Điều này dẫn đến việc sinh viên sinh viên chưa nhận thức được đầy đủ những ưu điểm cũng như hạn chế của phương thức học tập này. Để tìm hiểu thực trạng về nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập theo phương thức đào tạo theo tín chỉ, luận văn đã lấy ý kiến của sinh viên về những vấn đề nhận thức như cách hiểu, phương thức vận hành, những hoạt động học tập của sinh viên trong phương thức đào tạo tín chỉ. Số liệu thu được về nhận thức của sinh viên về phương thức đào tạo tín chỉ như hình 3.1 dưới đây.

Biểu đồ 3.1 cho thấy:

- Về cách hiểu, phần lớn các sinh viên tham gia khảo sát để có cách hiểu đúng đắn về hoạt động học tập theo phương thức đào tạo theo tín chỉ, Điều này thể hiện ở 80.3% sinh viên cho rằng “Sinh viên được chủ động

sắp xếp thời gian học, có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học đại học”; “Sinh viên được chọn giảng viên” chiếm 67.5%; “Sinh viên tự học là chính, thời gian lên lớp ít hơn” chiếm 65.0% và có 63,5% cho rằng “Sinh viên được chọn môn học”.

Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ

- Về phương thức học tập, số liệu cho thấy không nhiều sinh viên có nhận thức tốt về vấn đề này, chỉ có 50,7% ý kiến sinh viên đồng ý với

“Tăng cường làm việc nhóm và thảo luận theo chủ đề” và “Mỗi năm chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ 15 tuần” cũng chỉ có 47.1% có ý kiến đồng ý.

- Những hoạt động học tập của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ: một số ít lượng sinh viên cho rằng học tập tín chỉ là “Phải làm nhiều bài tập được giao” (chiếm 19.9%) và “Quỹ thời gian rảnh rỗi cho sinh viên nhiều” (chiếm 30.9%). Tuy nhiên theo thiết kế thì đây là

cũng là 2 phương án sai được đưa vào để kiểm tra mức độ nhận thức của sinh viên theo chiều ngược lại.

Như vậy, nhận thức của sinh viên về đặc điểm hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ là khá tốt. Tuy nhiên một số ít các sinh viên còn chưa hiểu đúng đắn, số lượng này không cao nhưng cũng là điều cần quan tâm để giảng viên có những chỉ dẫn cụ thể hơn nhằm giúp sinh viên có được nhận thức tốt. Nhờ đó, sinh viên mới có thể tự quản lý hoạt động học tập sao cho hợp lý với bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự quản lý hoạt động học tập theo phương thức đào tạo tín chỉ của sinh viên trường đại học Thái Nguyên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)