Các hoạt động can thiệp cho chị Trần Thị Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 110 - 139)

Bảng 2 .12 Các kỹ năng mà cán bộ tham vấn tại NNBY được tập huấn

Bảng 2.18 Các hoạt động can thiệp cho chị Trần Thị Y

Mục tiêu Hoạt động thực hiện Người Nguồn lực Kết quả dự kiến

Giúp chị Trần Thị Y giải tỏa được tâm lý, cảm xúc tiêu cực TV cho chị Trần Thị Y NTV NTV chị Trần Thị Y chị Trần Thị Y xóa bỏ được các cảm tiêu cực và tự tin hơn với vấn đề và hoàn cảnh của mình Giúp chị Trần Thị Y có được nơi ở an toàn và có thời gian nghỉ ngơi. Làm đơn xin nghỉ phép để tạm trú tại NNBY chị Trần Thị Y, NTV NTV, chị Trần Thị Y Cơ quan chị Trần Thị Y Chị Trần Thị Y yên tâm tạm trú Giúp gia đình và người thân của chị Trần Thị Y yên tâm hơn

Thông báo với gia đình về việc tạm trú tại NNBY chị Trần Thị Y, NTV và gia đình chị Trần Thị Y chị Trần Thị Y, NTV và gia đình chị Trần Thị Y Gia đình và người thân của chị Trần Thị Y yên tâm hơn khi biết chị đang ở NNBY Giúp chị Trần Thị Y ổn định sức khỏe chị Trần Thị Y được khám và chữa bệnh chị Trần Thị Y, NTV, bác sỹ chị Trần Thị Y, NTV, bệnh

viện đa khoa Đức Giang chị Trần Thị Y được khám và điều trị bệnh Giúp chị Trần Thị Y ly thân tạm thời với chồng chị Trần Thị Y đã thuê nhà ở riêng NTV, chị Trần Thị Y NTV, chị Trần Thị Y, gia đình chị Trần Thị Y chị Trần Thị Y không bị bạo lực Chồng chị Trần Thị Y suy nghĩ về những hành vi của mình thời gian vừa qua

Giúp chị Trần Thị Y hồi gia và hòa nhập cộng đồng ThV cho chị Trần Thị Y trước khi hồi gia NTV NVXH chị Trần Thị Y Chị Trần Thị Y Con gái NTV Chị Trần Thị Y hòa nhập với cộng đồng tốt hơn và thuận lợi

trong công việc NTV đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đối chất…Một số câu hỏi nêu ra với chị Trần Thị Y như

“Bây giờ chị đã có dự định gì cho vấn đề của chị chưa?” “Với cách giải quyết chị vừa nêu chị thấy có những ưu điểm gì?” “Những nguy cơ gì có thể xảy ra nếu chị làm theo cách chị vừa nói?” …Với kỹ năng thấu cảm, phản hồi NTV có đưa ra một số câu như sau: thấu cảm “Tôi biết lúc này chị đang băn khoăn không biết mình nên

làm gì?”, kỹ năng phản hồi “vậy ư” “vậy à”, kỹ năng lắng nghe “Tôi vẫn đang nghe chị nói” hoặc hành vi phi ngôn từ “gật đầu khi chị Trần Thị Y nói”…

Với việc sử dụng các kỹ năng lăng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm NTV giúp cho chị Trần Thị Y có thể có thề đưa ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Mỗi giải pháp chị Trần Thị Y có thể biết được những ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp và những tình huống có thể nảy sinh. Đồng thời NTV có sử dụng lý thuyết nhận thức nhằm nâng cao nhận thức cho chị Trần Thị Y nhằm thay đổi nhận thức cho chị Trần Thị Y có thể ban đầu chị Trần Thị Y có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, chưa đúng. Với việc vận dụng lý thuyết nhận thức sẽ giúp cho thân chủ có thể thay đổi nhận thức, nhận thức đúng hơn về vấn đề, hoàn cảnh của mình.

Bước 4: Triển khai công việc

Trong giai đoạn này, NTV cần sử dụng những kỹ năng giao tiếp, đặt câu hỏi, lắng nghe, thấu cảm, phản hồi, khích lệ… để thúc đẩy tiến trình, đôi khi cũng cần phải rà soát lại mục tiêu đã đặt ra trong gia đoạn trước.

Trên cơ sở các giải pháp mà NTV đã cùng chị Trần Thị Y đề ra và lựa chọn đến việc thực hiện lại là khâu quan trọng. Bởi có nhiều giải pháp được để ra song nếu chị Trần Thị Y không thực hiện, triển khai thì vấn đề của chị Trần Thị Y sẽ không được giải quyết.

Việc tiếp theo là NTV để chị Trần Thị Y tự liên hệ với gia đình thông qua điện thoại di động, báo tin cho bố mẹ và các anh chị em biết chị hiện tại đang được an toàn tại NNBY. Đồng thời chị Trần Thị Y cũng mở lại điện thoại của mình để chồng liên lạc, đúng như dự kiến là chồng chị sẽ lùng sục và tìm chị nên anh Đào Văn T đã gọi điện cho chị ngay sau đó. Chị Trần Thị Y đã nói với chồng hiện tại đang tạm lánh tại NBY – nơi hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ của TW Hội LHPN Việt Nam.

Kết quả: Gia đình bố mẹ đẻ chị Trần Thị Y vì chưa hiểu NNBY là nơi thế nào nên đã tức tốc đến Phòng ThV (nơi tiếp đón và sàng lọc nạn nhân ban đầu để tiếp nhận vào NNBY) để yêu cầu gặp chị Trần Thị Y. Vì biết trước có tình huống này nên NNBY đã có chuẩn bị tiếp đón và giới thiệu về NNBY để người nhà chị Trần Thị Y có cơ hội được biết đến mô hình này, đồng thời cho chị Trần Thị Y được gặp người nhà tại đó để mọi người yên tâm về chị.

tìm đến Phòng TV để “đòi” vợ về, nhưng với kinh nghiệm và bản lĩnh làm việc với người gây BLGĐ, các NTV tại đây đã làm rất tốt việc giải thích để anh Đào Văn T hiểu về NBY, vì sao vợ anh Đào Văn T phải vào tạm lánh ở đây, anh Đào Văn T đã có hành vi vi phạm pháp luật thế nào và anh Đào Văn T đã nhầm tưởng về quyền hạn của mình với người vợ ra sao. Sau buổi gặp đó, chồng chị Trần Thị Y đã không trở lại lần nào, cũng không gọi điện hay có lời lẽ đe dọa nào đến chị Trần Thị Y nữa. Kết quả đạt được chưa rõ ràng lắm, nhưng ban đầu chị Trần Thị Y đã không còn cảm giác bất an nữa, chị nói chuyện về quyết định ly thân của mình dứt khoát hơn. Chị vui vẻ và chơi đùa với con nhiều hơn thay vì những ngày đầu luôn căng thẳng, để con chơi một mình mà liên hệ với hết người này người kia hỏi thông tin chồng phản ứng ra sao? Nói gì vì sự ra đi của mình…

Chị Trần Thị Y cũng đã được NVXH đưa đi kiểm tra sức khỏe theo kế hoạch. Kết quả rất may mắn là chị chỉ bị tổn thương phần mềm, không phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương bên trong.

Trong quá trình chuẩn bị ly thân sau khi có sự bàn bạc với NTV và NVXH, chị Trần Thị Y đã chủ động liên hệ và thông báo với chồng về quyết định của mình. Nội dung thống nhất rằng cuộc nói chuyện sẽ tập trung vào việc nói rõ nguyện vọng ly thân của chị, đồng thời vẫn nhấn mạnh những nguyên nhân và tổn hại do BLGĐ của anh chồng gây ra, nhưng vì con gái và mong muốn sự hợp tác nên chị Trần Thị Y sẽ đưa ra thỏa thuận với chồng. Nếu chồng chị thuận tình và hợp tác ly thân chị cũng như NBY sẽ không đưa vấn đề vi phạm luật BLGĐ của chồng chị ra trước cơ quan anh Đào Văn T và yêu cầu xử lý pháp luật, còn không thì ngược lại anh Đào Văn T đủ điều kiện bị xử lý pháp luật và tương lai sẽ không mấy tốt đẹp nếu không hợp tác ly thân.

Kết quả là chồng chị Trần Thị Y đã đồng ý với chị qua điện thoại sẽ ly thân với chị Trần Thị Y, nhưng nếu có thể vẫn xin chị Trần Thị Y cơ hội để quay lại và sửa chữa những sai lầm. Tuy nhiên, chị Trần Thị Y là người hiểu rõ nhất chồng mình và với chị vấn đề tình cảm mới là quan trọng, khi tình cảm và sự tôn trọng lẫn nhau đã không còn thì chị không có lý do gì để chấp nhận chồng và quay về một cách dễ dàng nên chị đã quyết định ly thân nửa năm khoảng thời gia đó để chồng chị Trần Thị Y suy nghĩ về tất cả và thay đổi, trường hợp nửa năm nếu anh Đào Văn T không thay đổi chị Trần Thị Y sẽ ly hôn. Trong thời gian nửa năm đó chị và con chị sẽ tạm trú tại NNBY, sau khi hồi gia chị cùng con sẽ ra ở riêng, thuê nhà riêng.

Sau khi chị Trần Thị Y đã quyết định và thống nhất với chồng việc ly thân và đã được hỗ trợ để chị Trần Thị Y ổn định về tâm lý và trở lại trạng thái cân bằng NTV làm thủ tục để chị Trần Thị Y được hồi gia theo quy định của NNBY.

Để đạt được kết quả đó NTV đã sử dụng kỹ năng: phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng đối chất, kỹ năng giám sát…

NTV đã ứng dụng lý thuyết nhận thức giúp chị Trần Thị Y thay đổi nhận thức trước khi đến với NNBY chị Trần Thị Y luôn có ý định ly hôn và đưa chồng ra pháp luật đặc biệt là để cơ quan chức năng làm việc với cơ quan của chồng chị Trần Thị Y nhưng nếu làm như vậy chồng chị Trần Thị Y sẽ bị buộc thôi việc, xuất ngũ. Nhưng sau khi đã nhận thức được vấn đề chị Trần Thị Y đã thay đổi quyết định chị sẽ cho anh cơ hội để anh Đào Văn T hay đổi và làm lại từ đầu đó là chị sẽ ly thân với anh đề cho anh có cơ hội được thay đổi và làm lại

Bước 5: Kết thúc

Sau thời gian làm việc với chị Trần Thị Y NTV và NVXH có cùng với chị Nguyễn Thị X, NVXH đánh giá sơ bộ về vấn đề của chị Trần Thị Y, chị Trần Thị Y đã có sự tiến bộ và thay đổi về mặt tâm lý và cảm xúc, chị Trần Thị Y có thể làm được những công việc tiếp theo của mình chúng tôi đã đi đến quyết định nới lỏng mối quan hệ với chị Trần Thị Y trước khi cho chị Trần Thị Y hồi gia.

Bước 6.Theo dõi

Với trường hợp chị Trần Thị Y sau khi đã hỗ trợ chị Trần Thị Y ly thân và hồi gia, nhưng không phải là đã kết thúc quá trình giúp đỡ chị Trần Thị Y, mà sau đó hàng tuần NTV vẫn cùng với NVXH tiếp tục theo dõi xem cuộc sống của chị Trần Thị Y có thay đổi không và có gặp các khó khăn nào khác, có cần trợ giúp nữa hay không? Nếu trường hợp chị Trần Thị Y gặp khó khăn và cần đến sự trợ giúp NTV sẽ tiếp tục hỗ trợ chị Trần Thị Y.

Trong giai đoạn theo dõi NTV sử dụng lý thuyết nhu cầu để đánh giá xem chị Trần Thị Y đã được đáp ứng những nhu cầu cơ bản chưa? Đồng thời nhà tham vẫn cũng theo dõi xem chị Trần Thị Y sau khi được cung cấp các dịch vụ, đã được đáp ứng các nhu cầu cần thiết cuộc sống của chị Trần Thị Y có những chuyển biến và thay đổi như thế nào?

Như vậy đến đây chúng ta thấy rằng về cơ bản chúng ta đã hoàn thành việc trợ giúp cho chị Trần Thị Y thông qua việc sử dụng các kỹ năng, các kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho chị Trần Thị Y.

KẾT LUẬN

BLGĐ là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm hiện nay, đa số các nạn nhân bị BLGĐ đều là phụ nữ và trẻ em. Họ bị tổn thương về thể xác, tâm lý, tinh thần sức khỏe…nếu không được trợ giúp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xấu đối với họ. Người trực tiếp trợ giúp cho họ chính là những NVXH hay những người làm ThV. Thực tế hiện nay cho thấy số lượng nạn nhân bị BLGĐ là phụ nữ ngày càng nhiều, số lượng đối tượng được ThV và hỗ trợ chưa nhiều, chủ yếu là những người thân trong gia đình hoặc các cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở. Song những người làm công tác ThV cho phụ nữ bị BLGĐ lại chưa được đào tạo về ThV hay CTXH nên việc trợ giúp cho những cho phụ nữ bị BLGĐ chưa mang lại hiệu quả cao.

Thông qua việc nghiên cứu và thực hành tại NNBY, cho thấy hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình được tiến hành bởi các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, hình thức tham vấn chủ yếu tại NNBY hiện nay là tham vấn cá nhân kết hợp với tham vấn nhóm, tham vấn gia đình nên đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Hoạt động tham vấn cá nhân tại NNBY chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ và hoàn cảnh của phụ nữ bị bạo lực gia đình… tại NNBY. Việc tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị BLGĐ tại NNBY hiện nay cho thấy sự cần thiết của công tác ThV cho phụ nữ bị BLGĐ. Nhiều phụ nữ bị BLGĐ trước khi đến với NNBY họ có tâm lý hoang mang, lo sợ thậm chí một số trường hợp có ý định tự tử song do được ThV và hỗ trợ kịp thời nên họ đã trở lại trạng thái tâm lý cân bằng, nhiều phụ nữ do bị bạo lực cả thể xác lẫn tinh thần, tình dục, kinh tế sau khi được hỗ trợ họ đã có những thay đổi và cuộc sống của họ đã được cải thiện rõ rệt.

Từ việc đánh giá thực trạng của hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY cho thấy hoạt động tham vấn cá nhân tại NNBY đã thể hiện tính chuyên nghiệp và tổng hợp, toàn diện hơn so với các mô hình trợ giúp khác cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Bởi khi đến với NNBY những phụ nữ bị bạo lực gia đình không chỉ được tham vấn về tâm lý xã hội mà họ còn được tham vấn về tư pháp, về việc làm kinh tế, về Việc sử dụng tham vấn là một công cụ quan trọng của CTXH để trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực đã thể hiện được vai trò quan trọng của CTXH đối với việc trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY.

Tuy nhiên bên cạnh đó cho thấy mô hình NNBY là mô hình mới nên hiện chỉ thí điểm tại Hà Nội do chưa có cơ sở tại các tỉnh nên dẫn đến các phụ nữ bị bạo lực gia đình ở các tỉnh được tiếp cận với NNBY.

KHUYẾN NGHỊ

Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và làm việc với phụ nữ bị BLGĐ tại NNBY chúng tôi có đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của ThV cho phụ nữ bị BLGĐ như sau:

Cán bộ tham vấn không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, cần chủ động tham gia vào các khóa huấn luyện, chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho những người làm CXTH, rèn luyện đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp để tạo được niềm tin cho những thân chủ là những phụ nữ bị BLGĐ.

Mỗi địa phương cần nghiên cứu và thành lập các mô hình NNBY giống như mô hình ngôi nhà bình yên của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Để nhiều phụ nữ bị bạo lực gia đình nói riêng và nạn nhân bị bạo lực gia đình nói chung được hỗ trợ một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

NNBY cần trang bị thêm cơ sở vật chất như: máy vi tính, điện thoại có hiện số, các trắc nghiệm tâm lý, các tài liệu về trị liệu tâm lý… cho phòng tham vấn. Cần cử cán bộ làm CTXH tại NNBY đi đào tạo sau đại học về CTXH có thể đào tạo trong nước hoặc nước ngoài.

Cần có đội ngũ cán bộ tham vấn và nhân viên xã hội được đào tạo chuyên sâu về ThV BLGĐ, CTXH với nạn nhân bị BLGĐ làm việc tại NNBY nói riêng và tại các cấp Hội phụ nữ nói chung. Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham vấn về trị liệu tâm lý, cách đánh giá, xác định những tổn thương về tâm lý cho cán bộ tham vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 110 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)