Bảng đánh giá nhu cầu chị Trần Thị Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 105 - 110)

Bảng 2 .12 Các kỹ năng mà cán bộ tham vấn tại NNBY được tập huấn

Bảng 2 .17 Bảng đánh giá nhu cầu chị Trần Thị Y

TT Vấn đề khó khăn Nhu cầu

1 Chị Trần Thị Y bị chồng có hành động và những lời đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của chị và con của chị Trần Thị Y.

Chị Trần Thị Y và con chị có mong muốn có chỗ ở an toàn

2 Chị Trần Thị Y bị chồng đe dọa và chửi mắng nên tinh thần lo lắng, bất an, hoảng loạn.

Chị Trần Thị Y có nhu cầu được hỗ trợ và tham vấn tâm lý 3 Chị Trần Thị Y đến với NNBY trong tình

trạng có những tổn thương nên chị Trần Thị Y có mong muốn được khám và điều trị về tình trạng sức khỏe của mình.

Chị Trần Thị Y có nhu cầu được khám và điều trị, chăm sóc y tế

4 Chị Trần Thị Y bị chồng xâm phạm về quyền con người.

Chị Trần Thị Y có nhu cầu được hỗ trợ về tư pháp

Tuy nhiên với chị Trần Thị Y những nhu cầu quan trọng, cần thiết, cấp bách đối với chị đó là nhu cầu được an toàn, nhu cầu được hỗ trợ về mặt pháp lý và ổn định tâm lý.

Thứ tư: về sức khỏe của thân chủ: Thân chủ tuy thường xuyên bị đánh đập, nhưng chồng chị lại đánh theo cách không để lại dấu vết thâm tím hay tổn thương rõ ràng nào trên cơ thể.

Thứ 5: Hoàn cảnh gia đình của thân chủ

Chị Trần Thị Y sinh ra trong gia đình có 9 anh em (4 trai, 5 gái, chị Trần Thị Y là con gái út). Gia đình nghèo, bố mẹ làm ruộng, bố có tham gia kháng chiến chống Pháp. Nhà có 5 người học đại học. Bản thân chị học và tốt nghiệp ĐH 2000,

sau đó chị tham gia đi làm cho một tổ chức Phi chính phủ liên quan đến các vấn đề xã hội và tiếp tục học cao học.

Năm 2004 học cao học, tiếp tục làm cho công ty tư vấn, đi nhiều nơi về các vùng sâu, vùng xa. quen anh Đào Văn T là bộ đội biên phòng của một tỉnh biên giới. Được anh Đào Văn T giúp đỡ khi làm việc nghiên cứu tại tỉnh biên giới, cảm phục anh Đào Văn T vì ý chí của một người đàn ông cũng như sự ân cần nhiệt tình giúp đỡ mình, chị Trần Thị Y đã đồng ý lập gia đình với anh.

Sau khi quyết định lấy anh Đào Văn T và cùng anh đi đăng ký kết hôn, chị Trần Thị Y mới biết Đào Văn T đã từng có một đời vợ và không phải anh Đào Văn T ở Hà Nội mà ở Hưng Yên.

Sau này chị Trần Thị Y mới biết chồng chị đã có vợ và biết thêm thông tin về chồng chị với người vợ trước của anh: khi mới ra quân anh Đào Văn T làm ở Tây bắc, có thai với 1 cô sau đó đưa về nhà thì gia đình không đồng ý. Cuối cùng gia đình cũng chấp nhận cho anh Đào Văn T kết hôn. Sau đó do anh Đào Văn T thường xuyên đánh vợ đập chị rất dã man. Trong thời gian chị Trần Thị Y có thai với chồng, chị còn tiếp tục biết chuyện chồng có quan hệ bất chính với hai cô gái khác ở vùng công tác của đơn vị, một cô có thai và một cô yêu cầu chị Trần Thị Y trả tiền thay cho chồng để đền bù cho hoàn cảnh của cô ấy.

Cuộc sống vợ chồng chị Trần Thị Y không được hạnh phúc từ những ngày đầu sau khi chị biết những mối quan hệ không đàng hoàng của chồng. Vợ chồng chị Trần Thị Y thường xảy ra mâu thuẫn, chị bị anh Đào Văn T thường xuyên đánh đập, chửi mắng và xúc phạm. Lý do chủ yếu do vấn đề ghen tuông của chồng chị Trần Thị Y với chị và những hành vi bạo lực tình dục. Chị Trần Thị Y đã liên hệ với NNBY với mong muốn được váo tạm trú tại NNBY, khi vào tạm trú tại NNBY chị Y có mang theo con nhỏ 3 tuổi.

Đánh giá chung về vấn đề của thân chủ:

Qua những thông tin khai thác được từ chị Trần Thị Y cùng với việc thảo luận với NVXH quản lý ca chị Trần Thị Y, NTV đã xác định được những vấn đề khó khăn mà chị Trần Thị Y gặp phải như sau:

Chị Trần Thị Y bị BLGĐ trên cả bốn phương diện: về bạo lực thể xác chị thường xuyên bị chồng đánh đập, về bạo lực tinh thần bị chồng chửi mắng, xúc phạm, đe dọa và chồng có quan hệ ngoại tình, về phương diện bạo bạo lực kinh tế chị không được chồng đưa tiền chi tiêu hàng tháng mà chị hoàn toàn phải lo kinh tế

gia đình và bạo lực tình dục, cứ mỗi lần chồng chị từ đơn vị về (tuần 2 lần) đều yêu cầu chị quan hệ tình dục dù có thể vừa đánh chửi chị … khiến chị vô cùng ức chế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chị Trần Thị Y bị bạo lực do chị chia sẻ là do chồng chị thiếu tự tin vào bản thân mình, cảm giác thua kém vợ về mọi mặt (trình độ học vấn, thu nhập kinh tế, xuất thân gia đình, hình thức...), lại thêm việc chị vì biết con người thật của chồng mình hoàn toàn giả tạo, bịa đặt tất cả để lừa lấy chị nên đã phai nhạt tình cảm khiến anh Đào Văn T lo lắng vợ bỏ mình, ngoại tình. Thân chủ bị bạo lực trên cả bốn phương diện như đã nêu nên chị Trần Thị Y có tâm lý thất vọng, chán ghét, và cả sự lo lắng bất an.

NTV đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe, tóm lược… NTV đã đặt một số câu hỏi như sau để khai thác thông tin của chị Trần Thị Y: Để hỏi về cảm xúc của chị Trần Thị Y “Cảm giác của chị lúc này thế nào?”. Với một người hiểu rất rõ về vấn đề BLGĐ, để hỏi về vấn đề chị Trần Thị Y bị bạo lực NTV đã đặt các câu hỏi

“Chị đã bị bạo lực như thế nào?”, “chị có thể mô tả việc bị bạo lực của mình cụ thể ra sao?”. Để hỏi về nguyện vọng của chị Trần Thị Y, NTV hỏi “Chị có mong muốn được giúp đỡ như thế nào?”. Để khai thác các cách thân chủ đã thực hiện để vượt qua vấn đề của mình, NTV hỏi “Chị đã từng làm thế nào để thoát khỏi tình trạng đó chưa?”, “Ngoài những cách giải quyết như chị vừa nêu còn có những giải pháp khác không?”. Để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến vấn đề của chị Trần Thị Y NTV đặt một số câu hỏi “Theo chị, anh ấy hành động như vậy với chị vì lý do gì?”. Để tìm hiểu về thái độ của chồng chị Trần Thị Y sau khi gây ra bạo lực với chị, NTV đã đặt câu hỏi “Sau mỗi lần bạo lực với chị thái độ của anh ấy ra sao?”

NTV sử dụng kỹ năng lắng nghe và phản hồi, giúp NTV có thể khai thác được thông tin của thân chủ? Thể hiện khi chị Trần Thị Y trình bày, kể về hoàn cảnh của mình NTV luôn thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe và có những phản hồi với chị, với những câu nói thể hiện sự lắng nghe và phản hồi như: “Thật vậy” “Vậy ư?” “Điều gì diễn ra nữa”“tôi hiểu” … đồng thời với các câu thể hiện sự lắng nghe và phản hồi cho chị Trần Thị Y NTV có thêm những hành vi phi ngôn từ thể hiện sự lắng nghe và phản hồi như: gật đầu, nhìn chăm chú hướng về phía thân chủ.

Bước 3: Thảo luận các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu và đưa ra được đích cần đạt được trong giải quyết vấn đề.

Một trong những lý do khiến chị Trần Thị Y tìm tới NTV là chị rất lúng túng trong tìm hướng đối phó với vấn đề mà chị đang phải đối mặt. Chị đang bế tắc trong

việc ly thân, không làm hại chị như anh Đào Văn T đã đe dọa và chị có thể ổn định cuộc sống sau ly thân hay không nếu như chồng chị vẫn tìm đến và gây khó dễ cho chị. Giai đoạn này NTV cần sử dụng nhiều kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu cảm... để củng cố thêm mối quan hệ với chị Trần Thị Y và các kỹ năng nâng cao khác như đưa ra những yêu cầu thách thức, đối chất nhưng có sự hỗ trợ, kỹ năng luận giải nhằm đi sâu hơn vào thế giới bên trong của chị Trần Thị Y. Các kỹ năng được sử dụng dựa trên những định hướng lý thuyết. Trên cơ sở đó, NTV xác định vấn đề thực tế đang tồn tại và ảnh hưởng tới chức năng của chị Trần Thị Y.

Dựa trên những vấn đề khó khăn mà chị Trần Thị Y chia sẻ NTV đã cùng chị Trần Thị Y và NVXH trao đổi, phân tích những vấn đề khó khăn mà chị Trần Thị Y đang phải đối mặt, trên cơ sở đó cùng thảo luận với chị Trần Thị Y và NVXH để đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của chị. Sau khi thảo luận và thống nhất với thân chủ và NTV đã đưa ra một số giải pháp như sau:

Giải pháp thứ nhất: Chị Trần Thị Y quay trở lại với chồng.

Với giải pháp này NTV đã trao đổi với Chị Trần Thị Y về giải pháp này như sau: NTV đặt câu hỏi cho thân chủ “Bây giờ chị mong muốn quan hệ của chị và chồng chị như thế nào trong thời gian sắp tới?”. Chị Trần Thị Y đã nói là “tôi mong muốn được ly thân”. NTV tiếp tục thảo luận với Chị Trần Thị Y bằng câu hỏi “Điều gì lại khiến chị quyết định ly thân” Chị Trần Thị Y trả lời “thực tế tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thay đổi được anh ấy nên tôi quyết định ly thân, lần này tôi sẽ cho anh ấy thêm một cơ hội cuối cùng nếu anh ấy không thay đổi tôi sẽ quyết định ly hôn”. NTV tiếp tục đặt câu hỏi “Vậy chị định thử thách anh ấy trong thời gian bao lâu?”

Giải pháp này chị Trần Thị Y sẽ có những ưu điểm là không bị mang tiếng là bỏ chồng hay bị chồng bỏ. Giải pháp này thân chủ giữ đươc gia đình. Con chị sẽ được sống trong gia đình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên chị sẽ tiếp tục bị bạo lực và nguy cơ chị bị mắc các chứng bệnh về tâm lý, hoặc có thể bị tổn thương thể xác thậm chí tính mạng của chị Trần Thị Y. Đồng thời sẽ ảnh hưởng đến của con chị và ảnh hưởng đến tâm lý từ đó ảnh hưởng đến công việc. Khi con chị Trần Thị Y chứng kiến mẹ của mình cam chịu tình trạng bạo lực như vậy có thể sau này con chị Trần Thị Y khi lớn lên sẽ cam chịu giống như chị Trần Thị Y khi bị chồng gây ra bạo lực sau này.

Giải pháp thứ hai: Ly thân

NTV thảo luận với chị Trần Thị Y về giải pháp này “Với giải pháp này chị nghĩ rằng chị sẽ có những lợi ích gì ?” Chị Trần Thị Y trả lời “Giải pháp này chông tôi sẽ ít bạo lực thể xác với tôi mà chỉ bạo lực về tinh thần, chỉ chửi bới và gây áp lực qua điện thoại” Đây sẽ là cơ hội để chồng chị nhìn lại bản thân, chị Trần Thị Y cho chồng cơ hội để thay đổi nếu thay đổi được chị sẽ tha thứ và nếu không chị sẽ ly hôn. NTV tiếp tục cùng chị Trần Thị Y thảo luận về hạn chế của việc lựa chọn giải pháp ly thân bằng câu hỏi “Tuy nhiên nếu chị ly thân chị có thể gặp khó khăn hay nguy cơ gì?” Chị Trần Thị Y trả lời “với giải pháp này tôi vẫn có nguy cơ bị bạo lực vì trên góc độ pháp luật tôi vẫn là vợ của anh ấy nên anh ấy vẫn có thể bạo lực với tôi. Gia đình không được trọn vẹn và cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái”

Giải pháp thứ ba: Ly hôn

NTV thảo luận với chị Trần Thị Y về việc ly hôn “Nếu chị ly hôn chị sẽ có những lợi ích gì ?” Chị Trần Thị Y trả lời “Nếu ly hôn tôi có thể sẽ thoát khỏi tình trạng BLGĐ và có cơ hội được tự do mà không bị chồng gây cản trở. Các con không phải chứng kiến cảnh BLGĐ”.

NTV “ngược lại nếu ly hôn chị có thể gặp những bất lợi gì?”Chị Trần Thị Y trả lời “Nếu ly hôn các con tôi sẽ không có bố, có thể tôi sẽ bị mang tiếng là bị chồng bỏ hay bỏ chồng. Đặc biệt nếu ly hôn sẽ ảnh hưởng đến các con, con tôi sẽ mặc cảm tự ti với bạn bè vì gia đình bố mẹ ly hôn”

Sau khi thảo luận và cùng trao đổi với chị Trần Thị Y, chị đã lựa chọn phương án đó là ly thân. Vì sao chị Trần Thị Y lựa chọn giải pháp ly thân như đã nêu ở trên vì chị muốn con chị có bố gia đình được đoàn tụ, chị vẫn còn tình cảm với chồng. Nhưng bên cạnh đó bản thân chị Trần Thị Y không muốn ly hôn mà chỉ ly thân là vì muốn cho chồng chị có thời gian để suy nghĩ về hành vi của mình, nghĩ về bản thân mình và thay đổi làm lại từ đầu nếu chồng chị nhận ra và thay đổi chị sẽ tha thứ để anh được trở về gia đình. Còn trường hợp sau thời gian cho chồng chị Trần Thị Y cơ hội nhưng nếu chồng chị không nhận ra khi đó chị chia tay vẫn chưa muộn “em sẽ cho anh ấy cơ hội nếu anh ấy thay đổi được em sẽ chấp nhận còn không thì em sẽ ly hôn cũng chưa muộn

Sau khi chị Trần Thị Y quyết định lựa chọn giải pháp ly thân NTV đã cùng chị Trần Thị Y vạch ra các hoạt động dự kiến sẽ phải làm như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)