Đánh giá của cán bộ tham vấn về các hình thức tham vấn tại NNBY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 52 - 64)

(Đơn vị: người)

TT Hình thức tham vấn

1 Tham vấn trực tiếp với cá nhân (anh hoặc chị) 6/6

2 Tham vấn theo nhóm 5/6

3 Tham vấn với cả gia đình 3/6

4 Sử dụng phối hợp cả tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm 5/6

Như vậy chúng ta thấy rằng hình thức tham vấn chủ yếu ở NNBY hiện nay vẫn chủ yếu là hình thức tham vấn cá nhân có 6/6 ý kiến của các cán bộ hiện nay đang trực tiếp làm tham vấn trả lời. Và chỉ có 3/6 người cho rằng họ có thực hiện tham vấn gia đình.

Sau khi được tiếp nhận vào NNBY các nạn nhân được các nhân viên tham vấn xuống trực tiếp tại nhà tạm lánh để tham vấn hàng tuần.

Trước khi xuống tham vấn trực tiếp tại NNBY các cán bộ tham vấn sẽ gọi điện thoại xuống và liên hệ trước. Tại NNBY các cán bộ tham vấn đã kết hợp cả tham vấn cá nhân cho từng trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình song bên cạnh đó các cán bộ tham vấn cũng có kết hợp tham vấn nhóm cho những phụ nữ có hoàn cảnh và vấn để tương tự. Với nhiều trường hợp trước khi họ đến tham vấn trực tiếp tại NNBY thì họ có liên lạc trước với các cán bộ tham vấn và họ được các cán bộ tham vấn tham vấn qua điện thoại. Trường hợp các cán bộ tham vấn thấy họ có nhu cầu được tham vấn trực tiếp hoặc có nhu cầu được vào NNBY NTV sẽ hướng dẫn cho

họ đến tham vấn trực tiếp. Hoặc khá nhiều trường hợp bản thân nạn nhân họ không có điều kiện đến trực tiếp tại phòng tham vấn và không thể đến được phòng tham vấn thì họ sẽ tham vấn qua điện thoại. Mặt khác sau khi hết thời gian tạm trú và hồi gia họ đã được cung cấp số điện thoại khi họ gặp khó khăn họ cũng sẽ gọi điện đến cho các cán bộ tham vấn.

Nghiên cứu về các hình thức tham vấn tại NNBY của các cán bộ tham vấn, một cán bộ tham vấn trả lời : “Thực tế những năm qua tại NNBY chúng tôi thường sử dụng tham vấn cá nhân là chủ yếu, còn tham vấn nhóm thì ít hơn. Bởi để tiến hành được tham vấn nhóm còn phụ thuộc vào việc tập hợp các chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình. Bởi có chị em còn phải đi học, đi khám bệnh…nên cũng khó khăn, còn tham vấn nhóm thì ít hơn” (Cán bộ tham vấn, 60 tuổi, NNBY)

Ngoài việc tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình qua điện thoại tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn, tại nhà tạm lánh các cán bộ tham vấn họ cũng tham vấn cho cả những người thân trong gia đình của nạn nhân.

Kết quả khảo sát trên cho thấy hình thức tham vấn cá nhân là hình thức chủ yếu được được các cán bộ tham vấn sử dụng tại NNBY. Tuy nhiên bên cạnh đó các cán bộ tham vấn cũng kết hợp các hình thức tham vấn nhóm, tham vấn gia đình trong quá trình tham vấn cho các phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY.

2.1.3. Nội dung tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên nhà bình yên

Đa số phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY khi họ có nhiêu vấn đề khó khăn ở nhiều khía cạnh khác nhau như: tâm lý, sức khỏe, pháp lý, thu nhập, việc làm, các kỹ năng sống….Chính vì lẽ đó nên cán bộ tham vấn cũng đồng thời phải tham vấn cho họ nhiều nội dung khác nhau:

2.1.3.1.Tham vấn về tâm lý xã hội cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Hầu hết số phụ nữ đến với NNBY họ đều gặp phải khó khăn về mặt tâm lý. Nếu không được hỗ trợ và tham vấn về tâm lý có thể khiến họ rơi vào tình trạng rối nhiễu, khủng hoảng tâm lý hoặc có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc khác. Chính vì lẽ đó nên sau việc đánh giá về mặt tâm lý, cảm xúc của phụ nữ bị bạo lực gia

đình thường được các cán bộ tham vấn quan tâm đầu tiên khi làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình đến NNBY.

Khảo sát cán bộ, nhân viên của NNBY và các phụ nữ bị bạo lực gia đình tạm trú tại NNBY về nội dung tham vấn tâm lý xã hội đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ tham vấn và phụ nữ bị bạo lực gia đình về nội dung tham vấn tâm lý xã hội cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY

(Đơn vị: người)

TT Nội dung tham vấn tâm lý xã hội Cán bộ Phụ nữ

Bị BLGĐ 1 Tham vấn về xử lý khủng hoảng tâm lý do bị bạo lực 6/6 9/10

2 Tham vấn giải tỏa lo lắng cho con cái 6/6 9/10

3 Tham vấn về cảm xúc sự sợ hãi, sự kỳ thị của mọi người xung quanh

5/6 9/10

4 Tham vấn về giao tiếp, tiếp xúc với người khác 5/6 8/10

5 Tham vấn về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong gia đình 6/6 10/10 6 Giải tỏa cảm xúc không hòa hợp với bố - mẹ - anh - chị - em 4/6 9/10

7 Tham vấn về xử lý căng thẳng 6/6 9/10

Qua kết quả khảo sát phụ nữ bị bạo lực gia đình, cán bộ quản lý NNBY, cán bộ tham vấn, Nhân viên xã hội họ đều cho rằng các phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY họ đều có những tổn thương về tâm lý từ mức độ nhẹ cho đến khủng hoảng tâm lý có 6/6 người và với phụ nữ bị bạo lực gia đình có 10/10 người trả lời là muốn được tham vấn về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, chiếm tỷ lệ cao nhất, ngược lại chỉ có 4/6 người được hỏi muốn được giải tỏa cảm xúc không hòa hợp với bố mẹ, anh chị em trong gia đình và 8/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn được tham vấn về giao tiếp, tiếp xúc với người khác.

Phỏng vấn sâu về lý do vì sao phụ nữ bị bạo lực gia đình lại muốn được tham vấn về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, 01 phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời:

“Chúng em bị bạo lực phần lớn là do những mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết nên chúng em có mong muốn được tham vấn về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong gia đình. Để sau khi từ NNBY trở về nhà chúng em sẽ giải quyết tốt được nhữn mâu thuẫn trong gia đình có như vậy chúng em mới không bị bạo lực gia đình” (Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY, 43 tuổi, Hải Dương)

Nghiên cứu thực tế cho thấy đa số những phụ nữ bị bạo hành khi đến với NNBY họ đều ở mức độ nặng chính vì vậy mà hầu hết họ bị tổn thương về tâm lý. Nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến những nguy cơ như rối nhiễu, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý…Các cán bộ tham vấn và nhân viên xã hội tại NNBY cho biết:

“Hầu hết chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình đến đây đều ở mức độ nghiêm trọng. Họ bị tổn thương về thể xác nhưng bên cạnh đó họ cũng bị tổn thương nặng về tinh thần. Có người ở mức độ nhẹ họ luôn luôn ở trong tình trạng lo âu, mất ngủ và có những người đã ở mức độ khủng hoảng và có biểu hiện rối nhiễu” (Nhân viên xã hội tại NNBY, 30 tuổi)

Vì vậy các cán bộ tham vấn tại NNBY luôn thực hiện tham vấn tâm lý và tinh thần cho họ ngay khi họ đến với NNBY để nâng đỡ và trợ giúp họ về mặt tinh thần không để họ rơi vào các tình trạng xấu hơn về tâm lý và tinh thần.

Phỏng vấn sâu phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY về những vấn đề tâm lý xã hội của họ khi đến với NNBY, một nạn nhân chia sẻ “Thực sự khi đến đây em rất lo lắng và sợ hãi. Thậm chí có những lúc em có suy nghĩ tiêu cực muốn chết để cho đỡ khổ” (Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY, 35 tuổi, Hà Nội)

Như vậy chúng ta thấy rằng các chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ được tham vấn rất nhiều nội dung liên quan đến tâm lý xã hội như: cảm xúc, nhận thức và giao tiếp. Toàn bộ những nội dung này sẽ giúp họ vượt qua được những cảm xúc tiêu cực và tự tin hơn trong cuộc sống, cao hơn là giải quyết những vấn đề về khủng hoảng hay những sang chấn tâm lý.

Những phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY ngoài những khó khăn về tâm lý, thể xác, kinh tế…họ cũng gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý như: bị vi phạm quyền con người, lúng túng trong việc thực hiện ly hôn, khó khăn trong việc phân chia tài sản và nuôi con sau khi ly hôn, nhận thức và hiểu biết về pháp luật chưa cao. Từ những vấn đề khó khăn nêu trên mà phụ nữ bị bạo lực gia đình gặp phải nên một trong những nội dung mà cán bộ tham vấn cần tham vấn cho họ đó là việc trợ giúp pháp lý.

Theo kết quả khảo sát những nội dung phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn được trợ giúp pháp lý tại NNBY thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ tham vấn và phụ nữ bị bạo lực gia đình về nội dung tham vấn về pháp lý củacho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY

(Đơn vị: người)

TT Nội dung về tham vấn pháp lý cho PNBBLGĐ Cán bộ tham vấn

Phụ nữ Bị BLGĐ

1 Cung cấp thông tin về Luật PCBLGĐ 6/6 10/10

2 Cung cấp thông tin về các luật có liên quan để bảo vệ bản thân, con cái và tuyên truyền cho gia đình

4/6 9/10

3 Tìm hiểu và tiếp cận các thủ tục pháp lý để giải quyết tình trạng hôn nhân gia đình

4/6 9/10

Nhìn vào bảng số liệu nêu trên chúng ta thấy rằng các phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn được cung cấp thông tin về luật phòng chống bạo lực gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 6/6 người và 10/0 phụ nữ bị bạo lực gia đình trả lời họ được cung cấp thông tin về các luật có liên quan đến bảo vệ bản thân con cái và tuyên truyền cho gia đình 4/6 người và ít hơn đó là tìm hiểu và tiếp cận các thủ tục pháp lý để giải quyết trình trạng hôn nhân gia đình có 01 người trả lời là không muốn. Có 01 trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình không muốn được tìm hiểu và tiếp cận các thủ tục pháp lý để giải quyết trình trạng hôn nhân của gia đình chị trả lời như sau:

“Hiện nay toàn bộ chi tiêu trong gia đình, cuộc sống của tôi và các con tôi phụ thuộc hoàn toàn vào anh ta, nên nếu ly hôn chúng tôi biết dựa vào đâu nên

ly hôn với anh ta thì cuộc sống của mẹ con tôi biêt trông cậy vào đâu, vì bao nhiêu năm nay tôi có đi làm đâu chỉ ở nhà cơm nước và nội trợ thôi” (Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY, 44 tuổi, Hà Nội)

Tuy nhiên bên cạnh đó khi phỏng vấn sâu các nhân viên xã hội và quản lý NNBY về việc mong muốn được trợ giúp pháp lý cũng như nội dung tham vấn về pháp lý cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình ngoài việc tìm hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình, thủ tục ly hôn và phân chia tài sản nuôi con…thì có một số trường hợp phụ nữ bị bạo lực dã man và vi phạm quyền con người họ còn có mong muốn được tham vấn để khiếu nại và tố cáo đối với người chồng đã gây ra bạo lực cho mình, muốn được vụ việc ra tòa để tòa xét xử theo luật định. Cán bộ quản NNBY đã trả lời như sau:

“Một số phụ nữ khi đến với NNBY họ có gặp những khó khăn về pháp lý. Đặc biệt là trường hợp họ muốn ly hôn, phân chia tài sản và nuôi con sau khi ly hôn hoặc họ muốn thực hiện đưa vụ việc của mình ra tố tụng hình sự. Trong những năm qua có trường hợp họ còn bị chồng đánh đập rất dã man, bị chồng bắt cởi hết quần áo và nhốt vào chuồng chó, có trường hợp chồng đuổi ra khỏi nhà và lột hết quần áo…Tất cả những trường hợp đó đều được các cán bộ tham vấn và nhân viên xã hội ở đây hỗ trợ họ để họ làm các thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.” ( Cán bộ quản lý NNBY, 56 tuổi)

Cán bộ tham vấn cùng phối hợp với nhân viên xã hội quản lý ca, chính quyền địa phương hướng dẫn cho họ hồ sơ thủ tục ly hôn, thực hiệnn ly hôn tại tòa án và hỗ trợ cho họ sau khi họ ly hôn.

Bên cạnh đó có một số trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình bị tổn thương nặng và bản thân họ có nhu cầu muốn được đưa vụ việc ra tố tụng hình sự, cán bộ tham vấn và nhân viên xã hội sẽ hướng dẫn cho họ để họ thực hiện tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật và có sự phối hợp của tòa án và chính quyền địa phương.

2.1.3.3.Tham vấn về sức khỏe cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên

Hầu hết các phụ nữ bị bạo lực gia đình khi họ đến với NNBY trong tình trạng bị bạo lực nặng về thể xác, sức khỏe của họ bị giảm sút và một số trường hợp bị tồn thương nặng nên phải điều trị dài ngày tại bệnh viện. Nhiều trường hợp họ bị bạo lực rất dã man nên họ còn bị suy giảm khả năng lao động và để lại thương tật suốt đời.

Khảo sát nội dung muốn được tham vấn của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY muốn được tham vấn về sức khỏe thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ tham vấn và phụ nữ bị bạo lực gia đình về nội dung tham vấn về sức khỏe cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY

(Đơn vị: người)

TT Nội dung tham vấn về sức khỏe Cán bộ tham vấn

Phụ nữ Bị BLGĐ

1 Giới thiệu khám chữa bệnh 6/6 10/10

2 Hướng dẫn giới thiệu thủ tục làm bảo hiểm y tế 2/6 5/10 3 Giới thiệu giám định mức độ suy giảm sức khỏe 2/6 7/10

Kết quả trên cho thấy 6/6 cán bộ tham vấn và 10/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY đều có mong muốn được khám bệnh. Bên cạnh đó chỉ có 2/6 cán bộ tham vấn và 5/10 phụ nữ bị bạo lực gia đình muốn biết được mức độ thương tích của mình.

Hiện nay các phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ đều được khám, điều trị bệnh miễn phí và được các bác sỹ, các nhân viên y tế chăm sóc tận tình và chu đáo.

“Một số chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ bị đánh đập rất dã man nên sức khỏe của họ giảm sút, có trường phải điều trị dài ngày tại bệnh viện. Có trường hợp họ bị chồng chặt cả cánh tay, đánh vào đầu, dọa sẽ đánh chết

nếu trình báo các cơ quan chức năng….Nhìn chung hầu hết phụ nữ đến với NNBY họ đều bị tổn thương nặng về mặt sức khỏe” (Nhân viên xã hội, 31 tuổi tại NNBY)

Việc phụ nữ bị bạo lực gia đình khi họ đến với NNBY họ được tham vấn về sức khỏe nhưng họ còn được hỗ trợ để được điều trị miễn phí tại bệnh viện điều này thể hiện tính ưu việt và chuyên nghiệp của NNBY trong việc trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình. Hay nói cách khác chỉ có phụ nữ bị bạo lực gia đình khi họ bị bạo lực về thể xác họ đến với NNBY họ mới được khám và điều trị bệnh miễn phí. Bởi hầu hết phụ nữ bị bạo lực gia đình khi đến với NNBY họ đều có hoàn cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)