Các hoạt động can thiệp cho chị Nguyễn Thị X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 98 - 105)

Bảng 2 .12 Các kỹ năng mà cán bộ tham vấn tại NNBY được tập huấn

Bảng 2.16 Các hoạt động can thiệp cho chị Nguyễn Thị X

Mục tiêu Hoạt động Người

thực hiện

Nguồn lực Kết quả

dự kiến

Giúp chị

Nguyễn Thị X giải tỏa được tâm lý, cảm xúc tiêu cực TV cho chị Nguyễn Thị X NTV NTV chị Nguyễn Thị X Chị Nguyễn Thị X xóa bỏ được các cảm tiêu cực và tự tin hơn với vấn đề và hoàn cảnh của mình Giúp chị Nguyễn Thị X nắm được hồ sơ, quy trình ly hôn Giới thiệu và hướng dẫn cho chị Nguyễn Thị X về việc tìm đến tòa án để được biết về quy trình tiến hành ly hôn Chị Nguyễn Thị X Con gái chị Nguyễn Thị X, NTV, NVXH quản lý ca NTV Con chị Nguyễn Thị X NVXH -Chị Nguyễn Thị X hiểu rõ quy trình ly hôn - Chị Nguyễn Thị X mua được hồ sơ ly hôn Giúp thân chủ hoàn thành hồ sơ ly hôn chị Nguyễn Thị X khai hồ sơ ly hôn, nộp hồ sơ ly hôn. Tham dự ly hôn tại tòa

Chị Nguyễn Thị X Con gái chị Nguyễn Thị X Tòa án NVXH Chị Nguyễn Thị X NTV Con gái chị Nguyễn Thị X Tòa án Chị Nguyễn Thị X hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu của tòa án

Giúp chị

Nguyễn Thị X hồi gia và hòa

nhập cộng đồng Cùng chị Nguyễn Thị X bàn bạc và tư vấn cho chị Nguyễn Thị X về việc thuê nhà và kinh doanh NTV NVXH Chị Nguyễn Thị X Chị Nguyễn Thị X Con gái NTV Chị Nguyễn Thị X hòa nhập với cộng đồng tốt hơn và thuận lợi trong việc làm ăn và kinh doanh

NTV đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe, thấu cảm, phản hồi, đối chất…Một số câu hỏi nêu ra với chị Nguyễn Thị X như “Bây giờ chị đã có dự định gì cho vấn đề của chị chưa?” “Với cách giải quyết chị vừa nêu chị thấy có những ưu điểm gì?” “Những nguy cơ gì có thể xảy ra nếu chị làm theo cách chị vừa nói?”…Với kỹ năng thấu cảm, phản hồi tôi có đưa ra một số câu như sau: kỹ năng thấu cảm “tôi biết lúc này chị đang băn khoăn không biết mình nên làm gì?”, kỹ năng phản hồi “vậy ư” “vậy à”, kỹ năng lắng nghe “tôi vẫn đang nghe chị nói” hoặc hành vi phi ngôn từ “gật đầu khi chị Nguyễn Thị X nói”…

Đồng thời NTV đã ứng dụng lý thuyết nhận thức để cùng chị Nguyễn Thị X tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của chị Nguyễn Thị X. Thông qua lý thuyết nhận thức sẽ giúp chị Nguyễn Thị X thay đổi, nhận thức được rằng chị không dễ bị chồng và đàn em của chồng bạo lực khi chị ra bên ngoài như chị đã từng nghĩ. Sau khi ra bên ngoài làm các hồ sơ giấy tờ chị Nguyễn Thị X sẽ thấy thay đổi nhận thức, ra bên ngoài không đáng sợ như chị đã và đang nghĩ.

Với việc sử dụng các kỹ năng lăng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, thấu cảm NTV giúp cho chị Nguyễn Thị X có thể có thề đưa ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Với mỗi giải pháp chị Nguyễn Thị X có thể biết được những ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp và những tình huống có thể nảy sinh. Đồng thời NTV có sử dụng lý thuyết nhận thức nhằm nâng cao nhận thức cho chị Nguyễn Thị X nhằm thay đổi nhận thức cho chị có thể ban đầu chị có những suy nghĩ tiêu cực, chưa đúng với việc vận dụng lý thuyết nhận thức sẽ giúp cho thân chủ có thể thay đổi nhận thức, nhận thức đúng hơn về vấn đề, hoàn cảnh của mình.

Bước 4: Triển khai công việc

Trên cơ sở mục tiêu và kế họach công việc đã được thiết lập và thống nhất trong giai đoạn trước và bắt đầu triển khai thực hiện những công việc đó với sự hỗ trợ của NTV. Chị Nguyễn Thị X cho rằng việc ly hôn sẽ là giải pháp tốt nhất cho chị nên chị đã lựa chọn việc ly hôn, chị cho rằng ly hôn chị sẽ chấm dứt mối quan hệ vợ chồng với chồng chị nên không có lý do gì anh Lê Văn H dám gây ra bạo lực cho chị, chị sẽ yên tâm hơn trong việc làm ăn kinh doanh, hơn nữa con chị cũng sẽ không phải chứng kiến cảnh chồng chị đánh đập và chửi bới chị nữa..

Sau việc chị Nguyễn Thị X chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cho việc tiến hành ly hôn theo yêu cầu về hồ sơ của tòa án, NTV đã để cho chính chị Nguyễn Thị X phải là người liên hệ với tòa án để tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí ban đầu. Để chính chị

chị có rất nhiều người khác cũng có thể gây ra những cản trở cho chị chứ không phải chỉ có chồng chị. Tự bản thân chị Nguyễn Thị X đã thay đổi nhận thức và chị thấy rằng mọi việc không quá phức tạp như chị đang nghĩ.

Kết quả đạt được: về bước đầu chị Nguyễn Thị X đã hoàn thiện được bộ hồ sơ ly hôn theo yêu cầu của tòa án. Đồng thời chị Nguyễn Thị X đã là người đến tòa án để nộp hồ sơ ly hôn và nộp lệ phí theo yêu cầu của tòa. Khi ra tòa hòa giải chị Nguyễn Thị X gặp phải khó khăn rất lớn đó là chồng chị không đồng ý ly hôn và đưa ra điều kiện nếu đưa cho anh Đào Văn T 200 triệu đồng anh Lê Văn H sẽ ký vào đơn ly hôn. Nhưng đến lần thứ 2 tòa án gọi hai vợ chồng chị lên để hòa giải lần 2 chồng chị đã ký đồng ý ly hôn mà không có bất kỳ một điểu kiện nào. Sau đó chị Nguyễn Thị X đã tiến hành việc ly hôn tại tòa án thành công, kết quả là chị Nguyễn Thị X đã ly hôn thành công với chồng của mình, chị đã hồi gia và trở về với công việc buôn bán quần áo của mình.

Để đạt được kết quả đó NTV đã sử dụng kỹ năng: phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng đối chất… “Bây giờ chị cảm thấy thế nào?” “chị đã thực sự an tâm để trở về gia đình chưa?

NTV đã sử dụng lý thuyết nhận thức để ThV cho chị Nguyễn Thị X. Giúp cho chị thay đổi nhận thức và kết quả là nhận thức của chị có sự thay đổi: ban đầu chị có nghĩ đến cái chết, chị đã nghĩ đến chuyện tự tử để giải phóng bản thân và đỡ khổ, nhưng sau khi được TV chị đã từ bỏ ý định tự tử và nhận thức ra rằng nếu chị có chết vấn đề cũng chẳng được giải quyết và chị chết con chị sẽ khổ, ai sẽ nuôi con chị? Nên chị đã lạc quan hơn và rồi từ bỏ ý định tự tử, song chị Nguyễn Thị X nhận thức rằng việc chị chết không những vấn đề không được giải quyết mà vấn đề sẽ trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn, với việc chị chết chị cho rằng chị thoát nhưng còn con chị sẽ như thế nào? “Nói thật tôi mà không có con, không còn nghĩ đến con sẽ sống thế nào khi tôi chết thì tôi đã chết từ lâu rồi cho thoát” Với câu nói trên chúng ta thấy rằng nhận thức của thân chủ đã thay đổi một cách rõ rệt và tích cực.

Bước 5: Kết thúc

Sau thời gian làm việc với chị Nguyễn Thị X chị đã có sự tiến bộ và thay đổi về mặt nhận thức, tâm lý và cảm xúc…NTV đã đi đến quyết định nới lỏng mối quan hệ X trước khi hồi gia.

NTV đã sử dụng một số kỹ năng như: kỹ năng đặt câu hỏi với một số câu hỏi “Bây giờ chị cảm thấy thế nào?” “Chị đã tự tin trở về gia đình chưa?” “Bây giờ chị

sẻ NTV có một số hành động và biểu hiện như “Nhìn về phía chị Nguyễn Thị X ” “Khi chị Nguyễn Thị X nói NTV gật đầu”…

Trước khi cho chị Nguyễn Thị X được hồi gia việc tiếp theo là hướng dẫn cho chị một số kỹ năng sống cần thiết để chị có thể ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra với chị sau khi hồi gia.

Bước 6: Theo dõi

Với trường hợp chị Nguyễn Thị X sau khi đã hỗ trợ chị Nguyễn Thị X ly hôn và hồi gia, nhưng không phải là đã kết thúc quá trình giúp đỡ chị Nguyễn Thị X, mà sau đó NTV vẫn cùng với NVXH tiếp tục theo dõi xem cuộc sống của chị Nguyễn Thị X có thay đổi không và có gặp các khó khăn nào khác, có cần trợ giúp nữa hay không? Nếu trường hợp chị gặp khó khăn và cần đến sự trợ giúp NTV sẽ tiếp tục hỗ trợ chị.

Việc theo dõi được NTV tiến hành theo 02 cách; gọi điện cho chị Nguyễn Thị X và cán bộ hội phụ nữ nơi chị sinh sống hoặc xuống thăm hỏi trực tiếp chị và thông qua cán bộ ban ngành đoàn thể tổ dân phố và các con của chị Nguyễn Thị X.

NTV sử dụng kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, phản hồi…Với những câu hỏi và phản hồi như: “Thời gian vừa qua chị trở về gia đình cuộc sống của chị thế nào?” “Sau khi về gia đình chị có gặp những khó khăn gì?” “Sau một thời gian trở về gia đình chị cảm thấy thê nào?”, “Thời gian chị trở về chồng chị có bao giờ quay trở lại gia đình chị nữa không?” Khi chị Nguyễn Thị X hồi gia NTV tiếp tục theo dõi và tìm hiểu về tình hình của chị Nguyễn Thị X thông qua cán bộ hội phụ nữ và tổ trường dân phố với một số câu hỏi: “Từ khi chị Nguyễn Thị X trở về gia đình chị có nhận được thông tin hay thông báo về chị Nguyễn Thị X bị bạo lực từ chồng chị Nguyễn Thị X nữa hay không?” “Chị hãy cho biết cuộc sống của chị Nguyễn Thị X thời gian gần đây như thế nào?”

Chị Nguyễn Thị X đã mở cửa hàng buôn bán quần áo – công việc truyền thống chị đã làm mấy chục năm vừa qua, đây là điểm thuận lợi vì chị đã có kinh nghiệm và có thể có mối quan hệ lâu dài với các đơn vị, những người đã làm ăn và cộng tác với chị và thậm chí cả khách quen nữa.

2.4.2. Trường hợp 2

2.4.2.1. Mô tả về thân chủ

Chị Trần Thị Y, 35 tuổi, đến từ Hà Nội, trình độ thạc sỹ và nghề nghiệp hiện nay đang làm cho tổ chức phi chính phủ.

Chị Trần Thị Y sinh ra trong gia đình có 9 anh em (4 trai, 5 gái, chị Trần Thị Y là con gái út). Gia đình nghèo, bố mẹ làm ruộng, bố có tham gia kháng chiến chống Pháp. Nhà có 5 người học đại học. Bản thân chị học và tốt nghiệp ĐH năm 2000, sau đó chị tham gia đi làm cho một tổ chức Phi chính phủ liên quan đến các vấn đề xã hội và tiếp tục học cao học.

Năm 2004 học cao học, tiếp tục làm cho công ty tư vấn, đi nhiều nơi về các vùng sâu, vùng xa, có quen anh Đào Văn T là bộ đội biên phòng của một tỉnh biên giới. Sau khi quyết định lấy anh Đào Văn T và cùng anh đi đăng ký kết hôn, chị Trần Thị Y mới biết anh Đào Văn T đã từng có một đời vợ và không phải anh Đào Văn T ở Hà Nội mà ở Hưng Yên.

Sau này chị Trần Thị Y mới biết chuyện chồng chị với người vợ trước như thế nào. Khi mới ra quân anh Đào Văn T làm ở Tây bắc, đã từng có thai với một cô gái sau đó đưa về nhà thì gia đình không đồng ý. Cuối cùng gia đình cũng chấp nhận cho anh Đào Văn T kết hôn. Sau đó do anh Đào Văn T thường xuyên đánh vợ sau mỗi lần về nên vợ anh đã chia tay anh.

Cuộc sống vợ chồng chị Trần Thị Y không được hạnh phúc từ những ngày đầu sau khi chị biết những mối quan hệ không đàng hoàng của chồng. Vợ chồng chị Trần Thị Y thường xảy ra mâu thuẫn, chị bị anh Đào Văn T thường xuyên đánh đập, chửi mắng và xúc phạm.

2.4.2.2. Tiến trình tham vấn cho chị Trần Thị Y Bước 1: Tạo lập mối quan hệ và lòng tin

Trong quá trình tạo lập mối quan hệ và lòng tin với thân chủ NTV sử dụng một số kỹ năng quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, đặt câu hỏi, thấu cảm... Nhằm tạo lập mối quan hệ tốt đẹp và lòng tin với chị Trần Thị Y.

Khi đến với NNBY chị Trần Thị Y rất buồn và đau khổ, luôn mặc cảm và tự ti về bản thân, ngại ngùng và xấu hổ khi chia sẻ với người khác về hoàn cảnh của mình. Trong giai đoạn này NTV phải tạo được lòng tin của chị Trần Thị Y đối với mình. Mối quan hệ thoải mái, tin tưởng và hợp tác cần được xây dựng ngay trong giai đoạn khởi đầu này. Công việc NTV đã làm là chuẩn bị phòng tham vấn để làm việc với chị Trần Thị Y. Đồng thời liên lạc với NVXH quản lý ca để thông báo về việc sẽ làm việc với chị Trần Thị Y, nhằm để cho chị Trần Thị Y chuẩn bị sẵn tâm thế cho buổi làm việc. NTV cũng cần phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho buổi ThV như: giấy bút để ghi chép, chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi thân chủ trong giai đoạn đầu tiên.

NTV đã sử dụng kỹ năng: giao tiếp, lắng nghe để tạo được mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ. Với kỹ năng giao tiếp NTV đã thể hiện ngay từ việc chào hỏi và tạo lập mối quan hệ như: Khi Chị Trần Thị Y mới đến NTV chào hỏi “Chào chị, mời chị ngồi và chị uống nước đi” sau đó NTV tiếp tục giao tiếp với chị Trần Thị Y “tôi có thể giúp gì được cho chị? ”, “Rất vui được làm quen với chị. và thông qua lãnh đạo NNBY và NVXH tôi được giới thiệu làm việc với chị. Rất mong nhận được sự hợp tác của chị”. Việc thiết lập một khung cảnh làm việc thoải mái cũng là yếu tố cần thiết để tạo sự tin tưởng với chị Trần Thị Y. Chính vì vậy NTV đã làm việc với chị Trần Thị Y tại phòng ThV của NNBY. Ngay sau khi giới thiệu và làm quen nhà ThV đã thống nhất về việc giữ gìn bí mật cũng như việc ghi chép hoặc lưu trữ những thông tin mà chị Trần Thị Y chia sẻ cũng rất cần thiết cho việc tạo nên cảm giác an toàn cho chị Trần Thị Y “Chị cứ yên tâm tất cả nhứng điều chị chia sẻ sẽ được đảm bảo bí mật ” “Trong quá trình ThV có một số thông tin chị chia sẻ muốn được ghi chép lại chị đồng ý chứ? Tất nhiên tất cả những điều chị chia sẻ đều được bảo quản cẩn thận để đảm bảo bí mật thông tin”. Kỹ năng lắng nghe NTV đã thể hiện ở tư thế ngồi, ánh mắt, các phản hồi của NTV khi trò chuyện với thân chủ: Tư thế ngồi của NTV và ánh mắt hướng về phía chị Trần Thị X, đồng thời NTV có những phản hồi bằng các từ như : “vậy à”, “vậy uh”, “rồi thế nào nữa chị” và gật đầu...

Kết quả sau khi làm quen tạo lập mối quan hệ và lòng tin với chị Trần Thị Y NTV đã tạo được mối quan hệ thân thiết với thân chủ. Thân chủ đã tin cậy và cảm

thấy yên tâm về NTV và cởi mở, thân thiện chia sẻ những vấn đề khó khăn của mình đang gặp phải.

NTV đã vận dụng lý thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm: NTVchấp nhận thân chủ, chấp nhận tất cả những vấn đề liên quan đến con người thân chủ bởi thân chủ đến với NNBY trong bối cảnh mặc cảm và tự ti“Thật sự với thành tôi không thể chấp nhận chuyện mình làm về vấn đề giới mà trở thành nạn nhân của BLGĐ thế này, mọi người mà biết chắc tôi xấu hổ chết mất” Để tạo cho thân chủ cảm giác được tôn trọng NTV đã sử dụng kỹ năng phản hồi và thấu cảm “Tôi hiểu, việc chị khó chấp nhận hoàn cảnh của mình lúc này thế nào, nhưng đó không phải lỗi của chị và nó có thể xảy ra với bất cứ ai, vấn đề là chúng ta vượt qua nó như thế nào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)