Một số vấn đề chung về tham vấn cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 28 - 31)

1.1.1 .Gia đình, Bạo lực, bạo lực gia đình và phụ nữ bị bạo lực gia đình

1.1.3. Một số vấn đề chung về tham vấn cá nhân

1.1.3.1. Tham vấn cá nhân

Mỗi một cá nhân trong xã hội đều có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn về công việc, gia đình, kinh tế, sức khỏe... Nếu không đủ năng lực ứng phó họ sẽ rơi vào tình trạng bất ổn về tâm lý, gây rối nhiễu về suy nghĩ, hành vi. Trong trường hợp như vậy, họ rất cần đến vai trò của NTV với tác động trợ giúp để tìm lại cảm giác cân bằng, tăng cường năng lực nội tại để tự giải quyết những vấn đề của cá nhân.

Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2008) đưa ra khái niệm: “ThV cá nhân là quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa NTV - người được đào tạo và người có vấn đề mà họ không tự giải quyết được để giúp họ thay đổi cảm xúc, hành vi và suy nghĩ và tìm ra giải pháp cho vấn đề đang tồn tại”. [15,tr.61].

Từ khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm: ThV cá nhân là quá trình tương tác tích cực giữa NTV với cá nhân đang có vấn đề khó khăn về tâm lý nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề, tiềm năng để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng như tự xác định và thực hiện các giải pháp cho vấn đề của mình.

1.1.3.2. Đặc điểm, vai trò của tham vấn cá nhân

ThV cá nhân giúp thân chủ là nam hoặc nữ ở bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh nào đang gặp những vấn đề rắc rối, nhưng bản thân họ không thể tự giải quyết được cần đến sự trợ giúp của nhân viên xã hội, vì vậy ThV cá nhân giúp cho thân chủ:

Cải thiện mối quan hệ của bản thân với môi trường xung quanh Tìm lại con người cân bằng trong suy nghĩa và cảm xúc Thiết lập sự thích nghi trong những điều kiện, hoàn cảnh mới

Tăng cường được khả năng tiềm tàng để giải quyết những vấn đề đang gặp phải; Tìm được những giải pháp và lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với bản thân. Như vậy, trong quá trình ThV cho cá nhân, NTV sẽ trao đổi tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, nhận diện đúng bản chất vấn đề của mình, từ đó có các giải pháp thích hợp để giải quyết.

1.1.3.3. Quy trình tham vấn cá nhân

Quy trình ThV là một tập hợp các hoạt động tương tác giữa NTV với thân chủ, trong đó NTV sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về ThV, các giá trị đạo đức nghề nghiệp để giúp đỡ thân chủ - người đang trong tình huống có vấn đề giải quyết vấn đề của họ. Quy trình tham vấn được diễn ra theo các bước sau:

1. Tạo lập mối quan hệ và lòng tin 2. Xác định vấn đề

3. Đưa ra những giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu và đưa ra được đích cần đạt được trong giải quyết vấn đề.

4.Triển khai công việc 5. Kết thúc

6. Theo dõi

Dù theo quy trình bao nhiêu bước thì quy trình ThV phải diễn ra theo các bước như: tạo lập mối quan hệ, thu thập thông tin. Xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc.

Mọi ca tham vấn đều sẽ phải đi đến kết thúc cho dù vấn để có được giải quyết hay không. Trong giai đoạn kết thúc ca ThV có nhiều công việc được thực hiện nhằm giúp thân chủ nhận biết được những vấn đề cần làm tiếp theo và chuẩn bị tinh thần cho một giai đoạn mới khi không còn sự trợ giúp của NTV.

1.1.3.4. Những yêu cầu cần thiết đối về thái độ, kiến thức, kỹ năng với NTV khi tham vấn cá nhân

ThV là một trong những hoạt động vì sự phát triển của con người. Hoạt động theo phương châm vì sự an sinh của mọi người trong xã hội, lấy sự phát triển của con người làm phương hướng hành động. Những khác biệt hay riêng nhất của mỗi con người cần được tôn trọng, dù họ là ai, nam hay nữ, có nguồn gốc và vị trí như thế nào trong xã hội họ đều cần được đối xử công bằng và có tư cách, giá trị, nhân phẩm, tiềm năng để

- Yêu cầu về kiến thức: khi tiến hành ThV cá nhân cho thân chủ đòi hỏi NTV phải có kiến thức về rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: kiến thức chuyên môn về ThV, kiến thức về tâm lý, kiến thức về pháp luật, kiến thức về y tế…bởi thân chủ gặp rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt đối với mỗi cán bộ tham vấn khi tham vấn cho thân chủ của mình họ cũng cần được trang bị các kiến thức về công tác xã hội như: các lý thuyết CTXH, các nguyên tắc của CTXH, vai trò của CTXH, các kỹ năng và kỹ thuật sử dụng trong CTXH…. Đòi hỏi mỗi NTV cần thường xuyên trau dồi các kiến thức đó để đảm bảo thực hiện tốt công việc tham vấn của mình.

- Yêu cầu về kỹ năng: NTV phải được trang bị hệ thống các kỹ năng tham vấn chuyên nghiệp như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đối chất, kỹ năng phản hồi, kỹ năng làm mẫu, kỹ năng sử dụng mệnh đề tôi, kỹ năng quan sát….Mỗi NTV cần trau dồi để không ngừng rèn luyện các kỹ năng này cho bản than để làm tốt được công việc của mình.

- Yêu cầu về thái độ: đối với mỗi NTV trong quá trình tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình mỗi cán bộ tham vấn cần phải có những yêu cầu về thái độ như: sự chân thành, quan tâm và sẵn lòng trợ giúp, nhiệt tình, chấp nhận và có cái nhìn cởi mở và khoan dung đối với thân chủ. Đồng thời bên cạnh đó mỗi NTV cần phải tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp như: tôn trọng, đảm bảo bí mật thông tin, không phán xét thân chủ, dành quyền tự quyết cho thân chủ…Để thể hiện tính chuyên nghiệp của hoạt động này đòi hỏi mỗi cán bộ tham vấn cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và thái độ nghề nghiệp của mình trong quá trình trợ giúp cho thân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)