Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 31 - 35)

1.1.1 .Gia đình, Bạo lực, bạo lực gia đình và phụ nữ bị bạo lực gia đình

1.1.4. Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Từ các khái niệm về tham vấn nói chung chúng tôi xin đưa ra khái niệm về tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình như sau:

Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bị bạo lực gia đình là quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa NTV với phụ nữ bị bạo lực gia đình thông qua đó giúp họ tự nhận thức được vấn đề và những tiềm năng của bản thân, khám phá các giải pháp để giải quyết được vấn đề khó khăn đang gặp phải.

1.1.4.1. Mục đích và vai trò của tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Quá trình ThV cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhằm giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình nâng cao năng lực bản thân để có thể giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách bền vững.

Vì thế, quá trình ThV tập trung vào một số mục đích cụ thể sau:

Tham vấn cá nhân nhằm hạn chế cảm xúc, thái độ tiêu cực của phụ nữ bị bạo lực gia đình khi gặp hoàn cảnh khó khăn

Nhằm tăng cường nhận thức về bản thân cũng như năng lực của chính phụ nữ bị bạo lực gia đình

Nhằm giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tâm lý đang tồn tại

Nhằm nâng cao sự tự tin của thân chủ trong việc tự giải quyết vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình

Nhằm tăng cường khả năng ứng phó và giải quyết vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Tóm lại, ThV hướng tới giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi từ đó có khả năng đưa ra quyết định và thực hiện giải pháp làm nền tảng cho việc nâng cao năng lực xã hội của cá nhân và gia đình.

Bên cạnh đó ThV cá nhân cũng là công cụ quan trọng để các NVXH tại NNBY sử dụng thường xuyên trong quá trình trợ giúp cho các phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY.

1.1.4.2. Quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Quy trình ThV là một tập hợp các hoạt động tương tác giữa NTV với thân chủ, trong đó NTV sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về ThV, các giá trị đạo đức nghề nghiệp để giúp đỡ thân chủ - người đang trong tình huống có vấn đề giải quyết vấn đề của họ. Quy trình tham vấn được diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Tạo lập mối quan hệ và lòng tin

Phụ nữ bị bạo lực gia đình việc tạo lập mối quan hệ và lòng tin với họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ khi họ bị bạo lực gia đình họ có thể có những sai lệch trong nhận thức hay có những nhận thức sai lệch, vì vậy cho nên khi đến với NTV họ thường mặc cảm, tự ti, không dám mạnh dạn chia sẻ những vấn đề khó khăn của mình vì sợ mang tiếng, sợ dư luận xã hội, sợ ảnh hưởng đến gia đình và con cái…vì vậy trong bước này NTV cần phải tạo được mối quan hệ tin cậy, tốt đẹp với họ, họ mới chia sẻ về vấn đề khó khăn của mình.

Bước 2: Xác định vấn đề.

Phụ nữ bị bạo lực gia đình họ gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn khác nhau chính vì vậy NTV cần tìm hiểu xem vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải hiện nay là gì? Vấn đề nào là vấn đề cần được ưu tiên? Vấn đề của họ do những nguyên nhân nào? Tuy nhiên với phụ nữ bị bạo lực gia đình họ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn ở các khía cạnh khác nhau, nên bước này NTV cần đánh giá toàn diện về những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải.

Bước 3: Đưa ra những giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu và đưa ra được mục đích cần đạt được trong giải quyết vấn đề.

Trên cơ sở những vấn đề khó khăn đã được xác định ở bước xác định vấn đề NTV cùng với phụ nữ bị bạo lực gia đình thảo luận về những giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải. Mỗi giải pháp NTV cùng với họ thảo luận xem với giải pháp đó họ có những thuận lợi gì và có thể gặp những khó khăn gì? Nhưng việc lựa chọn giải pháp nào để giải quyết vấn đề khó khăn của họ là do phụ nữ bị bạo lực gia đình quyết định. Đồng thời trong bước này NTV cùng với phụ nữ bị bạo lực gia đình thảo luận về kế hoạch sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?

Bước 4: Triển khai công việc

Từ các giải pháp đã được thảo luận giữa NTV với phụ nữ bị bạo lực gia đình và kế hoạch giải quyết vấn đề. Bước này các phụ nữ bị bạo lực gia đình và NTV cùng thực hiện kế hoạch đã đề ra. NTV là người hỗ trợ, kết nối, chuyển gửi họ đến các dịch vụ xã hội…NTV không phải là người làm thay và làm hộ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Trường hợp nếu họ gặp khó khăn NTV có thể hỗ trợ họ. Trong bước triển khai hoạt động tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình NTV cần lưu ý rằng với phụ nữ bị bạo lực gia đình họ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và ở các khía cạnh khác nhau. Vì vậy NTV cần phải lưu ý rằng có những vấn đề nằm trong khả năng của mình, của cơ quan tổ chức mình, song có những vấn đề thuộc các cơ quan bên ngoài, vì vậy trong quá trình triển khai công việc NTV phân tích xem vấn đề nào không nằm trong khả năng của mình có thể chuyển, gửi sang các cơ quan tổ chức đó.

Bước 5: Kết thúc quá trình tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Khi vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình đã được giải quyết NTV sẽ kết thúc quá trình tham vấn. Hoặc vấn đề của họ không được giải quyết hay họ không có mong muốn NTV cũng có thể kết thúc quá trình ThV. Trước khi kết thúc NTV cần thông báo cho họ về việc kết thúc, nới lỏng và giãn dần mối quan hệ. Trước khi kết thúc NTV cần đánh giá những thay đổi của phụ nữ bị bạo lực gia đình. Đồng thời xem xét xem vấn đề khó khăn của họ đã được giải quyết triệt để hay chưa?

Bước 6: Theo dõi

Sau khi đã kết thúc quá trình ThV tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng không có nghĩa là đã chấm dứt quá trình làm việc với họ mà đồng thời NTV cũng cần phải theo dõi xem sau khi họ về gia đình họ có còn bị bạo lực nữa hay không? Nếu còn có thể tiếp tục hỗ trợ họ. Có thể họ gặp phải những vấn đề khó khăn mới NTV lại bắt đầu tiến trình trợ giúp mới.

Dù theo quy trình bao nhiêu bước thì quy trình ThV phải diễn ra theo các bước như: tạo lập mối quan hệ, thu thập thông tin. Xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc.

Mọi ca tham vấn đều sẽ phải đi đến kết thúc cho dù vấn để có được giải quyết hay không. Trong giai đoạn kết thúc ca ThV có nhiều công việc được thực hiện nhằm giúp thân chủ nhận biết được những vấn đề cần làm tiếp theo và chuẩn bị tinh thần cho một giai đoạn mới khi không còn sự trợ giúp của NTV.

1.1.4.3. Một số nội dung tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

Tại NNBY phụ nữ bị bạo lực gia đình được tham vấn rất nhiều nội dung khác nhau như:

Một là: Tham vấn chăm sóc sức khỏe và y tế cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Khi đến với NNBY rất nhiều người bị tổn thương về sức khỏe nên họ sẽ được khám và điều trị vết thương tại các cơ sở y tế chuyên biệt. Đồng thời được các bác sỹ theo dõi và hỗ trợ dùng thuốc tại NNBY. Tư vấn và hướng dẫn về sức khoẻ sinh sản, kiến thức về HIV/AIDS, sức khoẻ tâm thần để nạn nhân có thể tự chăm sóc bản thân…

Hai là tham vấn tâm lý: tại NNBY phụ nữ bị bạo lực gia đình được tham vấn và trị liệu tâm lý, tham gia các hoạt động sinh hoạt nhóm, vui chơi giải trí, dã ngoại và làm một số sản phẩm thủ công đơn giản giúp chị em bình ổn về tâm lý và tạo thu nhập.

Ba là tham vấn về pháp lý: Trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình có nhu cầu, sẽ được hướng dẫn các thủ tục pháp lý, tham dự các phiên toà xét xử hoặc giới thiệu đến các trung tâm trợ giúp pháp lý để được hỗ trợ miễn phí.

Bốn là tham vấn về hỗ trợ phát triển kinh tế: Hỗ trợ một số chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu và điều kiện tham gia học nghề/ học văn hóa tại trường; giới thiệu một số chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình đến làm việc tại các trường học, bệnh viên, cơ sở lao động tư nhân như là lao công, công nhân. Đặc biệt tại NNBY, NVXH đã chủ động cùng nạn nhân đến tham khảo, tư vấn việc làm tại các cơ sở tư nhân.

Năm là tham vấn về nâng cao kỹ năng sống: phụ nữ bị bạo lực gia đình cũng cần được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và được tham gia các lớp tập huấn, các khoá đào tạo về các kĩ năng mềm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)