Thực trạng các yếu tố tác động tới tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 78)

1.1.1 .Gia đình, Bạo lực, bạo lực gia đình và phụ nữ bị bạo lực gia đình

2.3. Thực trạng các yếu tố tác động tới tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia

lực gia đình tại NNBY

Hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình NNBY hiện nay đã mang lại những hiệu quả vô cùng hữu ích trong việc trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình cũng chịu sự tác động của một số yếu tố sau:

2.3.1. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ tham vấn tại ngôi nhà bình yên bình yên

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các cán bộ tham vấn quyết định rất nhiều đến chất lượng của các ca tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Cán bộ tham vấn có trình độ chuyên môn cao thì hiệu quả của việc tham vấn sẽ cao hơn. Bởi nếu cán bộ tham vấn có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm làm việc họ sẽ có khả năng tìm hiểu, phân tích đánh giá vấn đề của thân chủ và nâng cao năng lực cho họ để họ tự tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của mình. Khảo sát về trình độ chuyên môn của cán bộ đang trực tiếp tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình thu được kết quả như sau: hiện nay NNBY có 06 cán bộ tham vấn trực tiếp cho phụ nữ bị bạo lực gia đình họ đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn về hôn nhân và gia đình… Toàn bộ những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn.

Khi hỏi về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tham vấn tại NNBY cán bộ quản lý NNBY trả lời:

“Có thể nói hiện nay trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo của các cán bộ đang trực tiếp tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện nay là rất phù hợp với công việc họ đang làm và đúng chuyên ngành nên cũng cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc và hiệu quả của hoạt động tham vấn” (Cán bộ quản lý NNBY, 56 tuổi)

Trong hoạt động tham vấn của mình các cán bộ làm công tác tham vấn đã áp dụng các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, quy trình tham vấn…một cách rất đầy đủ và bài bản nên đã đảm bảo tính chuyên nghiệp của hoạt động tham vấn. Đồng thời hàng năm các cán bộ tham vấn họ cũng được trang bị các kiến thức kỹ năng tham vấn từ cơ bản đến nâng cao thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn.

Thông qua khảo sát tại NNBY thì thấy hiện nay 06 cán bộ tham tại NNBY có tuổi đời và tuổi nghề khá cao, cụ thể: có 02 cán bộ trên 50 tuổi, 01 cán bộ 60 tuổi, cán bộ ít tuổi nhất cũng 31 tuổi và có từ 5 đến có những người nhiều có từ 20 đến 30 năm tuổi nghề và thâm niên, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động tham vấn. Thứ nhất: nếu họ có tuổi đời cao đồng nghĩa với việc cách nhìn nhận vấn đề, cũng như có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống điều này sẽ khiến cho việc nhận định, phân tích vấn đề, nâng cao năng lực cho thân chủ sẽ hiệu quả hơn. Thứ hai: tuổi nghề, thâm niên công tác của cán bộ tham vấn cao nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc tham vấn sẽ hiệu quả hơn.

Giới tính của cán bộ tham vấn cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tham vấn. Đối với NNBY nạn nhân bị bạo lực gia đình là phụ nữ nên cán bộ tham vấn 6/6 người đều là nữ giới nên cũng thuận lợi hơn trong việc tham vấn cho thân chủ. Bởi lẽ lại thuận lợi hơn vì cùng là phụ nữ họ sẽ nhiều điểm giống nhau trong cách nhận thức vấn đề, họ sẽ dễ thông cảm với thân chủ, thân chủ sẽ dễ dàng hơn…Nên nếu là phụ nữ sẽ thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động tham vấn.

Khảo sát về yếu tố giới tính ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn cán bộ tham vấn NNBY trả lời:

“Do là phụ nữ nên họ sẽ dễ dàng chia sẻ với chúng tôi hơn, chúng tôi dễ thông cảm với họ hơn. Có những trường hợp khi họ đến họ đã khóc và có tâm lý sợ hãi, họ đã ôm chặt lấy cán bộ tham vấn và khóc rất nhiều. Nhưng nếu là nam giới chắc chắn sẽ khó khăn hơn, họ sẽ không dám làm như vậy. Có một số trường hợp do chồng bạo lực quá dã man nên cứ nhìn thấy đàn ông là họ rất sợ sệt, không dám giao tiếp. Trước đây có những thân chủ khi đến NNBY họ thấy nam giới bảo vệ họ rất sợ sệt không dám ở NNBY và đòi về, nhưng sau khi được cán bộ tham vấn giải thích họ mới dám tự tin ở lại NNBY, nhưng mỗi lần họ muốn xuống hoặc ra khỏi nhà cứ phải có người đi kèm theo” (Cán bộ tham vấn NNBY, 31 tuổi)

Do yếu tố giới ở đây cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tham vấn, Đặc thù của nạn nhân đến với NNBY là phụ nữ nên cán bộ tham vấn là nữ sẽ là yếu tố thuận lợi và giúp họ dễ dàng hơn trong việc chia sẻ, cảm thông hơn so với nam giới. Hơn nữa có những vấn đề khá nhạy cảm như bạo lực tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản…Nếu là nam giới họ sẽ khó chia sẻ và bộc lộ hơn. Chính vì vậy việc cán bộ tham vấn là nữ sẽ dễ dàng hơn cho việc chia sẻ và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác tham vấn.

Kỹ năng của cán bộ tham vấn tại NNBY qua quan sát, phỏng vấn sâu cho thấy thực tế cán bộ tham vấn tại NNBY đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kỹ năng tham vấn như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đối chất, kỹ năng đương đầu với thách thức…khá linh hoạt và sáng tạo nên đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình tham vấn. Qua quan sát khi cán bộ tham vấn tham vấn, làm việc với phụ nữ bị bạo lực gia đình họ khóc cán bộ tham vấn đã sử dụng kỹ năng phản hồi và thấu cảm, cán bộ tham vấn đã đưa cho họ khăn giấy để họ lau nước mắt, đồng thời nói “tôi hiểu cảm xúc của chị lúc này”. Khi thân phụ nữ bị bạo lực gia đình trình bày cán bộ tham vấn “hướng mắt về phía họ”

Phỏng vấn sâu cán bộ tham vấn về việc tập huấn và vận dụng các kỹ năng tham vấn khi tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình:

“Đa số các cán bộ tham vấn ở NNBY đều được tập huấn hàng năm về các kỹ năng tham vấn, bởi chất lượng của cuộc tham vấn phụ thuộc nhiều vào kĩ năng tham vấn của cán bộ tham vấn. Hầu hết khi tham vấn với mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi cuộc tham vấn thì các cán bộ ở NNBY đều sử dụng các kỹ năng khác nhau để giúp đỡ thân chủ, các cán bộ tham vấn ở NNBY đã có nhiều năm làm công tác tham vấn nên họ sử dụng các kỹ năng này khá thành thục khi tham vấn cho các thân chủ của mình” (Cán bộ tham vấn NNBY, 56 tuổi)

Như vậy chúng ta thấy rằng kỹ năng tham vấn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của hoạt động tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Bản thân tôi khi thực hành trực tiếp với 02 ca phụ nữ bị bạo lực gia đinh tôi cũng có sử dụng linh hoạt các kỹ năng tham vấn khi tham vấn cho chị Nguyễn Thị X như sau:

Trong giai đoạn thu thập thông tin của chị Nguyễn Thị X tôi đã thể hiện sự thấu cảm với chị Nguyễn Thị X để chị Nguyễn Thị X tự tin hơn, yên tâm hơn. Tôi đã nói với chị Nguyễn Thị X như sau: “Tôi hiểu được phần nào những những lo lắng, những suy nghĩ của chị lúc này” “dường như ai ở trong hoàn cảnh của chị cũng có những tâm trạng như vậy”.

Chị Nguyễn Thị X đến với NNBY trong tình trạng bị BLGĐ nghiêm trọng và không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Thông qua việc lắng nghe chị Nguyễn Thị X trình bày và quan sát chị Nguyễn Thị X thấy rằng chị Nguyễn Thị X tâm lý bất an, có tâm lý lo lắng sợ hãi, mặc cảm về bản thân và số phận và một số các biểu hiện như không muốn giao tiếp với người khác, luôn cúi mặt khi trò chuyện, không dám nhìn thẳng vào Tôi. Tôi đã sử dụng lý thuyết lấy thân chủ làm trọng tâm để tạo lập mối quan hệ tốt với chị Nguyễn Thị X. Tôi đã chấp nhận, tôn trọng, thấu hiểu chị Nguyễn Thị X thái độ chân thành, cởi mở với chị X với những câu nói “tôi hoàn toàn tôn trọng những suy nghĩ và quan điểm của chị vì vậy chị yên tâm chia sẻ những vấn đề

khó khăn hiện nay chị đang gặp phải”. Chị Nguyễn Thị X chia sẻ vể bản thân chị nói “nói thật với em vào cái độ tuổi này mà chị phải vào đây quả thật chị thấy xấu hổ vô cùng”. Để tạo cho thân chủ cảm giác được tôn trọng tôi đã sử dụng kỹ năng phản hồi và kỹ năng thấu cảm “Tôi hiểu những điều chị băn khoăn, đến với NNBY chị không phải là người nhiều tuổi và có hoàn cảnh khó khăn nhất mà thực tế có những người nhiều tuổi hơn chị rất nhiều” hay “Dường như chỉ có những người có trách nhiệm với bản thân như chị thì mới có tâm trạng như vậy”….Với những lời thấu cảm trên của NTV chị Nguyễn Thị X cảm thấy như được chia sẻ, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để chị Nguyễn Thị X tin tưởng hơn, điều này khiến cho việc tạo mối quan hệ tương giao tốt đẹp của giữa tôi với chị Nguyễn Thị X.

Với trường hợp của chị Trần Thị Y trong giai đoạn lập kế hoạch và triển khai kế hoạch tôi đã sử dụng một số kỹ năng sau:

Cán bộ tham vấn đã sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng đối chất, đương đầu với thách thứ khi trao đổi với Chị Trần Thị Y về giải pháp chị Y ly thân, tôi đã đặt câu hỏi “Bây giờ chị mong muốn quan hệ của chị và chồng chị như thế nào trong thời gian sắp tới?”. Sau khi trao đổi chị Trần Thị Y đã nói là “tôi mong muốn được ly thân”. Tiếp tục thảo luận với Chị Trần Thị Y bằng câu hỏi “Điều gì lại khiến chị quyết định ly thân” Chị Trần Thị Y trả lời “thực tế tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thay đổi được anh ấy nên tôi quyết định ly thân, lần này tôi sẽ cho anh ấy thêm một cơ hội cuối cùng nếu anh ấy không thay đổi tôi sẽ quyết định ly hôn”. Tôi tiếp tục đặt câu hỏi “Vậy chị định thử thách anh ấy trong thời gian bao lâu?”

Như vậy chúng ta thấy rằng trong những yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân những người cán bộ trực tiếp làm công tác tham vấn như: chuyên môn được đào tạo, số năm kinh nghiệm, kỹ năng tham vấn và thâm niên công tác, giới tính đều là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tham vấn cho phụ nữ bị bạolực gia đình.

2.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên gia đình tại ngôi nhà bình yên

Ngoài năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của cán bộ tham vấn cơ sở vật chất phục vụ công tác tham vấn như: phòng làm việc, bàn ghế, trang thiết bị

làm việc, máy tính, điện thoại… cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả tham vấn.

Bởi hầu hết các thân chủ đến với NNBY đều là những phụ nữ bị bạo lực gia đình và khi đến với NNBY họ đều có rất nhiều khó khăn, những vấn đề họ gặp phải cũng tương đối tế nhị và nếu như phòng tham vấn không đủ kín đáo, đảm bảo bí mật thông tin họ sẽ không dám chia sẻ hoặc chia sẻ không đầy đủ, không trung thực. Bởi vì họ sợ những vấn đề của họ mà người ngoài biết họ sẽ kỳ thị và đánh giá, nên họ sẽ không dám chia sẻ tự tin. Trả lời của cán bộ tham vấn:

“Nếu cơ sở vật chất đầy đủ sẽ làm cho hiệu quả tham vấn được nâng lên. Chẳng hạn như nếu phòng ốc không đủ kín đáo đảm bảo tính bảo mật thì thân chủ họ sẽ e ngại, không dám chia sẻ và bộc lộ điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tham vấn” (Cán bộ tham vấn, 31 tuổi thảo luận nhóm)

Bên cạnh phòng làm việc phải kín đáo đảm bảo nguyên tắc bí mật thông tin thì các tài liệu, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác tham vấn như các trắc nghiệm tâm lý, tài liệu về trị liệu tâm lý, các dụng cụ như tranh vẽ, các con thú…nếu không đầy đủ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn.

Thông qua quan sát cũng thấy cơ sở vật chất của NNBY cũng khá đầy đủ các trang thiết bị như: máy vi tính, máy in, tài liệu hồ sơ, bàn ghế, điện thoại, ấm chén… và đáp ứng được yêu cầu cơ bản của hoạt động tham vấn.

Đến đây chúng ta thấy cơ sở vật chất của phòng tham vấn tại NNBY khá đầy đủ, đảm bảo tính bí mật, thoáng mát….cũng là một trong những yếu tố ảnh hường đến chất lượng của hoạt động tham vấn tại NNBY. Hơn nữa quan quan sát thấy cơ sở vật chất cũng được sắp xếp khá khoa học điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của hoạt động tham vấn của NNBY so với cơ sở tham vấn khác.

2.3.3. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình lực gia đình

Trước khi luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời việc tham vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình chưa có cơ sở pháp lý, chưa có văn bản nào quy định nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác tham vấn và hỗ trợ cho

các nạn nhân bị là phụ nữ bị bạo lực gia đình. Nhưng kể từ năm 2007 từ khi luật phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực thì công tác tư vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình có cơ sở và căn cứ pháp lý nên cũng được nhà nước, chính quyền địa phương, đặc biệt được hỗ trợ cả kinh phí nên cũng làm cho chất lượng tham vấn cũng được nâng lên.

Điều 16 của Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định về việc tư vấn gia đình ở cơ sở. Khi có những quy định của pháp luật về công tác tư vấn, hỗ trợ cho những nạn nhân được quy định trong pháp luật, luật phòng chống bạo lực gia đình cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tham vấn. Đây được coi là những hành lang pháp lý để họ làm việc và hoạt động. Trả lời phỏng vấn sâu của cán bộ quản lý NNBY như sau:

“Trước đây khi chưa có luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời thì việc xây dựng các mô hình trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình có thể gặp phải những khó khăn nhất định, khi làm việc với các cơ quan tổ chức có những khó khăn. Chính vì vậy kể từ khi có pháp luật phòng chống bạo lực gia đình có những điều khoản quy định về việc nhà nước khuyến khích cho thành lập các cơ sở tư vấn, hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình nên nó cũng thuận lợi hơn cho các cán bộ của NNBY khi đi làm việc với các cơ quan tổ chức. Đặc biệt kể từ khi có những quy định đó các tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ, tài trợ hơn. Nhìn chung kể từ khi luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời thì việc có nhiều mô hình hỗ trợ cho phụ nữ bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)