Thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 46)

1.1.1 .Gia đình, Bạo lực, bạo lực gia đình và phụ nữ bị bạo lực gia đình

2.1. Thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngô

ƢƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

2.1. Thực trạng hoạt động tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên Ngôi nhà bình yên

Phụ nữ bị bạo lực gia đình họ đến với NNBY trong hoàn cảnh họ bị bạo lực rất nặng nề và gặp khá nhiều khó khăn khác nhau từ thể chất, đến tinh thần, sức khỏe và pháp lý…Do vậy tại NNBY phụ nữ bị bạo lực gia đình họ nhận được sự trợ giúp bởi các cán bộ dự án, nhân viên xã hội, cán bộ tham vấn…Một trong những hoạt động khá quan trọng và hữu hiệu trong việc trợ giúp cho các phụ nữ bị bạo lực gia đình đó chính là hoạt động tham vấn. Hiện nay việc tham vấn tại NNBY được tiến hành bởi các cán bộ tham vấn, như đã nêu ở trên để đánh giá thực trạng hình thức tổ chức tham vấn cá nhân trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến một số khía cạnh sau:

2.1.1. Quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên nhà bình yên

Mỗi cuộc tham vấn dù dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp đều phải trải qua và tuân thủ theo một quy trình nhất định. Quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY cũng được các cán bộ tham vấn, nhân viên xã hội, cán bộ dự án thảo luận và xây dựng trong những năm qua dựa trên những quy trình tham vấn đã được các nhà nghiên cứu hay những người cán bộ thực hành tham vấn đã và đang sử dụng.

Nghiên cứu về quy trình tham vấn tại NNBY chúng tôi đã khảo sát trực tiếp trên 06 cán bộ hiện đang làm công tác ThV cá nhân về quy trình tham vấn tại NNBY thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Đánh giá của cán bộ tham vấn về quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY

(Đơn vị: người)

TT Quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình

1 Tiếp cận thân chủ 6/6

2 Thân chủ trình bày 5/6

3 Xác minh 6/6

4 Lập hồ sơ tiếp nhận 6/6

5 Tiến hành tham vấn 6/6

6 Hướng dẫn hồi gia 6/6

7 Theo dõi 6/6

Kết quả trên cho thấy đa số cán bộ tham vấn tại NNBY đều cho rằng quy trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY được diễn ra theo 7 bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thân chủ Bước 2: Thân chủ trình bày Bước 3: Xác minh

Bước 4: Lập hồ sơ tiếp nhận Bước 5: Tham vấn

Bước 6: Hướng dẫn hồi gia Bước 7: Theo dõi

So sánh với tiến trình tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình được đề cập tại phần cơ sở lý luận (1. Tạo lập mối quan hệ và lòng tin 2. Xác định vấn đề 3. Đưa ra giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu và đưa ra được đích cần đạt 4. Triển khai công việc 5. Kết thúc 6. Theo dõi) chúng tôi thấy rằng tại NNBY tiến trình tham vấn được NNBY theo 7 bước. Với 7 bước này chúng tôi xin phân tích về những ưu điểm và hạn chế so với tiến trình đã nêu ở phần cơ sở lý luận

Tiếp cận thân chủ: Khi phụ nữ bị bạo lực gia đình đến với NNBY cán bộ tham vấn mời họ vào phòng tham vấn và tiếp cận với họ. Cán bộ tham vấn giới thiệu làm quen với phụ nữ bị bạo lực gia đình. Giải thích về mục đích của tham vấn và thống nhất nguyên tắc giữ bí mật thông tin. Thực chất bước này về cơ bản giống như hoạt động trong bước 1 (Tạo lập mối quan hệ và lòng tin).

giúp đỡ hay việc muốn được vào tạm trú tại NNBY. Thực chất bước này là một trong những nội dung trong bước 1 của tiến trình tham vấn cá nhân bởi lẽ khi tạo lập mối quan hệ và lòng tin phụ nữ bị bạo lực gia đình sẽ trình bày những vấn đề khó khăn của mình.

Xác minh: sau khi tiếp cận, lắng nghe phụ nữ bị bạo lực gia đình trình bày cán bộ tham vấn sẽ xác minh những vấn đề mà thân chủ trình bày có đúng sự thật hay không?. Nếu trường hợp đúng những lời thân chủ trình bày cán bộ tham vấn sẽ báo cáo với quản lý NNBY và hướng dẫn các thủ tục để vào tạm trú tại NNBY. Quy trình này được thực hiện khá chặt chẽ, nên trong những năm qua đa số các phụ nữ bị bạo lực gia đình vào tạm trú tại NNBY đều đúng đối tượng. Cán bộ tham vấn NNBY chia sẻ:

“Sau khi chúng tôi nghe họ trình bày về vấn đề khó khăn của họ, nếu họ muốn vào tạm trú tại NNBY thì ngay lập tức chúng tôi sẽ gọi điện về địa phương để xác minh xem có chính xác không, nếu đúng chúng tôi sẽ hướng dẫn cho họ thủ tục để vào NNBY, bởi lẽ đa số các trường hợp đã tìm đến đây là họ đã ở mức độ khá nặng và được tiếp nhận vào tạm trú tại NNBY” (Cán bộ tham vấn, 60 tuổi, NNBY)

Với việc xác minh trước khi tiếp nhận vào NNBY và tham vấn sau khi nghe phụ nữ bị bạo lực gia đình trình bày về những khó khăn và mong muốn của họ. Điều này thể hiện tính chặt chẽ và khoa học về quy định của NNBY. Bởi nếu không có bước xác minh và nếu chỉ căn cứ trên những gì phụ nữ bị bạo lực trình bày sẽ dẫn đến một số trường hợp không đúng nhưng những vấn đề họ trình bày mà vẫn tiếp nhận vào NNBY sẽ không đúng đối tượng giúp đỡ.

Lập hồ sơ tiếp nhận: khi được các cán bộ tham vấn và NVXH xác minh nếu đúng đối tượng cán bộ tham vấn và NVXH sẽ hướng dẫn các thủ tục để được vào tạm trú tại NNBY. Tuy nhiên việc xác minh cũng có gặp phải khó khăn khi kết nối với chính quyền và cán bộ địa phương, thực tế có những địa phương họ không hợp tác nên cũng có thể gặp phải những khó khăn. Với khó khăn này cán bộ tham vấn đã khắc phục bằng việc liên hệ với nhiều đơn vị khác nhau có cùng làm nhiệm vụ

hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình như: lao động thương binh xã hội, công an, hội phụ nữ…nên việc xác minh cũng được tiến hành nhanh hơn.

Tham vấn cho các phụ nữ bị bạo lực gia đình được tiến hành cả trước khi họ được tiếp nhận vào tạm trú tại NNBY, thời gian họ tạm trú và sau khi họ hồi gia. Các cán bộ tham vấn sẽ thực hiện tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng bên cạnh đó cán bộ tham vấn cũng thành lập nhóm các phụ nữ có vấn đề, có hoàn cảnh tương đồng nhau để tiến hành tham vấn nhóm hoặc tham vấn gia đình.

Hồi gia: khi vấn đề của phụ nữ bị bạo lực gia đình cơ bản được giải quyết, họ có mong muốn được trở về gia đình hoặc thời hạn tạm trú theo quy định của NNBY đã hết. Một số trường hợp vấn đề của họ khá phức tạp nên sau khi hồi gia một thời gian ngắn họ lại quay trở lại NNBY do tiếp tục bị bạo lực. Tuy nhiên một số phụ nữ gặp khó khăn sau khi hồi gia nên NNBY đã cho họ hồi gia thử, nếu họ ổn định sẽ chính thức cho hồi gia. Về vấn đề này cán bộ quản lý NNBY cho biết: “Khi vấn đề của họ cơ bản được giải quyết chúng tôi sẽ cho họ hồi gia thử, nếu họ không có vấn đề gì chúng tôi sẽ chính thức cho họ làm thủ tục hồi gia. Thực tế những năm qua cho thấy nhiều chị em sau khi được hồi gia nhưng họ lại tiếp tục bị bạo lực, vì thế cho nên chúng tôi phải cho họ hồi gia thử” (Cán bộ quản lý NNBY, 56 tuổi)

Theo ý kiến trên của cán bộ quản lý NNBY chia sẻ về việc hồi gia thử cho các chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình cho thấy đây là một trong những việc làm thể hiện tính chuyên nghiệp của NNBY trong việc trợ giúp cho các phụ nữ bị bạo lực gia đình.

Do đặc thù của NNBY là các nạn nhân tạm trú ở NNBY nên có thêm bước hồi gia, so với tiến trình tham vấn đã nêu thì không có bước hồi gia. Điều này cho thấy điểm mới của mô hình NNBY. Đặc biệt việc hồi gia thử có ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện tính chuyên nghiệp của hoạt động tham vấn ở NNBY.

Theo dõi: Sau khi phụ nữ bị bạo lực gia đình được giải quyết trở về gia đình họ cũng được theo dõi thời gian 2 năm. Trong suốt thời gian 02 năm cán bộ tham vấn NNBY vẫn theo tiếp tục dõi các chị em phụ nữ sau khi trở về gia đình.

Cán bộ tham vấn trả lời: “Sau khi họ trở về gia đình chúng tôi có theo dõi bằng cách liên hệ trực tiếp với phụ nữ bị bạo lực gia đình, liên hệ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư nơi phụ nữ bị bạo lực gia đình sinh sống. Nếu họ tiếp tục gặp khó khăn cán bộ tham vấn sẽ tiếp tục hỗ trợ” (Cán bộ tham vấn tại NNBY, 60 tuổi)

Qua đây cho thấy sự hỗ trợ của NNBY cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tương đối dài và liên tục. Đặc biệt là họ được trợ giúp không phải chỉ khi họ tạm trú tại NNBY mà ngay cả khi trở về với gia đình họ vẫn tiếp tục được hỗ trợ.

Tuy nhiên với phụ nữ bị bạo lực gia đình quy trình tham vấn này được các cán bộ tham vấn tiến hành một cách khá đầy đủ các bước như đã nêu. Song tùy từng thân chủ với các mức độ bạo lực và hoàn cảnh khác nhau nên cán bộ tham vấn có thể linh hoạt hơn trong các bước. Với đặc thù của NNBY nên tiến trình tham vấn tại NNBY có những sự khác biệt so với tiến trình 6 bước đã được đề cập ở trên.

2.1.2. Các hình thức tổ chức tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên đình tại ngôi nhà bình yên

Việc tham vấn tại NNBY được tiến hành đồng thời nhiều hình thức tham vấn khác nhau như tham vấn cá nhân tại phòng tham vấn, tham vấn tại nhà tạm lánh, tham vấn qua điện thoại. Đồng thời NTV cũng kết hợp đồng thời cả tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm, tham vấn gia đình (tham vấn cho người thân trong gia đình của nạn nhân hoặc tại gia đình họ) và các hình thức khác. Để biết rõ về các hình thức tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY như thê nào chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 15 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại NNBY trong đó có cả các cán bộ tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình, 10 phụ nữ bị bạo lực gia đình đang tạm trú tại NNBY.

Khảo sát kết về các hình thức tham vấn cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Đánh giá về hình thức tham vấn tại NNBY (Đơn vị: người) (Đơn vị: người) TT Hình thức tham vấn Cán bộ tham vấn Phụ nữ bị BLGĐ I Tham vấn trực tiếp

1 Tham vấn tại phòng tham vấn 15/15 10/10

II Tham vấn gián tiếp

1 Tham vấn trên truyền hình 0/15 0/10

2 Tham vấn trên Internet, điện thoại 15/15 10/10

III Căn cứ theo người được tham vấn

1 Tham vấn trực tiếp với cá nhân 15/15 10/10

2 Tham vấn theo nhóm 15/15 10/10

3 Tham vấn với cả gia đình 3/15 1/10

4 Sử dụng phối hợp cả tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm 15/15 10/10

Từ kết quả tham vấn cho thấy hình thức tham vấn trực tiếp tại văn phòng và tham vấn trực tiếp với cá nhân là hình thức tham vấn chủ yếu với tỷ lệ 15/15 ý kiến của cán bộ NNBY và 10/10 ý kiến của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY trả lời là có. Bên cạnh đó được tiến hành ngay khi các chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình gọi điện và đến trực tiếp trước khi tiếp nhận vào NNBY. Về hình thức tham vấn gia đình có 3/15 ý kiến của cán bộ, nhân viên NNBY và 1/10 ý kiến của phụ nữ bị bạo lực gia đình đang tạm trú tại NNBY trả lời là có. Khi hỏi vì sao tỷ lệ này lại ít nhất cán bộ tham vấn trả lời: “Thực tế không phải lúc nào cán bộ tham vấn chúng tôi cũng có điều kiện để xuống trực tiếp để tham vấn trực tiếp với các thành viên trong gia đình họ, nên việc tham vấn gia đình là rất ít, chỉ có những gia đình trong Hà nội gần chúng tôi mới có điều kiện xuống tận gia đình họ mà chủ yếu chúng tôi tham vấn trực tiếp là chính” (Cán bộ tham vấn NNBY, 43 tuổi)

Theo như ý kiến của cán bộ tham vấn tại NNBY thì hình thức tham vấn cá nhân và tham vấn trực tiếp chủ yếu vẫn là tham vấn cá nhân trực tiếp, còn tham vấn gia đình thì ít vì điều kiện họ đến từ các tỉnh nên cán bộ tham vấn không thể đến tham vấn gia đình được.

Hiện nay tại NNBY hiện có 06 cán bộ đang thực hiện ThV cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY chúng tôi đã khảo sát 06 cán bộ tham vấn đang tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại NNBY xem ý kiến của họ về vấn đề này như thế nào thì thu được kết quả như sau:.

Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ tham vấn về các hình thức tham vấn tại NNBY

(Đơn vị: người)

TT Hình thức tham vấn

1 Tham vấn trực tiếp với cá nhân (anh hoặc chị) 6/6

2 Tham vấn theo nhóm 5/6

3 Tham vấn với cả gia đình 3/6

4 Sử dụng phối hợp cả tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm 5/6

Như vậy chúng ta thấy rằng hình thức tham vấn chủ yếu ở NNBY hiện nay vẫn chủ yếu là hình thức tham vấn cá nhân có 6/6 ý kiến của các cán bộ hiện nay đang trực tiếp làm tham vấn trả lời. Và chỉ có 3/6 người cho rằng họ có thực hiện tham vấn gia đình.

Sau khi được tiếp nhận vào NNBY các nạn nhân được các nhân viên tham vấn xuống trực tiếp tại nhà tạm lánh để tham vấn hàng tuần.

Trước khi xuống tham vấn trực tiếp tại NNBY các cán bộ tham vấn sẽ gọi điện thoại xuống và liên hệ trước. Tại NNBY các cán bộ tham vấn đã kết hợp cả tham vấn cá nhân cho từng trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình song bên cạnh đó các cán bộ tham vấn cũng có kết hợp tham vấn nhóm cho những phụ nữ có hoàn cảnh và vấn để tương tự. Với nhiều trường hợp trước khi họ đến tham vấn trực tiếp tại NNBY thì họ có liên lạc trước với các cán bộ tham vấn và họ được các cán bộ tham vấn tham vấn qua điện thoại. Trường hợp các cán bộ tham vấn thấy họ có nhu cầu được tham vấn trực tiếp hoặc có nhu cầu được vào NNBY NTV sẽ hướng dẫn cho

họ đến tham vấn trực tiếp. Hoặc khá nhiều trường hợp bản thân nạn nhân họ không có điều kiện đến trực tiếp tại phòng tham vấn và không thể đến được phòng tham vấn thì họ sẽ tham vấn qua điện thoại. Mặt khác sau khi hết thời gian tạm trú và hồi gia họ đã được cung cấp số điện thoại khi họ gặp khó khăn họ cũng sẽ gọi điện đến cho các cán bộ tham vấn.

Nghiên cứu về các hình thức tham vấn tại NNBY của các cán bộ tham vấn, một cán bộ tham vấn trả lời : “Thực tế những năm qua tại NNBY chúng tôi thường sử dụng tham vấn cá nhân là chủ yếu, còn tham vấn nhóm thì ít hơn. Bởi để tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên – TW hội LHPN việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)