Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Gọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về các sự kiện âm nhạc (trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình tâm điểm âm nhạc từ tháng 1 2012 đến tháng 1 2013) (Trang 85 - 91)

3 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5. Kết cấu luận văn

2.3 Kết quả khảo sát các báo mạng, trang tin và Facebook chính thức 5 sự kiện khảo

2.3.5 Kết quả khảo sát báo mạng, trang tin và Facebook chính thức liveshow “Gọ

“Gọi tên bốn mùa”

a) Khảo sát trên các báo mạng và trang tin điện tử

Về số lượng và thể loại

Số lƣợng (bài) Tỷ lệ (%)

Báo mạng điện tử 18 33

Trang tin điện tử 36 67

Tổng 54 -

Là chƣơng trình đặc biệt nhằm kỷ niệm một năm ngày ra mắt chuỗi chƣơng trình “Tâm điểm âm nhạc”, với nghệ sỹ tâm điểm là cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, ngƣời đƣợc coi nhƣ một trong những nhạc sỹ lớn của nền tân nhạc Việt Nam, “Gọi tên bốn mùa” nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chú ý của đông đảo truyền thông và công chúng. Số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy số lƣợng các bài báo viết về sự kiện này tƣơng đối cao với 54 bài viết. Trong đó, số các bài viết đăng trên những trang thông tin văn hóa – giải trí chiếm tỷ lệ áp đảo với 67%, hoàn toàn khác so với bốn sự kiện trƣớc đó các bài viết trên báo mạng luôn chiếm tỷ lệ cao hơn. 33% còn lại đến từ những tờ báo mạng uy tín và đƣợc nhiều ngƣời truy cập nhƣ: Vnexpress, Vietnamnet, Dantri, Tiền Phong Online, Tuổi trẻ Online, Thể thao & Văn hóa…

Xét riêng về thể loại thì loại bài tổng hợp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 52%, tiếp theo là các bài tƣờng thuật với mức tỷ lệ đạt 31%. Nếu so với bốn sự kiện trƣớc đó của In The Spotlight thì ở đây, thể loại tin dƣới 200 từ vẫn ổn định ở mức tỷ lệ thấp, chỉ 13%. Phỏng vấn chiếm số lƣợng ít nhất, chỉ khoảng 4% tổng số các bài viết.

Về nội dung và nguồn tin

Biểu đồ 2.20 cho thấy nội dung các tin bài viết về đêm nhạc “Gọi tên bốn mùa” đề cập tới khá nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau. Các nhóm nội dung có sự chênh lệch khá rõ nét. Trong đó, các bài phân tích về ca sỹ khách mời – Diva Mỹ Linh, Hồng Nhung, ca sỹ Tuấn Ngọc, Tùng Dƣơng dẫn đầu với 31%, tiếp đến là các bài viết tƣờng thuật, tổng hợp về chƣơng trình (24%). Các bài tổng hợp thông tin chung về sự kiện chiếm 13% tổng số bài viết. Ở nhóm nội dung tiếp theo, những bài phân tích, đánh giá sâu về chƣơng trình và các bài viết về nghệ sỹ tiêu điểm – nhạc sỹ Trịnh Cộng Sơn cùng ở mức 9% trong số 54 bài viết. Những thông tin, hình ảnh cập nhật trong buổi họp báo chiếm tỷ lệ 7%.

Xếp cuối là nhóm các thông tin liên quan đến vấn đề tổ chức và điều hành sự kiện nhƣ: vé, hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng và đơn vị tổ chức – công ty Mỹ Thanh cùng chiếm tỷ lệ 2%. Ngoài ra, ở sự kiện lần này, mức độ sử dụng thông cáo báo chí trong những bài báo này là rất lớn, từ 50 đến 100%. Việc này một lần nữa khiến cho ngƣời đọc cảm thấy bực bội vì phải tiếp nhận những bài viết giống hệt đƣợc báo chí “xào nấu”. Chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc “Gọi tên bốn mùa” đƣợc đánh giá là một show ca nhạc hoàn hảo từ chất lƣợng nội dung đến âm thanh, ánh sáng đinh cao.

b) Khảo sát trên trang Facebook chính thức của chương trình

Về số lượng và nội dung các thông tin, bài đăng từ nhà tổ chức

Sau khi tiến hành nghiên cứu trang Facebook chƣơng trình “Gọi tên bốn mùa”, ngƣời viết thu đƣợc kết quả là Facebook đã đăng tải tổng cộng 17 bài post trong suốt chiến dịch truyền thông cho sự kiện. Nội dung của các bài post đƣợc phân tích theo biểu đồ 2.21 dƣới đây.

Biểu đồ 2.21 cho thấy, ban tổ chức của “Gọi tên bốn mùa” đã có một cách truyền thông khá đặc biệt trên trang Fanpage của mình. Họ tổ chức cuộc thi “Nhạc Trịnh và những kỷ niệm trong tôi” với phần thƣởng cho ngƣời thắng cuộc là một cặp vé xem liveshow “Gọi tên bốn mùa”, các bài đăng về cuộc thi này chiếm đến 40% tổng số bài post. Nhóm nội dung xếp thứ hai là các bài đăng về hoạt động bên

lề chƣơng trình nhƣ: công tác chuẩn bị, buổi họp báo, hình ảnh tập luyện…và nội dung chƣơng trình chiếm đến 18%.

Những đƣờng link dẫn đến các bài báo viết về chƣơng trình đã giảm đi so với ở các sự kiện trƣớc của Tâm điểm âm nhạc, chiếm tỷ lệ 12%. Nhóm bài đăng thông tin chung về sự kiện và thông tin về vé đều chiếm 6% tổng số bài post.

Biểu đồ 2.21: Nội dung các thông tin, bài post trên trang Facebook chính thức của chương trình “Gọi tên bốn mùa” (%)

Về mức độ tương tác với người xem

Với 341 ngƣời theo dõi, chƣơng trình “Gọi tên bốn mùa” thu đƣợc tổng cộng 612 lƣợt tƣơng tác, bao gồm:

 478 lƣợt Likes  71 lƣợt Comments  63 lƣợt Shares

Nhƣ vậy, mức tƣơng tác trung bình mà mỗi bài trên trang này thu đƣợc là 36 lƣợt (với 28 lƣợt Likes, 4 lƣợt Comments và 4 lƣợt Shares). Biểu đồ 2.22 chỉ ra rằng, mức độ tƣơng tác với ngƣời hâm mộ của Fanpage có xu hƣớng tăng dần, lên đến đỉnh vào 01/11/2012 – ngày ban tổ chức chính thức công bố chƣơng trình đặc

riêng trong ngày 01/11, trang Facebook của chƣơng trình đã thu đƣợc 291 lƣợt tƣơng tác (trong đó có 208 lƣợt Likes, 40 lƣợt Comments và 43 lƣợt Shares). Trƣớc ngày 01/11 thì thời điểm có mức tƣơng tác cao nhất cũng chỉ đạt 50 lƣợt/ngày và sau 01/11 đạt 64 lƣợt/ngày.

Biểu đồ 2.22: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tương tác của Fanpage chương trình “Gọi tên bốn mùa” (%)

Có một sự khác biệt ở sự kiện lần này đó là đội ngũ quản lý Facebook không dẫn link các bài báo một cách tràn lan, mà tập trung vào việc đăng các Status. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 64% số bài post thuộc thể loại Status, đồng thời thể loại này cũng thu đƣợc lƣợng tƣơng tác áp đảo với 81%. Trong khi đó, hai thể loại còn lại đều có mức tƣơng tác thấp hơn so với tỷ lệ bài đăng của mình: Ảnh dẫn đầu với 24% số bài đăng, 17% lƣợng tƣơng tác và thể thể loại Link dẫn với 12% bài đăng, 2% lƣợng tƣơng tác.

Biểu đồ 2.23: Tỷ lệ bài đăng và mức độ tương tác của Fanpage chương trình “Gọi tên bốn mùa” (%)

Về nội dung của các thông tin, bài viết được đăng bởi khán giả

Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ nội dung các thông tin, bài viết được đăng bởi khán giả trên trang facebook sự kiện “Gọi tên bốn mùa”(%)

Biểu đồ 2.24 cho thấy những thắc mắc, hỏi đáp thông tin về chƣơng trình vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 40%. Đặc biệt, với sự kiện lần này, lƣợng khán giả mua vé trên Facebook sự kiện tăng vọt, chiếm 32% tổng số bài post. 25% nội dung bài post là các ý kiến đánh giá về chƣơng trình và ban tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết các nhận xét đều mang tính tích cực, chung chung nên rất khó khăn để nhận ra những vấn đề còn tồn tại trong khâu truyền thông và tổ chức sự kiện. Còn lại 3% là các thông tin khác, điều quan trọng là đội ngũ quản lý đã thắt chặt hơn sự quản lý với Fanpage chƣơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về các sự kiện âm nhạc (trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình tâm điểm âm nhạc từ tháng 1 2012 đến tháng 1 2013) (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)