3 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu luận văn
3.1 Đánh giá chung về quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện
3.1.1 So sánh kết quả khảo sát báo mạng, trang tin điện tử và trang Facebook chính
Facebook chính thức của chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc
So sánh kết quả khảo sát báo mạng, trang tin điện tử
a) Về số lượng và thể loại
Sau quá trình khảo sát trên báo mạng và trang tin điện tử ngƣời viết rút ra những đánh giá cơ bản về mặt số lƣợng và thể loại các bài viết về năm sự kiện thuộc chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc nhƣ sau:
Thứ nhất, xét về số lƣợng thì tổng số các bài viết gốc về mỗi sự kiện đƣợc
đăng tải là khá lớn và đồng đều, trong khoảng từ 49 đên 54 bài. Đồng thời tỷ lệ chênh lệch giữa các bài đăng trên báo mạng và trang tin điện tử dao động khá nhiều, mức độ từ 6 đến 34%. Trong đó, ở bốn sự kiện đầu tiên là “Riêng một góc trời”, “Và em sẽ hát”, “Nhƣ chờ từng giấc mơ” và “Có phải em mùa thu Hà Nội” thì tỷ lệ bài viết trên báo mạng luôn vƣợt trội hơn so với các bài viết trên trang tin điện tử. Có một sự khác biệt khi đến đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Gọi tên bốn mùa” tỷ lệ bài viết trên các trang tin trở nên áp đảo với 67% so với các bài viết trên báo mạng (33%) và độ chênh lệch cũng ở mức cao nhất là 34%. Hầu hết các sự kiện đầu tiên của chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc thu hút các báo mạng điện tử chính thống đăng tải tin, bài viết nhiều hơn so với các trang mạng điện tử, nguyên nhân xuất phát từ việc chủ yếu là các phóng viên, nhà báo của cơ quan báo mạng (đƣợc ban tổ chức mời, phân công của tòa soạn báo mạng…) tham gia họp báo giới thiệu về mỗi sự kiện của chƣơng trình. Thông thƣờng sau buổi họp báo sẽ có khoảng hai đến ba bài viết đƣợc đăng tải, trong đó: một bài trƣớc khi sự kiện diễn ra, một đến hai bài sau khi sự kiện kết thúc.
Thứ hai, xét về thể loại thì bài tổng hợp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động
từ 41 đến 55%. Đứng thứ hai là thể loại bài tƣờng thuật với khoảng từ 23 đến 40% tổng số bài viết. Tùy vào từng sự kiện bài viết thuộc thể loại tin hay phỏng vấn nhiều hơn nhƣng đều chiếm tỷ lệ thấp. Với mỗi sự kiện âm nhạc, thông tin mà khán giả quan tâm khá đa dạng: ca sỹ, nội dung chƣơng trình, ngƣời dẫn chƣơng trình, giá vé, địa điểm, thời gian…Thể loại tổng hợp luôn là sự lựa chọn tối ƣu nhất đƣợc lựa chọn. Sau đó, khi buổi họp báo diễn ra/ kết thúc hay sự kiện diễn ra/ kết thúc thì nhiệm vụ của báo chí là “tƣờng thuật” (trực tiếp hoặc gián tiếp) những thông tin bên lề cũng nhƣ quá trình diễn biến của sự kiện. Nhƣ vậy, đối với một sự kiện âm nhạc thì tổng hợp hay tƣờng thuật là hai thể loại bài viết phù hợp và phổ biến nhất để truyền tải thông điệp đến công chúng.
Bên cạnh đó, trong quá trình khảo sát ngƣời viết thấy rằng các bài viết ở tất cả các sự kiện đều sử dụng thông cáo báo chí ở mức cao, từ 40 đến 100% tập trung chủ yếu ở nhóm bài tổng hợp, cập nhật tin tức. Việc này giúp cho các thông tin mà nhà tổ chức muốn truyền tải đến công chúng đƣợc chính xác nhất. Tuy nhiên, nó cũng phần nào hạn chế sự sáng tạo của báo giới và khiến ngƣời đọc đôi lúc thấy ngán ngẩm vì phải tiếp nhận những bài viết tựa nhƣ nhau.
Kết quả khảo sát số lƣợng và thể loại các bài viết về 5 sự kiện thuộc chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc đƣợc tổng hợp trong bảng 3.1 dƣới đây:
Sự kiện
Số lƣợng Thể loại
Báo mạng Trang tin Tƣờng thuật Tổng hợp Tin Phỏng vấn SK1 57 43 31 43 16 10 SK2 66 44 40 51 4 5 SK3 58 42 23 55 9 13 SK4 53 47 33 41 8 18 SK5 33 67 31 52 13 4
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát số lượng và thể loại các bài viết về 5 sự kiện khảo sát trên báo mạng, trang tin điện tử (%)
Trong đó:
SK1: Riêng một góc trời
SK2: Và em sẽ hát
SK3: Nhƣ chờ từng giấc mơ
SK4: Có phải em mùa thu Hà Nội
SK5: Gọi tên bốn mùa
(Các sự kiện được ký hiệu tương tự ở những bảng tiếp sau)
c) Về nội dung nguồn tin và đánh giá về sự kiện
Khảo sát nội dung các bài viết trên báo mạng, trang tin điện tử cho thấy thông tin về nghệ sỹ tiêu điểm hầu hết chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bài viết. Điều này đúng với mục tiêu của Tâm điểm âm nhạc cũng là định hƣớng truyền thông của chƣơng trình: mỗi số chƣơng trình sẽ khắc họa chân dung một ngƣời nghệ sỹ, ca sỹ có những cống hiến tích cực cho nền âm nhạc nƣớc nhà và đƣợc công chúng công nhận. Bởi vậy, khi mỗi sự kiện đƣợc đƣợc tổ chức, điều mà ngƣời đọc quan tâm chính là “nghệ sỹ tâm điểm là ai?”, báo chí đã tập trung khai thác khía cạnh này để mang lại hiệu quả truyền thông nhất định.
Ở nhóm tiếp theo, thông tin chung về chƣơng trình, thông tin về ca sỹ khách mời là hai khía cạnh đƣợc chú ý và chiếm tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau, thƣờng ở mức từ 7 đến 18% nội dung bài viết. Chỉ riêng ở sự kiện “Gọi tên bốn mùa” những hình ảnh, thông tin về ca sỹ khách mời lại áp đảo, lên đến 31%. Điều này cũng là dễ hiểu bởi nhạc Trịnh từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần của một lớp công chúng và khi tổ chức một đêm nhạc về Trịnh Công Sơn, điều mà họ cần biết là “Ai sẽ hát nhạc Trịnh?”.
Nội dung chƣơng trình thƣờng trong khoảng 15 đến 24% tập trung ở những bài tƣờng thuật, tổng hợp sự kiện. Các bài phân tích sâu, họp báo, thông tin về ban tổ chức chiếm tỷ lệ thấp. Các nội dung về vé, trang thiết bị, sân khấu hay thông tin khác (ngƣời dẫn chuyện) thì rất ít và không thƣờng xuyên. Tỷ lệ khía cạnh nội dung các bài viết trên báo mạng/ trang tin điện tử đƣợc ngƣời viết tổng hợp ở bảng sau:
Sự kiện
Nội dung nguồn tin TT chung Vé Thiết bị NS tiêu điểm Ca sỹ KM Họp báo CT Phân tích sâu BTC Khác SK1 17 5 7 17 1 3 11 15 8 5 2 SK2 18 2 3 23 7 15 18 7 4 3 SK3 8 - 4 32 1 7 8 18 9 4 - SK4 16 - - 40 4 6 20 12 2 - SK5 13 2 2 9 1 7 24 9 2 -
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung của các bài viết về 5 sự kiện khảo sát trên báo mạng, trang tin điện tử (%)
Trong đó:
TT chung: Thông tin chung NS tiêu điểm: Nghệ sỹ tiêu điểm Ca sỹ KM: Ca sỹ khách mời CT: Chƣơng trình
BTC: Ban tổ chức
Sự khác biệt về tỷ lệ nội dung các bài viết trong mỗi sự kiện của Tâm điểm âm nhạc xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, Tâm điểm âm nhạc ra đời nhằm tôn vinh những nghệ sỹ “tiêu điểm” có những đóng góp tích cực cho nền âm nhạc nƣớc nhà và đƣợc đông đảo công chúng công nhận. Do vậy, việc báo chí tập trung khai thác thông tin về các nghệ sỹ tiêu điểm ở mỗi sự kiện cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, riêng với sự kiện “Gọi tên bốn mùa” tôn vinh nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thì báo chí hiểu rằng điều mà ngƣời hâm mộ quan tâm nhất đó không phải là đời tƣ hay những sáng tác của ông mà chính là ca sỹ hát nhạc Trịnh. Do vậy, thông tin về ca sỹ khách mời có phần vƣợt trội. Thứ hai, Tâm điểm âm nhạc là một chƣơng trình hiếm hoi hƣớng đến chất lƣợng nghệ thuật đích thực giữa thực tế nhạc
thị trƣờng xô bồ nhƣ hiện nay. Chất lƣợng nghệ thuật đƣợc khẳng định từ nghệ sỹ, nội dung cho đến âm nhạc, sân khấu, ánh sáng… và tuyệt đối không chiêu trò, không sử dụng báo chí nhƣ công cụ để đánh bóng. Đây có thể coi nhƣ một sân chơi cho những ngƣời nghệ sỹ chân chính. Bởi vậy, báo chí không đăng tải nhiều những thông tin mang tính chất PR, thƣơng mại.
Nhìn chung bài viết về các sự kiện của Tâm điểm âm nhạc đề cập đến khá nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau. Điều này mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng quát trên nhiều phƣơng diện về sự kiện. Nhiều sự kiện đã cháy vé, đó là thƣớc đo rõ nét nhất cho hiệu quả truyền thông của chƣơng trình vì số sự kiện âm nhạc ở Việt Nam làm đƣợc điều này là vô cùng hiếm hoi khi đó không phải là một chƣơng trình ca nhạc thị trƣờng, câu khách.
Thành công cho những ngƣời tổ chức chƣơng trình đó là báo giới đã dành cho các sự kiện những đánh giá hết sức tích cực. Chỉ riêng ở sự kiện mở màn cho Tâm điểm âm nhạc - “Riêng một góc trời” còn 20% đánh giá tiêu cực song chủ yếu xoay quanh vấn đề giá vé đắt, dòng nhạc kén khán giả... Còn lại ở các sự kiện sau tất cả đều là những lời khen ngợi về chất lƣợng nghệ thuật, sân khấu, hiệu ứng ánh sáng, âm nhạc…Tất cả những đánh giá đƣợc tích cực/ tiêu cực của báo chí đƣợc thể hiện qua bảng 3.3. Sự kiện Đánh giá Tích cực Tiêu cực Riêng một góc trời 37 20 Và em sẽ hát 60 - Nhƣ chờ từng giấc mơ - -
Có phải em mùa thu Hà Nội
- -
Gọi tên bốn mùa - -
Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá sự kiện của các bài viết về 5 sự kiện khảo sát trên báo mạng, trang tin điện tử (%)
So sánh kết quả khảo sát trang Facbook chính thức của 5 sự kiện khảo sát
a) Về số lượng và nội dung thông tin bài đăng
Tác giả thực hiện khảo sát trên trang Facebook chính thức của Tâm điểm âm nhạc và thấy rằng số lƣợng bài post trong chiến dịch truyền thông của các sự kiện là không nhiều. Tích cực và mạnh mẽ nhất là liveshow “Như chờ từng giấc mơ” với 33 bài đăng. Tiếp đến là các sự kiện “Và em sẽ hát”, “Có phải em mùa thu Hà Nội”, “Gọi tên bốn mùa” với lần lƣợt 30, 24 và 17 bài đăng. Truyền thông Facebook ở sự kiện mở màn Tâm điểm âm nhạc “Riêng một góc trời” khá mờ nhạt, chỉ có 14 bài đăng.
Nội dung các bài đăng trên facebook chƣơng trình chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh nhƣ: dẫn link báo, cuộc thi – quà tặng, nội dung chƣơng trình, hoạt động bên lề…Tùy vào từng sự kiện mà tỷ lệ các khía cạnh nội dung có sự thay đổi khác nhau. Trong ba sự kiện đầu tiên: “Riêng một góc trời”, “Và em sẽ hát” và “Nhƣ chờ từng giấc mơ” tỷ lệ dẫn link báo luôn áp đảo. Đặc biệt ở liveshow
“Riêng một góc trời” , có đến 93% nội dung bài đăng là link dẫn các bài báo viết về sự kiện. Bắt đầu từ sự kiện “Như chờ từng giấc mơ” những ngƣời quản lý Facebook Tâm điểm âm nhạc đã có một sự thay đổi lớn trong chiến lƣợc truyền thông khi tổ chức các cuộc thi trên Facebook của mình nhằm thu hút sự quan tâm của các thành viên. Và sự sáng tạo này đã kéo theo tỷ lệ nội dung các bài đăng về cuộc thi và quà tặng cũng tăng vọt ở hai sự kiện sau đó: “Có phải em mùa thu Hà Nội” với 37%, “Gọi tên bốn mùa” là 40%. Trừ sự kiện “Riêng một góc trời” nội dung chƣơng trình chiếm 7% số bài post thì ở các sự kiện còn lại tỷ lệ này khá đồng đều, từ 18 đến 21%. Các hoạt động bên lề sự kiện dao động từ 9 đến 18% các bài post. Các nội dung còn lại nhƣ: thông tin chung, vé đều chiếm tỷ lệ rất thấp.
Có sự khác biệt về tỷ lệ nội dung bài đăng giữa các sự kiện là do sự thay đổi trong cách thức truyền thông của đội ngũ quản lý Facebook ở mỗi sự kiện. Ở số đầu tiên của chƣơng trình, có lẽ ban tổ chức chỉ đăng bài với mục đích chia sẻ, giới thiệu với bạn bè. Càng về những sự kiện sau, việc truyền thông Facebook đã có mục đích và kế hoạch rõ ràng hơn bằng việc: tổ chức các cuộc thi, giảm lƣợng post link
dẫn các bài báo, tăng cƣờng bài đăng…và mang lại hiệu quả truyền thông tích cực. Kết quả khảo sát nội dung các bài đăng trên Facebook đƣợc tác giả tổng hợp trong bảng 3.4. Sự kiện Số lƣợng (bài)
Nội dung bài đăng (%)
TT chung Vé HĐ bên lề Dẫn link báo Cuộc thi, quà tặng ND chƣơng trình Khác SK1 14 - - - 93 - 7 - SK2 30 7 3 17 43 - 20 10 SK3 33 9 3 9 34 15 18 12 SK4 24 4 - 13 17 37 21 8 SK5 17 6 6 18 12 40 18 -
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung các bài đăng về 5 sự kiện trên Facebook chính thức của Tâm điểm âm nhạc
b) Về lượng tương tác và tỷ lệ bài đăng/mức độ tương tác
Cũng trên Facebook chƣơng trình, khảo sát cho thấy số lƣợt tƣơng tác trên trang Facebook chƣơng trình đã tăng dần qua từng sự kiện. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong công tác truyền thông Facebook và hiệu quả ngày một nâng lên. Đặc biệt, số lƣợt tƣơng tác bất ngờ vƣợt trội ở sự kiện “Có phải em mùa thu Hà Nội”
với 1317 lƣợt. Đáng chú ý, ba sự kiện “Như chờ từng giấc mơ”, “Có phải em mùa thu Hà Nội” và “Gọi tên bốn mùa” thì lƣợng tƣơng tác cao hơn hẳn ở hai sự kiện trƣớc đó. Kết quả này có đƣợc thông qua hiệu quả truyền thông từ ba cuộc thi tổ chức trên Facebook: “Dịch tên bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến sang tiếng Anh” (Nhƣ chờ từng giấc mơ), “Ảnh đẹp về mùa thu Hà Nội” (Có phải em mùa thu Hà Nội) và
Xét về tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác, nhìn chung thể loại Link dẫn có tỷ lệ bài đăng cao song mức độ tƣơng tác lại khá thấp. Hai thể loại còn lại (status, ảnh) thì tùy từng sự kiện mà sự quan tâm của khán giả đƣợc thể hiện khác nhau, tỷ lệ bài đăng thấp nhƣng mang lại mức độ tƣơng tác cao và ngƣợc lại. Đặc biệt, có thể thấy ở các sự kiện về sau tỷ lệ bài đăng thuộc thể loại Link ngày càng giảm dần. Chứng tỏ rằng đội ngũ quản lý Facebook đã nhận thức rõ hơn hạn chế của việc dẫn link báo quá nhiều, đồng thời thấy đƣợc hiệu quả tƣơng tác cao của việc post status hay post ảnh để có những thay đổi tích cực hơn. Bảng 3.5 thể hiện rõ lƣợng tƣơng tác, tỷ lệ bài đăng và mức độ tƣơng tác trên trang Facebook chính thức chƣơng trình.
Sự kiện Lƣợt tƣơng tác (lƣợt)
Tỷ lệ bài đăng (%)/Mức độ tƣơng tác (%)
Photo Link Status
SK1 255 - - -
SK2 209 37/69 20/11 43 /20
SK3 638 27/23 34/16 39/61
SK4 1317 58/79 17/3 25/18
SK5 612 24/17 12/2 64/81
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về lượng tương tác, tỷ lệ bài đăng và mức độ tương tác trên trang Facebook chính thức của Tâm điểm âm nhạc
d) Về nội dung các thông tin, bài viết đăng bởi khán giả
Nhìn chung, các thông tin, bài viết đăng bởi khán giả tập trung chủ yếu vào ba khía cạnh nội dung chính: ý kiến về chƣơng trình, thắc mắc, hỏi đáp thông tin và mua vé, bán vé hoặc phe vé. Trong đó, các thắc mắc, hỏi đáp thông tin về sự kiện chiếm tỷ ngày càng cao. Điều này cho thấy Facebook dần trở thành một kênh truyền thông mang tính tƣơng tác thuận tiện giữa khán giả và ban tổ chức.
Những ý kiến về đánh giá về sự kiện, ban tổ chức luôn đƣợc khán giả cập nhật, bày tỏ một cách khách quan, từ 25 đến 37%. Thông qua đó, những ngƣời quản lý Facebook có thể thấy đƣợc những tồn tại trong khâu tổ chức, điều hành…và chủ động rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, những thông tin về vé: mua vé, bán vé hoặc phe vé cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối từ 18 đến 32% tổng số bài đăng. Tuy nhiên, phần