Thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về các sự kiện âm nhạc (trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình tâm điểm âm nhạc từ tháng 1 2012 đến tháng 1 2013) (Trang 107 - 112)

3 .Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2Thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các

5. Kết cấu luận văn

3.1.2Thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các

3.1 Đánh giá chung về quy trình tổ chức hoạt động truyền thông trong các sự kiện

3.1.2Thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức hoạt động truyền thông của các

của các sự kiện âm nhạc

Trong mấy năm gần đây, sự xuất hiện của những chuỗi chƣơng trình: Tâm điểm âm nhạc (Công ty Mỹ Thanh), Câu chuyện âm nhạc (Kiên Quyết Studio), Không gian âm nhạc (Dream Studio của đạo diễn Việt Tú)…đƣợc xem là “làn gió mới” cho thị trƣờng ca nhạc Hà Nội. Ra đời đầu năm 2012 với số mở màn Tuấn Ngọc – Riêng một góc trời, thƣơng hiệu Tâm điểm âm nhạc ngay lập tức chiếm đƣợc cảm tình của khán giả và báo giới cũng nhƣ những ngƣời làm chuyên môn ghi nhận nhƣ một chƣơng trình ca nhạc đột phá từ cách tổ chức đến chất lƣợng nghệ thuật. Sân khấu không có múa phụ họa, không có màn hình LED, tất cả chỉ dành cho âm nhạc và tôn vinh âm nhạc. Hệ thống âm thanh đƣợc đầu tƣ “khủng” với những thiết bị tối tân, hiện đại nhất thị trƣờng biểu diễn tại Việt Nam, chuyên gia âm thanh hàng đầu, chuyên gia ánh sáng đƣợc mời từ Mỹ, các ca khúc đƣợc phối khí hoàn toàn, đêm diễn luôn đƣợc “chạy” theo chủ đề rõ ràng, hoặc liveshow ca sỹ, nhạc sỹ, cũng có thể là chủ đề âm nhạc…Mọi thứ đƣợc làm dƣới bàn tay của

những nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp mang cái tên cũng rất nghệ thuật – Mỹ Thanh, Tâm điểm âm nhạc đã thực sự trở thành thƣơng hiệu phải nói là mạnh nhất hiện tại.

Nhƣ “nắng hạn gặp mƣa rào”, Tâm điểm âm nhạc sau hơn một năm tổ chức ngoài những gặt hái mà chƣơng trình đã đạt đƣợc nhƣ giải thƣởng Cống hiến là một sự ghi nhận của giới chuyên môn, thì quan trọng hơn hẳn đó là sự đón nhận hết mình của công chúng với chƣơng trình. Những ngày đầu khi còn chƣa tạo đƣợc dấu ấn với khán giả yêu nhạc, những khó khăn lúc khởi đầu là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, với niềm tin vào âm nhạc chân chính cùng sự gắn bó của ê kíp, thành công đã đƣợc chứng minh bằng quan tâm của công chúng với chƣơng trình. Hiếm có mấy chƣơng trình âm nhạc âm nhạc mà khán giả khó mua vé nhƣ Tâm điểm âm nhạc giữa “một rừng” các chƣơng trình âm nhạc giải trí phủ sóng cả nƣớc và trƣớc cả những khó khăn về kinh tế thì giá của những chƣơng trình âm nhạc chất lƣợng không phải là một con số nhỏ.

Không chỉ thành công bởi dàn nhạc hoành tráng, phối khí, âm thanh hiệu quả và sáng tạo, cũng nhƣ sự đầu tƣ rất lớn bởi công sức của những ngƣời làm chƣơng trình, Tâm điểm âm nhạc còn mang lại thành công cho những ca sĩ trẻ có cơ hội thể hiện tại sân khấu của Tâm điểm âm nhạc. Hàng loạt những ca sĩ trẻ nhƣ Đinh Mạnh Ninh, Tô Minh Đức, Uyên Linh, Vũ Thắng Lợi, Đông Hùng có cơ hội hát trên sân khấu của Tâm điểm âm nhạc cũng đã trở thành những “tâm điểm” trong lòng khán giả chƣơng trình.

Âm nhạc nƣớc nhà đang trên đà phát triển, công chúng cũng ngày một văn minh hơn trong văn hóa nghe nhạc thì những “tâm điểm âm nhạc” mới càng cần phát triển nhiều hơn. Qua nghiên cứu tình hình thức tế các chuỗi chƣơng trình âm nhạc đã đƣợc tổ chức ở nƣớc ta, đặc biệt là quy trình tổ chức và hiệu quả truyền thông của chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc thông qua năm sự kiện Tuấn Ngọc - “Riêng một góc trời”, Mỹ Linh – “Và em sẽ hát”, Trần Tiến – “Như chờ từng giấc mơ”, Hồng Nhung – “Có phải em mùa thu Hà Nội” và Trịnh Công Sơn – “Gọi tên bốn mùa”, có thể thấy các công ty truyền thông nói chung, công ty Mỹ Thanh

– đơn vị tổ chức và truyền thông chuỗi chương trình Tâm điểm âm nhạc nói riêng còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác tổ chức – truyền thông cho những sự kiện này, tiêu biểu là các vấn đề sau đây:

Thứ nhất là những khoản kinh phí khổng lồ mà các công ty truyền thông buộc phải bỏ ra để có thể tổ chức và sản xuất chƣơng trình. Đặc biệt, giữa thời buổi khó khăn, các chuỗi chƣơng trình âm nhạc không chỉ dựa vào “cái lƣng” của nhà tài trợ, thậm chí nhiều nhà sản xuất đã tự tìm cách xoay xở và dựa vào chính khán giả để “sống. Còn nhớ Không gian âm nhạc (KGAN) đã từng làm đƣợc điều mà ngƣời làm nghề và công chúng ao ƣớc từ lâu – trở thành điểm hẹn âm nhạc chất lƣợng cao (diễn ra một số/tháng) tại Hà Nội. Đêm diễn nào của KGAN cũng kín chỗ, trong khi giá vé không hề thấp, dù vậy chƣơng trình không thể tự đứng một mình mà vẫn cần nhà tài trợ. Và sau hơn 10 số, chƣơng trình phải tạm ngƣng vì lý do: tìm nhà tài trợ mới. Giữa lúc đó, chuỗi chƣơng trình Tâm điểm âm nhạc xuất hiện, và bất ngờ là không dựa vào bất cứ nhà tài trợ nào.

So với KGAN, Tâm điểm âm nhạc lựa chọn không gian biểu diễn rộng hơn, đón nhận lƣợng khán giả đông đảo hơn, đồng thời giá vé cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, không chỉ giới hạn tại Hà Nội, một số chƣơng trình đã bắt đầu đến với khán giả TP HCM. Ngay từ đầu, nhà sản xuất đã xác định tiêu chí cho Tâm điểm âm nhạc: chất lƣợng nghệ thuật cao và tìm đến những gƣơng mặt nghệ sỹ lớn. Vì thế, không khó đoán số tiền lớn đƣợc bỏ ra đầu tƣ. Không phải không muốn có nhà tài trợ, nhƣng việc tìm kiếm là rất khó, nên nhà sản xuất quyết tự buộc mình vào con đƣờng duy nhất và khá liều lĩnh: đặt cƣợc ở chất lƣợng để hút khán giả. Nhƣng cũng chính áp lực đó đã ép ê kíp thực hiện “phải đảm bảo chất lƣợng cao nhất, nếu không sẽ mất dần khán giả”.

Cũng đi theo con đƣờng “tự thân vận động” nhƣng với quy mô nhỏ hơn, Câu chuyện âm nhạc lại là sân chơi nghệ thuật của nghệ sỹ Phan Cƣờng, Phan Kiên và bạn bè nghệ sỹ của họ. Tâm điểm âm nhạc hay “cậu em” sinh sau Câu chuyện âm nhạc còn phải bƣớc vào cuộc “cạnh tranh” với chuỗi chƣơng trình đƣợc nhà tài trợ đỡ đầu, trƣớc hết đó là Hòa nhạc Việt Nam.

Dù chƣa thể nói trƣớc hành trình của các chuỗi chƣơng trình sẽ dài hay ngắn, nhƣng việc nhà sản xuất dám liều mình, tự vận động cho cuộc chơi nghệ thuật dài hơi, nghiêm túc cho thấy những tín hiệu lạc quan của một sân khấu nhạc Việt “không phụ thuộc”. Tuy nhiên, những khó khăn thách thức mà nhà sản xuất phải đối mặt chắc chắn là tăng lên gấp bội.

Thách thức thứ hai và cũng là một trong những thách thức lớn đối với nhà tổ chức là vấn đề giải quyết bài toán kinh doanh lợi nhuận. Việc phải bỏ ra một số tiền khổng lồ cho chi phí tổ chức và sản xuất trong khi không có nhà tài trợ đòi hỏi họ phải đẩy giá vé lên cao, chỉ phụ thuộc vào tiền bán vé khiến đơn vị sản xuất nhiều khi rơi vào tình trạng bị thua lỗ. Về điều này, ông Trần Thanh Tùng, giám đốc công ty Mỹ Thanh có chia sẻ “Tôi không phải là người giỏi toán để biết chính xác là mình đã mất bao nhiêu. Là người làm nghệ thuật, cái tôi quan tâm chính là cảm xúc khán giả và nghệ sỹ. Đó là phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi có được”.

Kinh doanh lợi nhuận vốn đã khó, nhƣng kinh doanh âm nhạc còn khó hơn rất nhiều. Đặc biệt với một chƣơng trình mang yếu tố nghệ thuật càng khó hơn nữa. Tâm điểm âm nhạc không có bất kỳ sự tài trợ nào, tất cả dựa vào tâm huyết của những ngƣời sản xuất chƣơng trình.

Đặc biệt, cái khó với một chƣơng trình ca nhạc dài hơi không nằm ở ý tƣởng mà khó khăn là những ngƣời tham gia ý tƣởng đó. Đối với các chuỗi

chƣơng trình âm nhạc, sự sáng tạo là điều cần thiết để tránh mang lại cho khán giả cảm giác nhàm chán, mô típ ở mỗi sự kiện. Và không phải bất cứ ý tƣởng nào, cùng với một đội ngũ đó đều có thể làm việc một cách trơn tru bởi mỗi ngƣời lại có một thế mạnh riêng. Nhất là khi điều mà nhà tổ chức muốn là thực hiện một sân chơi dành cho giới nghệ sỹ.

Bên cạnh đó, câu chuyện “khán giả nghèo” và “chƣơng trình ca nhạc cao

cấp” luôn là vấn đề muôn thƣở làm đau đầu các nhà tổ chức. Để phân biệt các

chƣơng trình ca nhạc tôn vinh âm nhạc thực sự, giới làm nhạc có thuật ngữ “nhạc để nghe” và “nhạc để nhìn”. Chƣơng trình nhạc để nghe thƣờng có một sân khấu tối giản, dựa hoàn toàn vào giọng hát, dàn nhạc và ánh sáng, không có đạo diễn để “hô

phong hoán vũ” với các chiêu trò mang đủ thứ lên sân khấu. Mặc dù vắng bóng chiêu trò, thậm chí là vắng bóng cả MC, hầu nhƣ chẳng mất tiền gì cho phông màn trang trí sân khấu, nhƣng giá vé của các chƣơng trình “nhạc để nghe” vẫn rất cao.

Trong khi các chƣơng trình ca nhạc tạp kỹ bình dân đầy tai tiếng nhƣ kiểu “Vũ điệu đƣờng cong” có giá vé tầm 1,5 triệu đồng thì các chƣơng trình ca nhạc theo kiểu “concert” nhƣ chuỗi chƣơng trình “Tâm điểm âm nhạc” mà Công ty Mỹ Thanh nỗ lực tổ chức suốt một năm qua có giá cao hơn, vé hạng VIP lên tới 3 triệu đồng. Thế nhƣng trƣớc giờ diễn, “Vũ điệu đƣờng cong” bị rớt giá thê thảm, có khán giả cho biết họ đã mua vé với mức 50.000 đồng, thậm chí 30.000 đồng.

Trong khi đó, chƣơng trình “Bằng Kiều in Concert 2012” tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 10, giá vé chợ đen lên tới 8 triệu đồng/chiếc. Tất nhiên Bằng Kiều là một trƣờng hợp đặc biệt, thế nhƣng có thể thấy, khán giả giờ đã chịu chơi hơn rất rất nhiều, dù kinh tế chung đang trong giai đoạn khó khăn. Ở một mức thấp hơn, cũng đã có nhiều chƣơng trình ca nhạc có chất lƣợng nhƣng giá vé thấp hơn nhƣ “Câu chuyện âm nhạc” - chuỗi mini show âm nhạc mang phong cách acoustic do các nhạc sĩ Phan Cƣờng, Phan Kiên thực hiện. Hai đêm nhạc “Nhƣ chƣa từng yêu” giới thiệu ca sĩ trẻ Tạ Quang Thắng và “Vỹ Thanh” với sự xuất hiện của các ca sĩ Anh Thơ, Việt Hoàn cũng đƣợc ghi nhận là “chất” không thua kém gì các chƣơng trình lớn.

Việc giá vé các chƣơng trình ca nhạc chất lƣợng cao ở mức cao mà vẫn có khán giả “chịu chi” cho thấy một tín hiệu vui là sân khấu ca nhạc đã hình thành một lớp khán giả “tinh tuyển”. Thế nhƣng một đặc điểm dễ nhận thấy là các chƣơng trình ca nhạc “concert” nhƣ: “Bằng Kiều in Concert 2012”, “Những câu chuyện kể của tôi” của nhạc sĩ Dƣơng Thụ là có giá vé trung bình khá đắt, nằm xa mức chi tiêu của những khán giả nghèo, thành thử họ khá thiệt thòi khi muốn đi nghe các chƣơng trình ca nhạc chất lƣợng nhƣ vậy.

Theo những nhà tổ chức sự kiện có kinh nghiệm trong việc tổ chức các chƣơng trình ca nhạc, nếu không tìm đƣợc các Mạnh Thƣờng Quân để đỡ đầu, các chƣơng trình ca nhạc cao cấp sẽ không thể hạ giá vé do những chi phí cho đầu vào

quá đắt đỏ. Điều đó có nghĩa, chỉ có khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM là có đủ điều kiện đƣợc tiếp cận với những đêm nhạc này, còn khán giả ở các tỉnh thành khác rất hiếm có dịp đƣợc thƣởng thức những chƣơng trình đỉnh cao nhƣ vậy.

Ngoài ra, trên thực tế hoạt động truyền thông của các chuỗi chƣơng trình âm nhạc ở nƣớc ta nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu sót. Những hoạt động này mới chỉ diễn ra trên bề nổi chứ chƣa tạo đƣợc sự tƣơng tác, trao đổi thông tin qua lại cần thiết giữa nhà tổ chức và đối tƣợng công chúng mục tiêu. Sức hút của các chuỗi chƣơng trình chủ yếu nằm ở ý tƣởng giống nhƣ Tâm điểm âm nhạc là từ các “tâm điểm”. Bên cạnh đó, việc đơn vị tổ chức phụ thuộc quá nhiều vào khả năng “tự truyền thông” của các sự kiện cũng giảm đi phần nào sức lan tỏa của chƣơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về các sự kiện âm nhạc (trường hợp 5 sự kiện âm nhạc thuộc chuỗi chương trình tâm điểm âm nhạc từ tháng 1 2012 đến tháng 1 2013) (Trang 107 - 112)