Khái niệm vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm vai trò

“Vai trò” là một thuật ngữ quen thuộc, là một khái niệm không thể thiếu của Xã hội học. Theo Dahrendorf, vai trị có thể đƣợc hiểu là: “Tập hợp những kỳ vọng

ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị… Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hoặc nhóm các kỳ vọng hành vi”

[G.Endruweit và G.Trommsdorff, 2002: tr.536] [26].

Vai trò cũng đƣợc hiểu nhƣ sau: “Vai trò được sử dụng để xác định thành

phần các mơ hình văn hố gắn liền với một địa vị cụ thể. Nó gồm tâm thế, giá trị và hành vi do xã hội gán cho bất cứ ai hoặc tất cả những người chiếm giữ một địa vị cụ thể. Nó bao gồm những kỳ vọng được hợp pháp hoá của những người giữ chức vụ đối với hành vi của người khác hướng đến họ” [Vũ Hào Quang, 2001:

tr.156] [39]. Hoặc là: “Một vai trị có nghĩa là một tập hợp các chuẩn mực, hành

vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định” [Nguyễn Đình Tấn, 2000:

tr.54] [56].

Nhà nhân học văn hóa Ralph Linton (1893 - 1953) đƣợc coi là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm vai trò trong tác phẩm Study of Man (1936). Sau này, trong

bản thảo đƣợc biên soạn lại (1945), khái niệm này đƣợc thể hiện nhƣ sau: “Từ nay

trở đi chúng ta sẽ gọi vị trí do một cá nhân chiếm lĩnh vào một thời gian cụ thể, trong một hệ thống cụ thể là địa vị của cá nhân đó… Vế thứ hai, vai trị được coi là tổng thể của những khuôn mẫu văn hóa gắn liền với một địa vị cụ thể” [R.

Linton, 1973:31, dẫn theo Hoàng Bá Thịnh: tr.173] [50]. Theo R.Linton, “vai trò đƣợc coi là tổng thể của những khn mẫu văn hóa gắn liền với một trạng thái cụ thể. Nhƣ vậy, khái niệm vai trò bao gồm những quan điểm, ƣớc lệ về giá trị và phƣơng thức hành động đƣợc xã hội quy định cho chủ nhân của trạng thái này”.

Vai trò đƣợc hiểu một cách chung nhất là: “một tập hợp các mong đợi, các

quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Những sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị” [Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (cb), 2008: tr.212]

[19]. Vị trí cho biết mỗi ngƣời là ai, cịn vai trị cho biết ngƣời ta làm gì ở vị trí đó. Ngƣời ta thƣờng nhấn mạnh tới hai đặc tính quan trọng của vai trị, đó là các quyền lợi và các nghĩa vụ tƣơng ứng với mỗi vai trò cụ thể.

Ở đây, vai trò đƣợc lƣợng giá bởi những giá trị, chuẩn mực xã hội. Những tiêu chí lƣợng giá này là các thành tố của văn hóa có thể biến đổi hoặc thay đổi theo thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội ở những thời kỳ khác nhau. Có thể nói, cùng một vai trị tƣơng ứng với một địa vị xã hội cụ thể, song ngƣời chiếm giữ vai trị đó ở các thời kỳ xã hội khác nhau thì phải đáp ứng “những mong đợi” có thể khơng giống nhau; và vì vậy những quyền lợi và nghĩa vụ tƣơng ứng với vai trị cũng có thể thay đổi. Theo xu hƣớng tiếp cận này, vai trò đƣợc hiểu là những nhóm quyền và nghĩa vụ mang tính chuẩn mực xã hội gắn với các vị thế khác nhau trong các thiết chế khác nhau.

Vai trò là khái niệm chỉ các khuôn mẫu, các chuẩn mực hoạt động và hành vi, các phƣơng thức hành xử của cá nhân hoặc nhóm xã hội tƣơng ứng với vị thế của cá nhân hoặc nhóm xã hội đó. Ở đây vai trị gắn liền với chức năng, nhiệm vụ. Sự duy trì những khn mẫu và những chuẩn mực hành động tƣơng xứng với vai trò là yếu tố quan trọng đảm bảo sự vận hành ổn định của cơ cấu. Vai trò là trạng thái động trong địa vị xã hội của một cá nhân hay nhóm xã hội, nó khẳng định chức năng hoạt động của cá nhân hay nhóm xã hội đó trong sự vận hành của xã hội [Đặng Cảnh Khanh, 2006: tr.74] [34].

Theo Maisonneuve, vai trị có ba cấp độ, đó là: cấp độ thiết chế, cấp độ cá nhân và cấp độ tƣơng tác [dẫn theo Trịnh Văn Tùng, 2014] [54].

Ở cấp độ thiết chế, vai trò đƣợc định nghĩa nhƣ là tổng thể các hành vi, chuẩn mực của một chủ thể khi chủ thể đó có một địa vị xã hội tƣơng ứng. Những hành vi đó phù hợp với lứa tuổi tƣơng ứng, giới tính tƣơng ứng, vị trí tƣơng ứng, nghề nghiệp tƣơng ứng và vị thế chính trị tƣơng ứng (Maisonneuve, 1973: 72).

Ở cấp độ cá nhân, vai trò đƣợc định nghĩa là tập hợp các hành vi cho phép cá nhân đó khẳng định mình.

Ở cấp độ tƣơng tác, ngƣời ta quan tâm đến sự tiến triển của vai trị thơng qua sự chờ đợi của cá nhân khác hoặc nhóm ngƣời khác.

Trong nghiên cứu này, khái niệm vai trò đƣợc tiếp cận ở cấp độ tƣơng tác, nghĩa là đánh giá những hoạt động và kết quả hoạt động của Đồn Thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thơng cho thanh niên thông qua ý kiến của thanh niên. Ở đây, vai trò gắn liền với chức năng giáo dục của Đoàn Thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 32 - 34)