Nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 66)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng của

của thanh niên tại phƣờng Cầu Dền

2.4.1. Nhận thức của thanh niên về văn hóa giao thơng

Nhận thức của thanh niên về văn hóa giao thơng đƣợc tìm hiểu thơng qua hiểu biết của thanh niên về vấn đề này, qua việc đánh giá của thanh niên về ý thức tham gia giao thông của thanh niên, qua sự hiểu biết của thanh niên đối với các tiêu chí văn hóa giao thơng.

Tìm hiểu mức độ hiểu biết của thanh niên về văn hóa giao thơng, kết quả khảo sát của đề tài cho thấy phần đông thanh niên cảm thấy cụm từ “văn hóa giao thơng” quen thuộc, có xu hƣớng thƣờng xuyên đƣợc nghe nhắc đến cụm từ này ( ̅=3,19).

Biểu 2.4. Mức độ tiếp xúc với cụm từ “văn hóa giao thơng” của thanh niên

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy có 60,3% thanh niên tiếp xúc với cụm từ “văn hóa giao thông” ở mức độ từ khá thƣờng xuyên đến rất thƣờng xuyên. Chỉ có 16,5% thanh niên cho biết họ chƣa nghe thấy bao giờ. Nhƣ vậy, thuật ngữ này xuất hiện trong đời sống khá nhiều và trở nên khơng cịn xa lạ với đa số thanh niên.

Kiểm định Chi-bình phƣơng cho thấy có mối liên hệ giữa nhóm đối tƣợng thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng với đối tƣợng thanh niên chƣa từng tham gia hoạt động này với mức độ hiểu biết về VHGT.

Bảng 2.3. Tương quan đối tượng thanh niên đã tham gia và chưa tham gia hoạt động giáo dục VHGT với mức độ biết đến văn hóa giao thơng

Mức độ thanh niên biết đến cụm từ “văn hóa giao thông” TN đã tham gia TN chƣa tham gia Tổng Kiểm định Chi- bình phƣơng SL TL% SL TL% SL TL% p=0,000 Cramer’s V=0,458 N=200

Chưa nghe thấy bao giờ 5 5,0 28 28,0 33 16,5

Hiếm khi nghe thấy 13 13,0 28 28,0 41 20,5

Nghe khá thường xuyên 25 25,0 14 14,0 39 19,5

Nghe thường xuyên 13 13,0 17 17,0 30 15,0

Nghe rất thường xuyên 44 44,0 13 13,0 57 28,5

Tổng 100 100 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

16.5%

20.5%

19.5% 15.0%

28.5% Chƣa nghe thấy bao giờ

Hiếm khi nghe thấy Nghe khá thƣờng xuyên Nghe thƣờng xuyên Nghe rất thƣờng xuyên

Nhƣ vậy, thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng biết về VHGT nhiều hơn so với nhóm thanh niên chƣa đƣợc giáo dục VHGT tại phƣờng. Kết quả này cũng cho thấy việc tham gia hoạt động giáo dục VHGT đã góp phần tăng sự hiểu biết về VHGT cho thanh niên. Hay nói cách khác, hoạt động giáo dục văn hóa giao thơng đã có ảnh hƣởng tích cực làm nâng cao nhận thức của thanh niên, ở đây chính là sự hiểu biết của thanh niên về văn hóa giao thơng.

Tìm hiểu ý kiến của thanh niên về ý thức tham gia giao thông của thanh niên hiện nay, kết quả khảo sát của đề tài cho thấy: Tỉ lệ đánh giá ý thức tham gia giao thông của thanh niên hiện nay ở mức độ chƣa tốt trở xuống chiếm hơn 50%, trong khi đó đánh giá ý thức tham gia giao thơng của thanh niên ở mức độ tốt trở lên mới đạt 15,5% (Biểu 2.5). Giá trị trung bình của thang đo về ý thức tham gia giao thông của thanh niên cũng chỉ đạt ̅ = 2,51, ở mức chƣa tốt. Điều này phản ánh thực tế ý thức tham gia giao thông của thanh niên hiện nay chƣa cao, do đó, việc giáo dục nâng cao ý thức của thanh niên khi tham gia giao thơng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành VHGT trong thanh niên.

Biểu 2.5. Đánh giá của thanh niên về ý thức tham gia giao thông của thanh niên

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Về mức độ hiểu biết của thanh niên đối với các tiêu chí VHGT do Trung ƣơng Đồn xây dựng và phát động thanh niên thực hiện trong cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thơng” ở các cấp bộ Đồn, kết quả khảo sát cho thấy có đến 39% (78/200) thanh niên hồn tồn khơng biết đến những tiêu chí này. Mặc dù tỉ lệ thanh niên biết đến các tiêu chí thực hiện VHGT do Đoàn phát động đạt

23.5% 27.0% 34.0% 6.5% 9.0% Kém Chƣa tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt

61% nhƣng trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất lại là mức độ hiểu biết về một vài tiêu chí (37%) (Biểu 2.6). Kết quả này cho thấy cơng tác tun truyền, phổ biến các tiêu chí thực hiện VHGT do Trung ƣơng Đoàn phát động dƣờng nhƣ chƣa đƣợc triển khai rộng rãi, hoặc thanh niên cũng khó nắm bắt hết các tiêu chí về thực hiện VHGT.

Biểu 2.6. Mức độ hiểu biết của thanh niên về tiêu chí thực hiện VHGT do Trung ương Đoàn phát động trong cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thơng”

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả kiểm định Chi-bình phƣơng cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này với mức độ biết đến các tiêu chí thực hiện VHGT do Trung ƣơng Đoàn phát động (Bảng 2.4). Nhóm thanh niên đã tham gia vào các hoạt động giáo dục VHGT của Đồn phƣờng có xu hƣớng biết đến cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thơng” và các tiêu chí do Trung ƣơng Đồn TNCS Hồ Chí Minh phát động nhiều hơn so với nhóm thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT tại phƣờng.

Bảng 2.4. Tương quan đối tượng thanh niên với mức độ biết đến tiêu chí thực hiện VHGT do Trung ương Đoàn phát động

Mức độ thanh niên biết đến các tiêu chí thực hiện VHGT do Trung ương Đoàn phát động TN đã tham gia TN chưa tham gia Tổng Kết quả kiểm định Chi-bình phương SL TL% SL TL% SL TL% p=0,000 Cramer’s V=0,424 N=200 Hồn tồn khơng biết 25 25,0 53 53,0 78 39,0

Biết một vài tiêu chí 34 34,0 40 40,0 74 37,0

Biết nhiều tiêu chí 29 29,0 7 7,0 36 18,0

Biết tất cả các tiêu chí 12 12,0 0 0,0 12 6,0

Tổng 100 100 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

39.0% 37.0% 18.0% 6.0% 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0

Điều này là lẽ đƣơng nhiên vì khi tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên, nội dung không thể thiếu trong hoạt động này là việc tuyên truyền về VHGT, các tiêu chí thực hiện VHGT do Đoàn phát động. Do đó, các đối tƣợng thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại Đồn phƣờng có nhiều cơ hội tiếp xúc và biết đến các tiêu chí về thực hiện VHGT. Vì vậy, việc tun truyền về các tiêu chí thực hiện VHGT cần mở rộng hơn đến các đối tƣợng thanh niên trên địa bàn phƣờng thông qua việc tập hợp, giáo dục VHGT cho thanh niên.

Nhƣ vậy, qua đánh giá về mức độ hiểu biết 27 tiêu chí thực hiện VHGT do chính Trung ƣơng Đồn phát động, có thể thấy mức độ phổ biến của thơng tin này trong tồn Đồn chƣa đƣợc rộng rãi, cịn nhiều thanh niên chƣa biết đến mặc dù về mặt chủ trƣơng, cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” đƣợc phát động đến tất cả các cấp bộ Đồn. Qua đó cũng phản ánh thực trạng cơng tác tun truyền của Đoàn cấp cơ sở về việc thực hiện các tiêu chí VHGT cịn hạn chế. Điều này cũng đƣợc ghi nhận thông qua phỏng vấn sâu cán bộ Đoàn: “Thực ra thì ít người biết hoặc nhớ hết 27 tiêu chí thực hiện văn hóa giao thơng mà chị nêu trong bảng hỏi, đọc thì cũng thấy quen và đúng vì nó gần gũi với những gì mình biết thơi ạ” (PVS nữ, cán bộ đồn phường).

Nhận định của thanh niên về mức độ cần thiết của hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên trên địa bàn phƣờng, điểm trung bình thang đo mức độ cần thiết của việc giáo dục VHGT cho thanh niên tại phƣờng đạt giá trị ̅ = 3,71 cho thấy xu hƣớng chung thanh niên đánh giá hoạt động này là cần thiết. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hơn ½ số thanh niên đánh giá hoạt động này là hoạt động có ý nghĩa và cần thiết phải triển khai trong các đối tƣợng thanh niên (56%).

Kiểm định Chi-bình phƣơng cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa đối tƣợng thanh niên chƣa đƣợc giáo dục VHGT và đã đƣợc giáo dục VHGT tại phƣờng với nhận định về mức độ cần thiết của việc tổ chức giáo dục VHGT (Bảng 2.5). Thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng đánh giá sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động này ở mức độ cao hơn so với thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT.

Bảng 2.5. Đánh giá của thanh niên về mức độ cần thiết của việc giáo dục VHGT cho thanh niên tại phường

Mức độ cần thiết của việc giáo dục VHGT TN đã tham gia TN chƣa tham gia Tổng Kiểm định Chi- bình phƣơng SL TL% SL TL% SL TL% p=0,000 Cramer’s V=0,348 N=200 Hồn tồn khơng cần thiết 0 0,0 2 2,0 2 1,0 Không cần thiết 11 11,0 23 23,0 34 17,0 Bình thƣờng 16 16,0 36 36,0 52 26,0 Cần thiết 29 29,0 15 15,0 44 22,0 Rất cần thiết 44 44,0 24 24,0 68 34,0 Tổng 100 100 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát từ đề tài cho thấy thanh niên có hiểu biết nhất định về văn hóa giao thơng, nắm bắt đƣợc các tiêu chí thực hiện văn hóa giao thơng. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt trong nhận thức của thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT và nhóm chƣa tham gia hoạt động này. Nhìn chung, thanh niên nhận định việc tổ chức giáo dục VHGT cho thanh niên tại phƣờng là việc làm có ý nghĩa và cần thiết đối với thanh niên.

2.4.2. Thái độ của thanh niên về văn hóa giao thơng

Thái độ, hay nói cách khác là tâm thế hành vi của thanh niên khi tham gia giao thông là một chiều cạnh biểu hiện của sự thể hiện văn hóa khi tham giao thông của thanh niên. Để đo thái độ của thanh niên, nghiên cứu đặt ra các tình huống giả định khi tham gia giao thông để xem phản ứng của thanh niên nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, việc nhận định về mức độ quan trọng của việc giáo dục VHGT cho thanh niên cũng là sự thể hiện thái độ quan tâm, ủng hộ việc hình thành VHGT.

Với ba câu hỏi giả định: “Khi gặp hiện tượng ùn tắc giao thơng bạn sẽ làm

gì?”; “Trong trường hợp tín hiệu đèn giao thơng chuyển sang màu đỏ thì bạn sẽ làm gì?”; “Bạn thực hiện việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông như thế nào?”, kết quả khảo sát về thái độ phản ứng của thanh niên nhƣ sau:

Trong tình huống có hiện tƣợng ùn tắc giao thơng, đa số thanh niên có những biểu hiện tích cực, thể hiện nét văn hóa ứng xử khi tham gia giao thơng đó là: “Bình

tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc” (55%) và “nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng của mình để tránh ùn tắc” (18,5%). Tuy nhiên, cũng có xấp xỉ gần 1/3 thanh niên đƣợc hỏi có biểu hiện chƣa thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thơng đó là “tìm mọi cách để vƣợt lên phía trƣớc” (26,5%).

Ở tình huống thứ hai, khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ (khơng có sự ƣu tiên trong di chuyển), có 45% thanh niên sẽ tuyệt đối tuân thủ luật đó là “dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh”; 34,5% thanh niên sẽ “đi tiếp nếu không thấy cơng an đứng đó” và 20,5% thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp và lựa chọn ứng xử “tùy trƣờng hợp, nếu thấy có ngƣời khác đi thì cũng đi”.

Trong tình huống thứ ba, với việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông, kết quả khảo sát cho thấy: 46% thanh niên luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; 26,5% thanh niên thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; 27,5% thanh niên thƣờng xuyên không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Kết quả kiểm định Chi-bình phƣơng với giả thuyết H0: “Không tồn tại mối quan hệ giữa thái độ ứng xử của thanh niên khi tham gia giao thông với việc tham gia các hoạt động giáo dục VHGT” cho thấy ở cả ba tình huống nêu trên đều khẳng định tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa thái độ ứng xử của thanh niên với việc tham gia hoạt động giáo dục VHGT (p < 0,05) (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Tương quan giữa thái độ ứng xử của thanh niên khi tham gia giao thông và việc tham gia các hoạt động giáo dục VHGT

Thái độ ứng xử của thanh niên

Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi- bình phƣơng

Khi gặp hiện tƣợng ùn tắc giao thông N=100 N=100

p=0,000 Cramer’s V=0,278 N=200

1.Tìm mọi cách để vƣợt lên phía trƣớc 15 38

2.Bình tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc 60 50 3.Nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng

của mình để tránh ùn tắc 25 12

Khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ N=100 N=100 p=0,000

Cramer’s V=0,282 1.Dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh 59 31

Thái độ ứng xử của thanh niên Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi- bình phƣơng

3.Tùy trƣờng hợp, nếu thấy ngƣời khác đi thì cũng đi 15 26 N=200

Trƣớc quy định về đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn N=100 N=100 p=0,000

Cramer’s V=0,376 N=200

1.Tôi luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 63 29

2.Tôi thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 24 29 3.Tôi thƣờng xuyên không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 13 42

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả khảo sát thực tế và kết luận từ kiểm định Chi-bình phƣơng khẳng định sự tồn tại mối hai hệ giữa hai biến trên góp phần củng cố thêm nhận định nhóm thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT có biểu hiện về tâm thế hành vi mang tính văn hóa khi tham gia giao thơng rõ nét hơn so với nhóm thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT. Cụ thể là khi gặp hiện tƣợng ùn tắc giao thông, thanh niên đƣợc giáo dục về VHGT có biểu hiện tìm mọi cách vƣợt lên phía trƣớc ít hơn so với thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT, trong khi đó những biểu hiện nhƣ “bình tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc” và “nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng…” lại chiếm tỉ lệ cao hơn ở thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT. Đối với tình huống đèn tín hiệu giao thơng chuyển sang màu đỏ, ứng xử của thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT ở mức độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đó là “Dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh” cũng chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT. Tƣơng tự, đối với việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông, tỉ lệ thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT thực hiện cao hơn so với thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT. Điều này khẳng định ý nghĩa của hoạt động giáo dục VHGT đối với thanh niên hiện nay.

2.4.3. Hành vi thực hiện văn hóa giao thơng của thanh niên

Thực trạng hành vi tham gia giao thông của thanh niên đƣợc xem xét bằng cách thiết kế câu hỏi sử dụng thang đo Likert 3-5 mức độ để đánh giá mức độ phổ biến của hành vi vi phạm luật giao thông đƣờng bộ của thanh niên; sự đánh giá của

thanh niên về mức độ đạt đƣợc các tiêu chí thể hiện VHGT của thanh niên nói chung và của chính bản thân thanh niên tham gia cuộc khảo sát.

Đánh giá của thanh niên về mức độ phổ biến của những hành vi vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ trong thanh niên, giá trị trung bình thang đo mức độ biểu hiện của hành vi vi phạm cho thấy xu hƣớng thanh niên vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ chủ yếu dừng ở mức độ thỉnh thoảng có vi phạm, trong đó hành vi vi phạm phổ biến nhất là không đội mũ bảo hiểm ( ̅=2,08) (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Mức độ phổ biến những hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ trong thanh niên hiện nay qua ý kiến của thanh niên

Các hành vi Mức độ phổ biến (%) Giá trị ̅c Đã tham gia Chƣa tham gia Sigt Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên 1. Hành vi vƣợt đèn đỏ 33,5 51,5 15,0 1,82 1,18 1,82 0,92

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 66)