Lý thuyết nhận thức, hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 48 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các lý thuyết sử dụng

1.2.3. Lý thuyết nhận thức, hành vi

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ không phải là cấu trúc thuần nhất mà có ba thành tố. Krech & Crutchfield (1948) đã chỉ rõ: cấu trúc thái độ gồm 3 thành phần: tri thức, tình cảm và hành vi. Thành phần “tri thức” cho chúng ta biết thông tin về đối tƣợng, nhƣ thông tin về cái gì, ở đâu, khi nào, nhƣ thế nào, của ai.....Thành phần tình cảm của thái độ chỉ rõ chúng ta yêu ghét, ủng hộ hay phản đối hay có tâm trạng nƣớc đôi với với đối tƣợng hoặc vấn đề đƣợc đề cập đến. Các nghiên cứu về cấu trúc của thái độ đã chỉ ra: thông thƣờng ngƣời ta chỉ cấu trúc của thái độ gồm 3 thành phần và mỗi thành phần có một ngƣỡng tình huống. Đây là những điều kiện, bối cảnh xã hội mà trong đó thành phần đó có thể biểu hiện ra hay là xác suất mà thành phần đó xuất hiện. Lí thuyết này chỉ ra rằng: tuỳ theo ngƣỡng tình huống mà một thành phần trong một tình huống cụ thể sẽ hiện ra, việc tìm ra ngƣỡng tình huống cho từng thành phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ.

Tuy nhiên, cũng có khuynh hƣớng thứ hai cho rằng có sự thống nhất giữa nhận thức, thái độ và hành vi. Hành vi là sự chuyển tải nhận thức, thái độ thành việc làm cụ thể. Chính vì vậy, nhận thức và thái độ là sự chuẩn bị cho hành vi. Thái độ là nền tảng ứng xử của cá nhân, nó định hƣớng hành động của con ngƣời theo một xu hƣớng nào đó trƣớc một tình hình. Thái độ là một ý nghĩ, một tình cảm bên trong của con ngƣời nhƣng lại đƣợc thể hiện ở hành vi, hành động của con ngƣời. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng thái độ là sự phản ánh nhận thức. Nhận thức của cá nhân đƣợc kiểm nghiệm thông qua thái độ của một cá nhân về một vấn đề nhất định cũng nhƣ cố gắng thể hiện ra hành vi tƣơng xứng. Do đó, muốn có hành vi đúng thì phải có thái độ đúng. Muốn có thái độ đúng thì nhận thức phải đúng. Mối quan hệ nhận thức, thái độ và hành vi là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ nhận thức – thái độ, nhận thức là nguyên nhân, thái độ là kết quả. Trong mối quan hệ thái

độ – hành vi, nguyên nhân là thái độ và kết quả là hành vi. Nói khác đi hành vi là kết quả, là hình thức biểu hiện của nhận thức và thái độ.

Trong nghiên cứu này, chúng tơi muốn tìm hiểu nhận thức, tâm thế hành vi và hành vi tham gia giao thông của thanh niên. Đánh giá vai trị của Đồn trong giáo dục văn hóa giao thơng thể hiện ở sự chuyển biến về nhận thức của thanh niên, hình thành nên tâm thế hành vi ứng xử của thanh niên trong các tình huống tham gia giao thơng và biểu hiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng sẽ góp phần giải thích trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa nhận thức về văn hóa giao thơng, thái độ và hành vi tham gia giao thông của thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 48 - 49)