Kiến của thanh niên về vai trò của tổ chức Đoàn trong triển khai hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 82 - 90)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đánh giá của thanh niên về vai trò của Đoàn Thanh niên trong tổ chức hoạt

3.2.1. kiến của thanh niên về vai trò của tổ chức Đoàn trong triển khai hoạt

tuyên truyền thông qua các hình ảnh trực quan, tuyên truyền qua loa đài phát thanh của phƣờng, các đội thanh niên xung kích của phƣờng cũng tham gia tích cực trong việc phân luồng giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

“Chúng em không chỉ tuyên truyền mà sẽ thường xuyên tham gia phân luồng, giải tỏa ùn tắc tại các nút giao thông trọng điểm. Đây cũng là việc làm để đoàn viên, thanh niên góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi Năm văn minh và trật tự đô thị” (Nữ, cán bộ đoàn phường Cầu Dền).

Nhìn chung, trong hoạt động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nói chung và hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên nói riêng, tổ chức Đoàn thể hiện kỳ vọng của mình trong việc nâng cao ý thức tham gia giao thông của thanh niên và làm chuyển biến nhận thức, thái độ, hành vi tham gia giao thông của thanh niên, góp phần tạo dựng VHGT trong cộng đồng.

3.2. Đánh giá của thanh niên về vai trò của Đoàn Thanh niên trong tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên

3.2.1. Ý kiến của thanh niên về vai trò của tổ chức Đoàn trong triển khai hoạt động giáo dục văn hóa giao thông động giáo dục văn hóa giao thông

Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy: thanh niên có xu hƣớng đánh giá Đoàn đã thể hiện khá tốt vai trò trong tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên ( ̅ = 3,62). Tỉ lệ thanh niên đánh giá việc thể hiện vai trò của Đoàn trong hoạt động này ở mức độ tốt chiếm 26%, bên cạnh đó, 23% ý kiến thanh niên đánh giá Đoàn

thể hiện rất tốt vai trò của mình trong triển khai hoạt động giáo dục VHGT. Thông qua đánh giá từ dƣới cấp Đoàn cơ sở, có thể thấy vai trò của Đoàn trong thực hiện công tác tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên đƣợc nhìn nhận ở khía cạnh khá tích cực.

Biểu 3.1. Đánh giá của thanh niên về việc thể hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong giáo dục văn hóa giao thông

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Tuy vậy, cũng có 7% thanh niên cho rằng Đoàn chƣa thể hiện tốt vai trò của mình trong việc tổ chức giáo dục VHGT cho thanh niên. Mặc dù điểm trung bình của thang đo đạt giá trị ở mức khá cao, tuy nhiên, có đến 44% ý kiến cho rằng vai trò của Đoàn mới chỉ thể hiện ở mức độ trung bình. Đây cũng là cơ sở để Đoàn thể hiện rõ nét hơn nữa vai trò của mình trong triển khai tổ chức hoạt động giáo dục VHGT đối với thanh niên. Ngoài ra, có sự khác biệt trong đánh giá của hai nhóm thanh niên về vai trò của Đoàn trong giáo dục VHGT.

Bảng 3.1. Đánh giá của các nhóm thanh niên về vai trò của Đoàn trong việc tổ chức hoạt động giáo dục VHGT

Mức độ thể hiện vai trò

Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi –

bình phƣơng SL TL% SL TL% Kém 1 1,0 6 6,0 p=0,000 Cramer’s V=0,367 N=200 Chƣa tốt 2 2,0 5 5,0 Bình thƣờng 31 31,0 57 57,0 Tốt 31 31,0 21 21,0 Rất tốt 35 35,0 11 11,0 Tổng 100 100,0 100 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

3.5% 3.5% 44.0% 26.0% 23.0% Kém Chƣa tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt

Kết quả kiểm định Chi – bình phƣơng cho thấy có mối quan hệ giữa việc tham gia của thanh niên vào hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn với việc đánh giá về vai trò của Đoàn trong tổ chức hoạt động này. Theo đó, thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng đánh giá Đoàn thể hiện vai trò rõ nét hơn so với nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này. Điều này có thể lý giải vì khi tham gia các hoạt động của Đoàn, thanh niên mới có thể hiểu và đánh giá sát thực hơn so với đối tƣợng không tham gia hoạt động. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, việc đánh giá chƣa cao sự thể hiện vai trò của Đoàn trong triển khai hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên cũng là ý kiến khách quan phản ánh hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn chƣa có sức lan tỏa rộng rãi đến các đối tƣợng thanh niên, nhất là đối tƣợng thanh niên chƣa thể tập hợp, giáo dục.

Tìm hiểu cảm nhận của thanh niên về kết quả đạt đƣợc trong hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn phƣờng, kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung đa số ý kiến cho rằng hoạt động này tại Đoàn phƣờng bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả nhất định, trong đó chỉ có 11,5% thanh niên cho rằng hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn phƣờng chƣa đạt đƣợc kết quả rõ nét, cụ thể nhƣ sau:

Biểu 3.2. Cảm nhận của thanh niên về kết quả của hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên của Đoàn phường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Xét tƣơng quan đối tƣợng thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng và nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động này với cảm nhận

11.5% 52.0% 36.5% 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Chƣa đạt đƣợc kết quả rõ nét Bình thƣờng Đạt đƣợc kết quả rõ nét

của họ về kết quả đạt đƣợc của Đoàn phƣờng trong hoạt động giáo dục VHGT, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Tương quan của các nhóm thanh niên với cảm nhận về kết quả đạt được của hoạt động giáo dục VHGT tại Đoàn phường

Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi-

bình phƣơng SL TL% SL TL% Chƣa đạt đƣợc kết quả rõ nét 8 8,0 14 14,0 p=0,001 Cramer’s V=0,263 N=200 Bình thƣờng 43 43,0 61 61,0 Đạt đƣợc kết quả rõ nét 49 49,0 24 24,0 Tổng 100 100,0 100 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Tƣơng tự nhƣ kết quả đánh giá về việc thực hiện vai trò của Đoàn trong hoạt động giáo dục VHGT đã phân tích ở trên, so với nhóm thanh niên đã tham gia hoạt động giáo dục VHGT, nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT có xu hƣớng đánh giá chƣa cao về các kết quả đạt đƣợc của Đoàn phƣờng trong việc triển khai thực hiện hoạt động này.

3.2.2. Đánh giá của thanh niên về vai trò của Đoàn phường trong tổ chức hoạt động giáo dục văn hóa giao thông

Vai trò của Đoàn trong tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên đƣợc đánh giá qua các khía cạnh về các nội dung, các hình thức, địa điểm, thời gian và ngƣời thủ lĩnh đứng ra tổ chức hoạt động này qua ý kiến đánh giá của nhóm thanh niên trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục VHGT.

Đánh giá của thanh niên về các nội dung giáo dục VHGT của Đoàn phƣờng, kết quả khảo sát cho thấy không có nội dung nào đƣợc đánh giá ở mức thực hiện chƣa tốt ( ̅ ). Trong số 7 nội dung giáo dục đƣợc thanh niên đánh giá, có 3/7 nội dung đƣợc đánh giá là triển khai đạt ở mức độ bình thƣờng và 4/7 nội dung đƣợc đánh giá là triển khai ở mức độ tốt. Nội dung đƣợc thanh niên trên địa bàn phƣờng đánh giá tốt nhất đó là giáo dục thanh niên không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép ( ̅ 3,74), trong khi đó điểm trung bình của nội dung “Tuyên truyền về pháp luật giao thông đƣờng bộ lại đạt giá trị thấp nhất ( ̅ =2,71).

Bảng 3.3.Ý kiến của thanh niên về các nội dung giáo dục văn hóa giao thông của Đoàn phường

Nội dung giáo dục

Đánh giá của thanh niên

Giá trị ̅ Kém Chƣa tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt

Nội dung đƣợc đánh giá là thực hiện bình thƣờng (2,62≤ ̅ ≤3,42)

Tuyên truyền về pháp luật giao

thông đƣờng bộ 30,0 13,0 27,5 15,5 14,0 2,71

Tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT

4,5 31,5 24,5 26,5 13,0 3,12 Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị

xử lý các hành vi vi phạm TTATGT 1,5 24,0 34,0 34,0 13,0 3,41

Nội dung đƣợc đánh giá là thực hiện tốt ( ̅ )

Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhƣờng nhịn và giúp đỡ ngƣời khác khi tham gia giao thông

0,5 19,0 39,5 19,5 21,5 3,43 Đi đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy

định 2,0 21,0 28,5 24,0 24,5 3,48

Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thƣợng tôn pháp luật

3,5 15,5 28,0 35,0 18,0 3,49 Không tham gia đua xe và cổ vũ đua

xe trái phép 4,5 9,5 28,5 23,0 34,5 3,74

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả từ bảng trên cũng cho thấy việc thực hiện tuyên truyền về pháp luật giao thông đƣờng bộ cho thanh niên tại phƣờng hiện nay chƣa đƣợc thực hiện tốt, thậm chí có đến 1/3 số thanh niên tham gia hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng cho rằng việc thực hiện nội dung này còn kém. Do đó, việc đầu tƣ, đổi mới công tác tuyên truyền về pháp luật giao thông đến đoàn viên thanh niên trong phƣờng cũng là nội dung nên đƣợc quan tâm trong thời gian tới nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết pháp luật của thanh niên.

Về hình thức giáo dục VHGT cho thanh niên, Đoàn cũng đã triển khai đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Ở các cấp đoàn cơ sở cũng có sự đa dạng trong triển khai các hình thức giáo dục VHGT cho thanh niên. Đánh giá về các hình thức

giáo dục VHGT cho thanh niên trên địa bàn phƣờng, kết quả khảo sát cho thấy trong số 12 hình thức đƣợc đƣa ra, có 4/12 hình thức giáo dục VHGT cho thanh niên đƣợc đánh giá là đạt hiệu quả, liên quan đến việc giáo dục thanh niên qua các hoạt động thực tiễn, tuyên truyền, tổ chức các diễn đàn thanh niên với chủ đề văn hóa giao thông.

Bảng 3.4. Đánh giá về các hình thức giáo dục VGHT của Đoàn phường

Hình thức giáo dục

Đánh giá của thanh niên

Giá trị ̅ Không hiệu quả Ít hiệu quả Bình thƣờng Hiệu quả Rất hiệu quả Hình thức giáo dục đƣợc đánh giá là ít hiệu quả

Thông qua các buổi tập huấn lái xe an

toàn, thực hành lái xe an toàn 23,5 32,0 23,5 16,5 4,5 2,47

Hình thức giáo dục đƣợc đánh giá là đạt mức độ hiệu quả bình thƣờng

Thông qua sinh hoạt chi đoàn 26,5 19,0 23,0 26,5 5,0 2,65

Qua hệ thống tuyên truyền trực quan

bảng tin, apphich, pano,... 5,0 28,0 32,0 29,0 6,0 3,03 Qua mạng xã hội (fanpage của Đoàn

phƣờng) 4,5 18,5 35,0 33,0 9,0 3,24

Thành lập các đội thanh niên tuyên

truyền về an toàn giao thông 5,0 15,0 39,0 32,5 8,5 3,25 Thông qua các hoạt động văn hóa văn

nghệ, hội thi 14,5 13,5 21,0 30,5 20,5 3,29

Thông qua hoạt động diễu hành đƣờng

phố 6,5 25,5 30,0 30,5 7,5 3,07

Hình thức đƣợc đánh giá là thực hiện hiệu quả

Qua hoạt động thực tiễn nhƣ: đội xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự, ATGT; đội thanh niên tự quản; tháo, dỡ biển quảng cáo gây cản trở giao thông,…

2,5 8,0 36,5 41,5 11,5 3,52

Qua hệ thống phát thanh tuyên truyền

của phƣờng 1,5 20,0 27,0 36,5 15,0 3,44

Qua các buổi tọa đàm, diễn đàn TN 9,0 11,5 24,5 35,5 19,5 3,45 Thông qua hoạt động hỗ trợ mũ bảo

hiểm giá gốc 4,0 6,0 43,0 27,5 19,5 3,53

Qua triển lãm tranh ảnh về ATGT 9,5 7,0 20,0 33,0 30,5 3,68

Trong số các hình thức giáo dục VHGT đƣợc đƣa ra, hình thức giáo dục đƣợc đánh giá là ít hiệu quả nhất đó là “Thông qua các buổi tập huấn và thực hành lái xe an toàn” ( ̅=2,47). Bên cạnh đó, hình thức giáo dục thông qua việc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi đoàn (hình thức chủ yếu đƣợc sử dụng tại phƣờng) cũng không đƣợc đánh giá cao về mức độ hiệu quả ( ̅=2,65). Sở dĩ nhƣ vậy vì nội dung của buổi sinh hoạt chi đoàn thông thƣờng bao gồm nhiều nội dung khác nhau, chủ yếu liên quan đến công tác tổng kết hoạt động và bàn bạc, đề ra phƣơng hƣớng hoạt động tiếp theo. Do đó, việc lồng ghép hoạt động giáo dục VHGT thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn sẽ khiến cho nội dung này chỉ là một phần nhỏ, không đƣợc chú trọng.

Về thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên, nhận định của đa số thanh niên cho rằng hoạt động giáo dục VHGT của Đoàn phƣờng chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, mới chỉ tập trung vào các tháng hoặc tuần lễ cao điểm (64,5%).

Biểu 3.3. Đánh giá của thanh niên về thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên trên địa bàn phường

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Thực tế, Đoàn phƣờng triển khai nhiều hoạt động, tuy nhiên việc duy trì các nội dung giáo dục thanh niên hiện nay chƣa đƣợc thƣờng xuyên, còn mang tính thời

9.5% 64.5% 26.0% 0 10 20 30 40 50 60 70

Thời gian tổ chức hoạt động chƣa hợp lý, nhiều thanh niên không tham gia đƣợc

Hoạt động tổ chức chƣa mang tính thƣờng xuyên, mới chỉ tập trung vào các tháng hoặc tuần lễ cao điểm

Thời gian tổ chức các hoạt động hợp lý, đảm bảo tính liên tục khi triển khai hoạt

điểm. Nội dung đƣợc Đoàn phƣờng duy trì trong tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên đó thành lập các đội xung kích giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

“Phường có tổ chức đội xung kích tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại các nút giao thông vào các giờ cao điểm. Có một số bạn nằm trong đội hình phản ứng nhanh về giao thông của quận và thành phố. Đây là đội hình được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên. Những hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông phần lớn chúng em thực hiện theo sự chỉ đạo của quận Đoàn, chủ yếu ở các tháng cao điểm như tháng 3(tháng Thanh niên), tháng 9 (tháng an toàn giao thông), dịp Tết Nguyên Đán,…” (Nữ, cán bộ đoàn phường).

Về địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục VHGT tại phƣờng, nhìn chung nhiều thanh niên đã tham gia hoạt động này cho rằng địa điểm tổ chức hoạt động ở phƣờng hiện nay chƣa phù hợp (60%). Trên thực tế, các hoạt động giáo dục VHGT ở Đoàn phƣờng hiện nay chỉ đạo mang tính chất thƣờng xuyên đó là giáo dục, tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn của các chi đoàn trên địa bàn dân cƣ. Ngoài ra, một số hoạt động lớn do Đoàn phƣờng đăng cai tổ chức nhƣ “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”; xây dựng mô hình “Cổng trƣờng an toàn”; thành lập các đội xung kích, phản ứng nhanh về giao thông;…tùy thuộc vào quy mô và tính chất của hoạt động để tổ chức. Vấn đề địa điểm tổ chức các hoạt động cho thanh niên cũng là vấn đề khó khăn đối với Đoàn phƣờng do không có địa điểm rộng để tổ chức các hoạt động với quy mô lớn.

Đánh giá về mối quan hệ giữa ngƣời tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên với chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động này, có 68% thanh niên cho rằng “ngƣời đứng ra tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên là một trong các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động”. Nhận định của thanh niên về vai trò của ngƣời thủ lĩnh tổ chức hoạt động giáo dục VHGT cho thanh niên tại phƣờng, kết quả khảo sát cho thấy: có 16% đánh giá ngƣời tổ chức chƣa sáng tạo trong triển khai các hoạt động; 45,5% đánh giá ngƣời tổ chức ít nhiệt tình trong triển khai hoạt động và 38,5% đánh giá ngƣời tổ chức sáng tạo và nhiệt tình trong tổ chức hoạt động. Nhƣ vậy, nhìn chung, thanh niên chƣa đánh giá cao về vai trò của ngƣời thủ lĩnh trong triển khai tổ chức hoạt động giáo dụcVHGT tại phƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 82 - 90)