Thanh niên đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 40 - 41)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.4. Thanh niên đô thị

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều khái niệm về thanh niên khác nhau. Có ngƣời cho rằng, thanh niên là một tầng lớp xã hội đặc thù (tính đặc thù nằm trong lứa tuổi). Có ngƣời lại cho rằng, thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù (tính đặc thù nằm trong nhóm nhân khẩu có độ tuổi nhất định)…

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học năm 2000, trang 913 định nghĩa:

“Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành.” Khái niệm này bao

hàm: Thanh niên là ngƣời có độ tuổi cịn trẻ và độ tuổi đó đang trƣởng thành. Khái niệm này không xác định rõ độ tuổi của thanh niên, mà chỉ xác định thanh niên là ngƣời cịn trẻ và đang hồn thiện dần về nhân cách, trí tuệ và sức khỏe.

Theo Từ điển Xã hội học Oxford: “Thanh niên là thuật ngữ đƣợc đề cập đến trong xã hội học nhƣ là một điển hình về vị thế quy gán, hay một cái nhãn đƣợc đặt ra về mặt xã hội, chứ không chỉ đơn giản là điều kiện sinh học của thời tuổi trẻ. Thuật ngữ này đƣợc sử dụng theo ba cách: một cách rất chung thì nó bao hàm tồn bộ các giai đoạn trong vòng đời, từ lúc còn thơ ấu đến khi bắt đầu thành ngƣời trƣởng thành; một cách hay dùng thay cho thuật ngữ vị thành niên vốn chƣa hợp lý lắm, để chỉ lý thuyết và nghiên cứu về thanh thiếu niên (tuổi từ 13 đến 19), và quá trình chuyển thành ngƣời lớn; và cách sử dụng hiện nay ít phổ biến hơn để chỉ một tập hợp những vấn đề giả định về tình cảm và xã hội gắn với việc lớn lên trong xã hội công nghiệp đô thị” [Bùi Thế Cƣờng và cộng sự dịch, 2011: tr.505] [17].

Theo quy định tại Điều 1 của Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005, thì

“Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi”. Khái niệm này chỉ rõ, thanh niên Việt Nam trƣớc hết phải là công dân của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó là độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi.

Từ các khái niệm trên cho thấy, thanh niên có các đặc điểm sau:

+ Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội rộng lớn, có tính đặc thù;

+ Thanh niên có độ tuổi nhất định từ đủ 16 đến 30 tuổi. Hiện nay, ở Việt Nam cịn có những quy định khác nhau về lứa tuổi thanh niên: Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định: “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc tìm hiểu về Đồn và tán thành Điều lệ, tự nguyện hoạt động trong tổ chức cơ sở của Đồn, có lý lịch rõ ràng đều đƣợc kết nạp vào Đồn TNCS Hồ Chí Minh” (Điều 1, Điều lệ Đồn khóa X). Giữa Điều lệ Đồn và Luật Thanh niên có quy định khác nhau về tuổi thanh niên: Điều lệ Đoàn: “từ 16 đến 30”. Luật Thanh niên: “đủ 16 đến 30”.

Để làm tốt công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chia thanh niên Việt Nam thành các đối tƣợng sau: nông thôn, công nhân, công chức, viên chức, đô thị, quân đội, công an, học sinh và sinh viên. Đây là 9 đối tƣợng chủ yếu đƣợc phân chia theo giai cấp, nơi cƣ trú, nghề nghiệp và việc làm. Các đối tƣợng thanh niên có mối quan hệ hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau. Việc phân loại đối tƣợng thanh niên có tính tƣơng đối bởi vì thanh niên Việt Nam sống, làm việc và học tập đan xen với nhau.

Nhƣ vậy, trong phạm vi đề tài này, thanh niên đô thị đƣợc hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, đang sinh sống, học tập, làm việc và cƣ trú tại khu vực đô thị. Cách hiểu này bao hàm cả việc xác định độ tuổi của thanh niên cũng nhƣ địa bàn cƣ trú của thanh niên. Thanh niên đô thị là khái niệm rộng, tuy nhiên bao hàm các nhóm: thanh niên sinh ra và lớn lên tại khu vực đô thị; thanh niên nhập cƣ với khoảng thời gian nhất định; thanh niên mới nhập cƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 40 - 41)