Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 43 - 46)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các lý thuyết sử dụng

1.2.1. Lý thuyết vai trò

“Vai trò là tập hợp hành vi và/hoặc các mơ hình hành vi để khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội”.

Trong phần tổng thuật của mình, tác giả Trịnh Văn Tùng tóm tắt: trong các khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng, có bốn hƣớng tiếp cận lí thuyết về vai trị.

Theo hƣớng tiếp cận tâm lí học xã hội của MAISONNEUVE Jean (1973), khi bàn đến vai trị thì cần bàn đến ba khía cạnh hay ba cấp độ: (1) cấp độ thiết chế; (2) cấp độ cá nhân và (3) cấp độ tƣơng tác giữa thiết chế và cá nhân.

Ở cấp độ thiết chế, “vai trị là tồn thể các hành vi mang tính chuẩn mực của

một tác nhân khi tác nhân ấy có một địa vị xã hội. Những chuẩn mực hành vi ấy phù hợp với các biến số tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế gia đình và vị thế chính trị” (1973: 72). Dựa vào định nghĩa vai trò ở cấp độ thiết chế nhƣ vậy, tác giả này

phân biệt vai trị mang tính thiết chế và vai trị mang tính chức năng. Ở nghĩa vai trị mang tính thiết chế, tác giả nhấn mạnh yếu tố chuẩn mực hành vi trong thiết chế của các chủ thể, trong khi đó, ở nghĩa vai trị mang tính chức năng, tác giả nhấn mạnh đến hoạt động của các tác nhân ở trong các nhóm xã hội thuộc thiết chế. Trên cơ sở này, Bales đã mơ tả mơ hình hành vi của các tác nhân trong các nhóm nhỏ là thƣờng định hƣớng hoạt động của mình theo nhiệm vụ chung của nhóm. Trong trƣờng hợp ấy, vai trị mang tính chức năng thƣờng đƣợc phân tích ở cấp độ liên cá nhân, ở cấp độ xúc cảm tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó, một vài tác giả khác nhƣ BENNET và SHEATS tập trung phân tích định hƣớng hành vi của các tác nhân đến nhiệm vụ của nhóm mà họ là thành viên để duy trì sự cố kết nhóm và mức độ đáp ứng nhu cầu cho các thành viên nhóm.

Ở cấp độ cá nhân, nhờ có vai trị mà cá nhân có thể diễn đạt đƣợc nhân cách và bản sắc của bản thân.

Ở cấp độ tƣơng tác giữa cấu trúc xã hội và cá nhân, MAISONNEUVE nêu lên khái niệm vai trị kì vọng và sự tiến triển bên trong của vai trị. Trên cơ sở ấy, “vai trị kì vọng là q trình mƣờng tƣợng trƣớc các mơ hình hành vi của tác nhân khác theo các vị thế xã hội và tình huống xã hội. Căn cứ theo quá trình phát triển các tƣơng tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội, có thể có sự biến đổi mơ hình hành vi hƣớng đến ngƣời khác” (1973: 78).

Theo hƣớng tiếp cận chức năng trong xã hội học của FILLOUX, vai trò đƣợc hiểu theo cách của MERTON nhƣ sau: “Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp các vai trò

và vị thế, tức là tổng thể vai trò và vị thế gắn kết với nhau và những chuỗi hành vi được sinh ra từ sự gắn kết ấy” (1993: 15). Cũng trên tinh thần ấy, khi bàn đến nền

tảng văn hóa của con ngƣời, LINTON đã đƣa ra quan niệm nhƣ sau về vai trò: “Vai

trò là khái niệm để chỉ thái độ, giá trị và hành vi mà xã hội gán cho một người có một địa vị” (1993: 15). Cũng cần phải lƣu ý rằng, ở một địa vị xã hội tƣơng đƣơng

với khơng chỉ một vai trị, mà là nhiều chuỗi vai trò phối hợp. Nhƣ vậy, vai trò thể hiện tính chức năng và ln ln động.

Theo tiếp cận tích hợp tâm lí học xã hội và xã hội học của CHAPUIS và THOMAS (1995), những tác giả rất bị ảnh hƣởng của JAMES, BALDWIN, LINTON, MEAD, MORENO, GOFFMAN, vai trò gắn với ba nhóm chỉ báo gồm nhân cách, chuẩn mực và giá trị. “Vai trị là tổng thể các mơ hình hành vi văn hóa

tích hợp ở một địa vị xã hội […] Đây là q trình nhập tâm hay nội hóa các giá trị chung của xã hội và của các nhóm thuộc tính cho phép cá nhân phối hợp các hoạt động khác nhau” (1995: 8). Các tác giả này phân biệt ba cấp độ vai trò:

 Vai trò quy định tƣơng ứng với vai trị kì vọng;

 Vai trò chủ quan hay quan niệm của chủ thể về vai trò và đánh giá của chủ thể về hoạt động thực hiện vai trị của mình theo kì vọng;

 Vai trò thực tiễn hay vai trò khách quan.

Do cá nhân có nhiều vai trị nên khả năng xuất hiện xung đột các vai trò là rất cao bởi vì vào cùng một thời gian và không gian, cá nhân khó có thể hài hòa đƣợc mọi vai trị của mình. Hơn nữa, đặt trong chiều cạnh động học, vai trị ln luôn tiến triển nên nó bị ảnh hƣởng bởi các tâm tính văn hóa khác. CHAPUIS và THOMAS đã dẫn lại định nghĩa vai trò của ROCHEBLAVE-SPENLÉ nhƣ sau:

“Vai trị là một mơ hình hành vi có tổ chức tương ứng với vị thế của cá nhân trong một tập hợp tương tác” (1995: 35). Nhƣ vậy, định nghĩa này biểu hiện một sự thỏa

hiệp giữa một bên là vai trò “gán cho”, vai trò quy định đối với một địa vị xã hội và bên kia là cá nhân tìm cách hành động phù hợp với mơ hình hành vi chuẩn mực ấy. ROCHBLAVE-SPENTÉ khơng chỉ nhấn mạnh đến sự tiến triển của các vai trò do

có những biến đổi kinh tế - xã hội, mà tác giả này cịn phân tích những biến đổi chuẩn mực và giá trị xã hội do có những thay đổi vai trị.

Ở một khía cạnh khác, khi đề cập đến mối quan hệ giữa địa vị và vai trò, CHAPUIS và THOMAS cho rằng, địa vị là yếu tố cốt lõi của quá trình tổ chức các quan hệ xã hội và vai trị là yếu tố cốt lõi của q trình tiến triển tâm tính và giá trị văn hóa.

Hƣớng tiếp cận lí thuyết thứ tƣ mang tính chất tƣơng tác theo quan niệm của MONTMOLLIN (1965). Vai trị có ba ngữ nghĩa rất rõ: (1)“Vai trò là tổng thể những đòi hỏi và quy định (chuẩn mực, kì vọng, trách nhiệm, sự gán cho…) xuất phát từ cấu trúc xã hội và được tích hợp ở một vị thế nào đó trong cấu trúc xã hội”; (2) “Vai trị là tồn thể hành vi mà cá nhân thực hiện với tư cách là cá nhân ấy có một vị thế trong một cấu trúc xã hội”; (3) “Vai trò là định hướng và quan niệm về hành động mà một cá nhân có được khi cá nhân ấy là thành viên của một tổ chức, tức là hệ thống thái độ và giá trị của cá nhân ấy” (1977: 184). Theo GOFFMAN,

vai trị tƣơng ứng với một mơ hình hành động đƣợc quy định trƣớc: “Vai trị là q

trình cập nhật quyền và nghĩa vụ gắn với một địa vị xã hội” (1973: 24).

Từ bốn hƣớng tiếp cận ấy, trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn hƣớng tiếp cận lí thuyết của MAISONNEUVE kết hợp với hƣớng tiếp cận lí thuyết của CHAPUIS và THOMAS để xác định ba loại vai trò nhƣ sau:

- Vai trò kỳ vọng: Sự kỳ vọng của Đoàn, của thanh niên về hoạt động giáo dục văn hóa giao thơng cho thanh niên.

- Vai trị chủ quan: Đồn tự đánh giá về những kết quả đạt đƣợc trong cơng tác giáo dục văn hóa giao thơng cho thanh niên.

- Vai trò khách quan: Thanh niên đánh giá về hoạt động giáo dục văn hóa giao thơng của Đồn thơng qua sự hài lòng đối với các nội dung, phƣơng thức giáo dục của Đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 43 - 46)