Thái độ của thanh niên về văn hóa giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 71 - 73)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông của

2.4.2. Thái độ của thanh niên về văn hóa giao thông

Thái độ, hay nói cách khác là tâm thế hành vi của thanh niên khi tham gia giao thông là một chiều cạnh biểu hiện của sự thể hiện văn hóa khi tham giao thông của thanh niên. Để đo thái độ của thanh niên, nghiên cứu đặt ra các tình huống giả định khi tham gia giao thông để xem phản ứng của thanh niên nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, việc nhận định về mức độ quan trọng của việc giáo dục VHGT cho thanh niên cũng là sự thể hiện thái độ quan tâm, ủng hộ việc hình thành VHGT.

Với ba câu hỏi giả định: “Khi gặp hiện tượng ùn tắc giao thông bạn sẽ làm gì?”; “Trong trường hợp tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì bạn sẽ làm gì?”; “Bạn thực hiện việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông như thế nào?”, kết quả khảo sát về thái độ phản ứng của thanh niên nhƣ sau:

Trong tình huống có hiện tƣợng ùn tắc giao thông, đa số thanh niên có những biểu hiện tích cực, thể hiện nét văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông đó là: “Bình

tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc” (55%) và “nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng của mình để tránh ùn tắc” (18,5%). Tuy nhiên, cũng có xấp xỉ gần 1/3 thanh niên đƣợc hỏi có biểu hiện chƣa thể hiện nét văn hóa khi tham gia giao thông đó là “tìm mọi cách để vƣợt lên phía trƣớc” (26,5%).

Ở tình huống thứ hai, khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ (không có sự ƣu tiên trong di chuyển), có 45% thanh niên sẽ tuyệt đối tuân thủ luật đó là “dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh”; 34,5% thanh niên sẽ “đi tiếp nếu không thấy công an đứng đó” và 20,5% thanh niên sẵn sàng thỏa hiệp và lựa chọn ứng xử “tùy trƣờng hợp, nếu thấy có ngƣời khác đi thì cũng đi”.

Trong tình huống thứ ba, với việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông, kết quả khảo sát cho thấy: 46% thanh niên luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; 26,5% thanh niên thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; 27,5% thanh niên thƣờng xuyên không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Kết quả kiểm định Chi-bình phƣơng với giả thuyết H0: “Không tồn tại mối quan hệ giữa thái độ ứng xử của thanh niên khi tham gia giao thông với việc tham gia các hoạt động giáo dục VHGT” cho thấy ở cả ba tình huống nêu trên đều khẳng định tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa thái độ ứng xử của thanh niên với việc tham gia hoạt động giáo dục VHGT (p < 0,05) (Bảng 2.6).

Bảng 2.6. Tương quan giữa thái độ ứng xử của thanh niên khi tham gia giao thông và việc tham gia các hoạt động giáo dục VHGT

Thái độ ứng xử của thanh niên

Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi- bình phƣơng

Khi gặp hiện tƣợng ùn tắc giao thông N=100 N=100

p=0,000 Cramer’s V=0,278 N=200

1.Tìm mọi cách để vƣợt lên phía trƣớc 15 38

2.Bình tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc 60 50 3.Nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng

của mình để tránh ùn tắc 25 12

Khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ N=100 N=100 p=0,000

Cramer’s V=0,282 1.Dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh 59 31

Thái độ ứng xử của thanh niên Đã tham gia Chƣa tham gia Kiểm định Chi- bình phƣơng

3.Tùy trƣờng hợp, nếu thấy ngƣời khác đi thì cũng đi 15 26 N=200

Trƣớc quy định về đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn N=100 N=100 p=0,000

Cramer’s V=0,376 N=200

1.Tôi luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 63 29

2.Tôi thỉnh thoảng đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 24 29 3.Tôi thƣờng xuyên không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 13 42

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Kết quả khảo sát thực tế và kết luận từ kiểm định Chi-bình phƣơng khẳng định sự tồn tại mối hai hệ giữa hai biến trên góp phần củng cố thêm nhận định nhóm thanh niên đã từng tham gia hoạt động giáo dục VHGT có biểu hiện về tâm thế hành vi mang tính văn hóa khi tham gia giao thông rõ nét hơn so với nhóm thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT. Cụ thể là khi gặp hiện tƣợng ùn tắc giao thông, thanh niên đƣợc giáo dục về VHGT có biểu hiện tìm mọi cách vƣợt lên phía trƣớc ít hơn so với thanh niên chƣa đƣợc giáo dục về VHGT, trong khi đó những biểu hiện nhƣ “bình tĩnh, chủ động nhƣờng đƣờng để tránh ùn tắc” và “nhắc nhở mọi ngƣời đi đúng phần đƣờng, làn đƣờng…” lại chiếm tỉ lệ cao hơn ở thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT. Đối với tình huống đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, ứng xử của thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT ở mức độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đó là “Dừng xe ngay lập tức và chờ tín hiệu đèn xanh” cũng chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT. Tƣơng tự, đối với việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông, tỉ lệ thanh niên đã đƣợc giáo dục VHGT thực hiện cao hơn so với thanh niên chƣa tham gia hoạt động giáo dục VHGT. Điều này khẳng định ý nghĩa của hoạt động giáo dục VHGT đối với thanh niên hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong giáo dục văn hóa giao thông cho thanh niên đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp phường cầu dền, quận hai bà trưng, hà nội) (Trang 71 - 73)