tồn và phát huy giá trị di tích trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Kiên trì công tác tuyên truyền về di tích Chùa Phật Tích, và luật bảo vệ di tích tới mọi tầng lớp nhân dân trong địa phương. Chú trọng xây dựng lứa tuổi thanh thiếu niên gắn bó với công tác bảo tồn và hát huy giá trị di tích chùa Phật Tích.
Nhấn mạnh kiến thức thông tin về lịch sử, sự kiện và nhân vật từng giai đoạn của chùa Phật Tích cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường.
- Chú trọng các quy định về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Phật Tích.
Tăng cường các mối quan hệ với doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp trong các sự kiện, phật sự, các dịp lễ hội tại chùa.
Thông qua đó nâng cao vai trò đóng góp của nhân dân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Và nhấn mạnh đó là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững, vì lợi ích quê hương và lợi ích quốc gia, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì dựa trên những truyền thống lịch sử cha anh dày công vun đắp, tạo dựng cùng với nhưng giá trị đã trùng tu, phục dựng, tôn tạo của hôm nay cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc.
Trong bối toàn cầu hóa, để đáp ứng sự giao lưu, mở cửa cùng thế giới và đẩy mạnh lĩnh vực du lịch được xem là ngành công nghiệp không khói thì địa phương phối hợp cùng ban quả lý di tích chùa Phật Tích cần nghiên cứu nhiều biện pháp phù hợp đối với công tác du lịch, và phải được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, là động lực tích cực cho việc bảo tồn và phát huy di tích văn hóa chùa Phật Tích và đã thành một hình thái tương quan mối liên hệ đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...
Theo mục tiêu của Công ước quốc tế về du lịch văn hóa: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo tạo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.”. Đó là 6 nguyên tắc mà di tích chùa Phật Tích cần áp trong công tác bảo tồn và phát huy vai trò di tích.
Tạo môi trường xã hội cùng di tích chùa Phật Tích nâng cao trách nhiệm quản lý di tích của cộng đồng. Đó là mối quan hệ bảo tồn và phát huy bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau.
Phối hợp cùng các cơ quan hữu quan và nhân dân địa phương lên kế hoạch bảo tồn và phát huy di tích, nhất là tiếp cận mảng du lịch bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi, phong phú cho du khách hành hương.
Đảm bảo các hình thức hoạt động du lịch tại chùa Phật Tích phải mang lại lợi ích cho di tích và địa phương.
Năng động trong các chương trình xúc tiến du lịch nhằm phát huy các đặc trưng và thế mạnh của chùa Phật Tích.
Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải:
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý và những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên tinh thần nghiên cứu lĩnh vực du lịch phù hợp với pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng các chương trình, đề án du lịch đối với di tích Chùa Phật Tích, đồng thời tạo cho nhân dân ta những điều kiện và nguồn lực mới để phát triển, và tuyên truyền ý thức trách nhiệm giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của di tích chùa Phật Tích đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa.
Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
Trên cơ sở thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, nhằm tìm ra những giải pháp cơ bản. Để các giải pháp này đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng phải được thực hiện đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với nhau. Điều này phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành hữu quan và sự đồng lòng chung sức của nhân dân địa phương khu di tích chùa Phật Tích để công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá một cách tốt nhất, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân Phật Tích nói riêng, huyện Tiên Du nói chung. Cùng những nỗ lực tạo điều kiện cần và đủ để công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển mới, trên bước đường hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Vùng núi Tiên Du là nơi Phật giáo đặt bước chân đầu tiên khi du nhập từ Ấn Độ vào nước ta ngay từ buổi đầu Công nguyên. Trải lịch sử, đến thời Lý chùa Phật Tích được xây dựng thành Đại danh lam và là trung tâm Phật giáo của nước ta. Trải các triều đại về sau, chùa Phật Tích luôn được các triều đại quan tâm trùng tu tôn tạo và luôn là một trong nghững trung tâm Phật giáo lớn của nước ta. Chất chứa trong mình nhiều lớp lịch sử - văn hóa của các thời đại và mang nhiều giá trị ( lịch sử, văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật...). Song giá trị xuyên suốt của Phật Tích trong lịch sử là luôn đóng vai trò là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của nước ta, nơi chi phối, khởi nguồn những hoạt động tín ngưỡng, tâm linh Phật pháp. Trong đó, vai trò chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời kỳ nhà Lý (thế kỷ XI – XIII) là những ngày rộn ràng nhất của Phật Tích, bởi các vua Lý đã nhiều lần cho dựng chùa xây tháp và đúc tượng. Thời lý, dân Phật Tích được hưởng nhiều quyền lợi, miễn trừ tô dịch để trông nom chùa, tháp, đền, miếu. Các mô hình sinh hoạt, tụ tập tại chùa Phật Tích mới được rõ nét và quy mô, vì nó trở thành một quốc tự dưới thời Lý, xứ Kinh Bắc, quê hương của các vị vua triều Lý.
Và cũng từ đây, từ buổi đầu Phật giáo du nhập đối với sự phát triển đã hình thành một Trung tâm phật giáo Phật Tích, với sự xuất hiện của các dòng thiền cổ xưa nhất của Việt Nam. Với diễn tiến quá trình tiếp biến các lớp văn hóa từ nhiều luồng tư tưởng đạo Nho, Lão, Phật trong chủ trương dung thông các tông phái thiền – tịnh – mật hòa hợp cùng tín ngưỡng bản địa tạo ra một sắc thái riêng của Phật giáo Việt và là tiền đề hợp nhất ảnh hưởng tới sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm nhà Trần.
Với giá trị đặc sắc và nổi bật của chùa Phật Tích nên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, các nhà khao học khảo cổ học trong việc tìm lại những giá trị, văn hóa, truyền thống Việt từ ngàn xưa còn ẩn chứa những thông điệp trong các di sản văn hóa lịch sử đặc biệt còn lưu giữ được
ở cả phương diện di sản vật thể và di sản phi vật thể tại vùng đất cổ kính thiêng liêng này.
Đặc biệt, là lượng khách tham quan du lịch và hiện nay đang trở thành một điểm du lịch, một địa chỉ hành hương của Phật tử, đồng bào cả nước và khách nước ngoài. Nghiên cứu chùa Phật Tích đối với sự phát triển đối với sự phát triểnlịch sử là tìm hiểu được phần quan trọng lịch sử Phật giáo thời Lý (TK XI – XIII); trên cơ sở đó đề xuất, đưa ra định hướng, giải pháp hữu hiệu thiết thực nhằm tham vấn với các cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn và cộng đồng nhân dân địa phương làm tốt hơn công tác quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta trong thời đại đang đẩy mạnh cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Từ những buổi đầu công nguyên, Chùa Phật Tích cũng đã có những đóng góp nhất định vào nền văn hoá dân tộc, đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong từng triều đại. Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước một trào lưu mới, đó là trào lưu đất nước đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc của công cuộc hội nhập, đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh sánh vai cùng những cường quốc trên thế giới. Trong quá trình đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và ngoại giao, bên cạnh đó không thểkhông nói tới những đổi mới, phát triển của tín ngưỡng tôn giáo. Đồng hành cùng dân tộc Phật giáo đã hòa nhập theo sự chuyển biến sâu rộng ấy. Bởi lẽ theo quy luật: “Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh…”, Phật giáo luôn luôn vận động thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Không chỉ vậy Phật giáo cũng đã tiếp thu, phát triển công tác hoằng dương Phật pháp của mình trong sự vận động chung của Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung trên thế giới.
Để từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo ảnh hưởng và uy tín đối với cộng đồng quốc tế chính từ thực tế đó. Luận văn Vai trò của Phật Tích trong quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam đến thời
kỳ nhà Lý ( thế kỷ XI – XIII) có thể là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các cho các đề tài khoa học khác có liên quan về các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo...
Và mong rằng Đảng và Nhà nước ta đã có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo, dân tộc; tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động phát triển ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đối với sự phát triểnxây dựng và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay. Thông qua các hoạt động tôn giáo, phần nào đã khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong quá trình hội nhập và phát triển chung của thế giới, thể hiện rõ quan điểm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Chùa Phật Tích hiện nay là một trong không nhiều ngôi chùa có quy mô kiến trúc lớn ở đồng bằng Bắc Bộ được nằm ở sườn núi. Từ lâu chùa Phật Tích đã nổi tiếng với đồng bào cả nước và được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm, với diện mạo hiện vật như ta thấy hiện nay mang nhiều nét đặc sắc của nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật trang trí giữa thế kỷ thứ XI.
Kiến trúc tổng thể của chùa Phật Tích rất độc đáo, bố cục gọn gàng, chặt chẽ, sinh động. Đây là khuôn mẫu về sự kết hợp hài hòa trong kiến trúc của các chất liệu gạch, gỗ, đá, của sự hòa nhập giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên bao quanh.
Với giá trị đặc sắc và nổi bật của khu di tích, chùa Phật Tích đã và sẽ luôn luôn là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của Việt Nam. Đây đang trở thành một điểm du lịch, một địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và khách nước ngoài.
Trước tình hình thực tế, với những giá trị trực tiếp và gián tiếp của di sản văn hóa về vai trò kết nối hội nhập, phát huy tiềm năng kinh tế - du lịch tại địa phương trên tinh thần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong bối cảnh ngày càng nhiều du khách đến Việt Nam thì di tich văn hóa tâm linh. Nhưng việc khai thác các di tích, di sản cho hoạt động du lịch đó là phải làm sao đảm bảo nâng tầm những giá trị lịch sử - văn hóa của di tích và thuyết phục được mọi người rằng di sản di tích chùa Phật Tích đủ chuẩn là một địa điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm cộng đồng và thế giới.
Do vậy, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật hàm chứa trong một di sản văn hóa nổi tiếng cả nước như chùa Phật Tích. Và đặt di tích trong sự bảo vệ cao nhất của Nhà nước, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích chùa Phật Tích là di tích Quốc gia đặc biệt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh (2009), Các di tích tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh,
tập 1, Bắc Ninh.
2. Bùi Huy Bích – Hoàng Việt (1958), Thi Văn tuyển, tập VI, Nxb Văn Sử địa – Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Cần (2016), Phật học Tinh hoa, Nxb Trẻ
4. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều Hiến Chương loại chí – Dư địa chí, tập 1, Nxb Sử học – Hà Nội.
5. Phan Huy Chú (tác giả), Phan Đăng (dịch), Bùi Văn Vượng (giới thiệu và chú thích) (2012), Hoàng Việt địa dư chí, Nxb Thanh Niên
6. Chùa Phật tích (2012), Hồ sơ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, Lưu hành Nội bộ
7. Nguyễn Duy (2008), Thơ thiền Lý Trần, Văn hóa Sài Gòn
8. Đảng Bộ xã Phật Tích (2006), Lịch sử Đảng bộ xã Phật Tích, Lưu hành nội bộ 9. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (1957), Tang thương ngẫu lục, tập 1, Nxb Văn
học, Hà Nội.
10. Thanh Hương – Phương Anh (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, Ty Văn hóa xuất bản – Hà Bắc.
11. Kiều Thu Hoạch (1965), Tìm hiểu Thơ văn các nhà sư thời Lý – Trần, Tạp chí Văn học, số
12. Trần Trọng Kim (2018), Việt Nam Sử lược, Nxb Văn học, Nhã Nam.
13. Khuyết danh (1993), (dịch giả Nguyễn Gia Tường), Đại việt sử lược, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Lang (1979), Việt Nam Phật giáo sử luận I – II - III, Nxb Văn học 15. Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo, Nxb Vạn Hạnh
16. Nxb Khoa học Xã hội (1985), Đại Việt sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Tập 2. Nxb KHXH
17. Nxb Khoa học Xã hội (1993), Đại Việt sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc in