1.8.1. Tượng Phật A Di Đà
Bức tượng Phật A Di Đà thời nhà Lý còn có biệt danh là “Pho tượng Phật xưa nhất được xác định niên đại”. Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057, vua Lý cho xây dựng chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong đặt pho tượng Phật cao sáu thước.Theo đơn vị đo lường là mét thì pho tượng này cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m. Tượng xưa thếp vàng nhưng trải qua nhiều năm tháng, ngọn tháp đổ bị đổ, dân tìm được pho tượng đã tróc lớp vàng, lộ lõi bằng đá. Chính sự phát hiện này mà tên ngôi làng tìm thấy bức tượng được đổi thành Phật Tích. Vào những năm 1940, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Phật Tích bị đốt, toàn cảnh bị tàn phá nặng và pho tượng Phật A Di Đà cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ .
Các cụ cao niên trong làng Phật Tích kể rằng: lính Pháp từng dùng tác phẩm nghệ thuật vĩ đại này làm bia. Chúng đứng từ phía sông Đuống mà bắn vào, làm rụng đầu và vỡ ngực tượng. Sau đó, một cụ già trong làng đã đem đầu tượng về cất giấu. Khi hòa bình lập lại, cụ đem nộp cho chính quyền địa phương để gắn vào tượng.
Hiện nay, bức tượng này vẫn được thờ tại Thượng điện chùa Phật Tích. Bên cạnh đó còn có hai phiên bản đúc lại vào thập niên 1950 và 1960 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng được công nhận là Bảo vật Quốc gia tháng 10 năm 2012.
Không chỉ là một hiện vật tôn giáo mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, tượng Phật A Di Đà thời Lý được coi là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo – một chuẩn mực về điêu khắc tượng tại Việt Nam xưa và nay.
Tượng Phật A Di Đà được đặt ngồi trên bệ đá tòa sen, nên cái đẹp vốn có của pho tượng lại được nhân lên bởi phần bệ đá được trang trí hoàn mỹ. Theo hồ sơ về Bảo vật Quốc gia hiện được lưu giữ tại Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VHTTDL thì: Tượng Phật A Di Đà được tạc từ đá xanh nguyên khối. Có kích thước: cao: 2,1m; rộng: 2,87 cm , bệ tượng cao: 0,80m, chu vi bệ: 5,92m. Niên đại: Thế kỷ XI. Giá trị tiêu biểu: Tượng Phật A Di Đà là pho tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất, đẹp nhất
của Việt Nam được biết đến nay. Tiếu tượng và hoa văn trang trí trên bệ tượng phản ánh nghệ thuật bản địa và chứng minh sự mở đầu của nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật độc lập tự chủ Đại Việt nói chung. Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, là thông điệp của thời Lý để lại cho muôn đời sau.
Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật như vậy, pho tượng Phật A Di Đà trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam. Bảo vật này cũng được sử dụng để làm mẫu trong việc dựng Đạt Phật tượng nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm 2010.
1.8.2. Hàng linh thú
Hàng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017. Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỷ 11), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.
Tượng 10 linh thú gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo. Đây là những hiện vật gốc, độc bản, được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối (trừ con trâu). Riêng phần tai, sừng, đuôi được làm rời rồi lắp ghép vào thân linh thú bằng liên kết mộng. Mình của một số con thú được chạm văn mây, móc nối mềm mại.
Mỗi linh thú cao khoảng 1,2m, dài 1,5-1,8m và đều được đặt trên bệ đá hoa sen dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ đá tạc nổi hình tròn trang trí những cánh hoa sen cách điệu, mặt bên chạm nổi hình dàn nhạc công đang biểu diễn.
Những linh thú này đều có trong tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Sư tử biểu trưng của sức mạnh. Voi được coi là sức mạnh tinh thần. Tê giác biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát. Ngựa biểu tượng cho năng lượng và sức lực trong việc hành pháp. Trâu mang ý nghĩa giải thoát tự tại trong thế giới của Phật. Về giá trị nghệ thuật của bức tượng sẽ được bàn chi tiết ở phần 2.3. dấu ấn kiến trúc và điêu khắc thời Lý tại chùa Phật.
1.8.3. Tượng nhục thân Chuyết Công hòa thượng
Thiền sư Chuyết Chuyết. Thiền sư Chuyết Chuyết tên Thiên Tộ, họ Lý, pháp danh là Hải Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết Công, sinh năm 1590, tại quân Thanh Chương thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thủa nhỏ học thông tứ thư ngũ kinh, lớn lên xuất gia tu học với Tiệm Sơn trưởng lão. Sau lên cầu học và Đà Đà Hòa thượng ở Nam Sơn. Theo sách Kế Đăng Lục của Như Sơn, Hòa thượng Đà Đà là một danh tăng thường được vua Minh Thế Tông vời vào cung điện để bàn về triều đình, và được vua phong cho đạo hiệu là Khuông Quốc Đại Sư. Sau khi đắc pháp với Đà Đà, Chuyết Chuyết vân du trong quốc nội để giáo hóa, rồi vào khoảng năm 1630 cùng với số đệ tử dùng thuyền nhỏ rời khỏi Trung Hoa đi về Miền Nam. Ông và các đệ tử đổ bộ lên đất Cao Miên. Rồi rời Cao Miên ông đi qua Chiêm Thành, vượt Chiêm Thành sang Đại Việt, Từ Đàng Trong, ông cùng các đệ tử khởi hành ra Đàng Ngoài, dừng chân hoằng hóa tại các chùa Thiên Tượng, Nghệ An và chùa Trạch Lâm, Thanh Hóa một thời gian. Đến năm 1633, thầy trò tới được kinh thành Thăng Long. Thầy trò ông cũng có mang theo một số kinh điển. Đến Thăng Long, ông và đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng dậy Phật pháp, Chuyết Chuyết dời về chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách kinh thành chừng 30 cây số. Trong thời gian hoằng hóa ở đó, Chuyết Chuyết được Chúa Trịnh Tráng biết đến và hâm mộ, xem như bậc thầy. Vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu cũng đều kính trọng. Sau đó một thời gian vì Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật Giáo để lưu hành trong nước, cho nên Chuyết Chuyết ủy đệ tử mình là Minh Hành trở về Trung Hoa để thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về được an trí tại chùa Phật Tích. Một số kinh đã được khắc bản trong thời ấy để ấn loát và phổ biến. Bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích. Trong số những kinh sách mà Chuyết Chuyết và các đệ tử đã tổ chức một trai đàn lớn, cầu cho tất cả vong linh nạn nhân của thời đại. Nghi thức và cách tổ chức trai đàn này rất được vua Lê chúa Trịnh và các bậc công hầu thời ấy hâm mộ. Thủy Lục Chư Khoa từ đó được áp dụng rộng rãi tại các chúa Đàng Ngoài.
Sau khi hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Trịnh Thị Ngọc Duyên xuất gia tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng bắt đầu cho trùng tu lại chùa
Ninh Phúc ở Bút Tháp. Khi việc trùng tu hoàn tất, Chuyết Chuyết được mời sang trụ trì chùa Ninh Phúc cho đến khi viện tịch. Ông tới Thăng long năm 43 tuổi. Ông mất ngày rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644), thọ 55 tuổi. Sau khi Chuyết Chuyết viên tịch, vua Lê Chân Tông phong hiệu là Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư. Thiền sư Minh Hành lập tháp Báo Nghiêm để an trí nhục thân của ông. Trên đỉnh tháp có hình một cây bút do Minh Hành dựng. Một vị cư sĩ gốc Trung Hoa tên Âu Dương Vựng Đăng được Minh Hành nhờ viết một bài văn bia kỷ niệm. Theo bài văn bia thi Chuyết Chuyết khí tượng lạ lùng và có tài cảm hóa, được vua Lê rước làm thầy và được các bậc công hầu kính trọng. Ông lại viết: “Tôi học Phật, lánh sang nước Nam, có dịp được hội đàm với thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long. Lúc mới gặp, ta có thể nghĩ ông là người khùng. Nhưng lâu ngày, tôi thấy ông là một người rộng rãi thông minh, trong lòng không vướng bận một điều gi. Ông lại có tài ngôn luận, bỡn cợt và cả bậc công khanh. Ông đức độ trung hậu, biết kính già yêu trẻ, coi bậc thiên tử như bạn thân, khinh tiền của như cỏ rác…”
Chuyết Chuyết thuộc về thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế. Hai vị đệ tử xuất sắc nhất của Chuyết Chuyết là Minh Hành và Minh Lương; Minh Hành là người gốc Trung Hoa, còn Minh Lương là người Đại Việt.
Thân thể thiền sư Chuyết Chuyết đã được tìm thấy trong ngôi tháp ở vườn tháp của chùa trong tư thế nhập định mà hóa. Hiện tượng nhập định rồi hóa của thiền sư Chuyết Chuyết cũng như hình thức nhập định hóa của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường của chùa Đậu. Hiện nay thân thể của thiền sư Chuyết Chuyết đã được đưa vào thờ trong chùa.