2.1. Chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý
2.1.2. Buổi đầu du nhập Đạo Phật đến thế kỷ X
Căn cứ vào nhiều nguồn sử liệu, tài liệu tin cậy, các di khảo cổ vật chất, đối chiếu cùng các nguồn văn học dân gian, các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam đều xác nhận Phật giáo được truyền vào nước ta từ rất sớm và có thể từ khoảng đầu công nguyên, nhưng chắc chắn vào khoảng hạ bán thế kỷ thứ II, do sự thăm viếng bằng đường biển của các vị tăng sĩ theo các thuyền buôn thương gia Ấn Độ. Nhiền loại hình văn hóa, tín ngưỡng ngoại lại người Ấn Độ đã thực hành tại đây và do tính chất văn hóa đó phù hợp với văn hóa bản địa mà dần dà có sự học hỏi, tiếp nhận cởi mở và đã đi vào đời sống văn hóa của nhân dân ta.
Đến những năm đầu công nguyên thì một Trung tâm Phật giáo Luy Lâu và Tiên Sơn (tức vị trí núi Phật Tích ngày nay) đã hình thành và phát triển rực rỡ. Và đỉnh điểm của thời kỳ Phật giáo du nhập vào nước ta là thời kỳ Sĩ Nhiếp khoảng giữa thế kỷ thứ nhất, vùng Dâu đã trở thành Trung tâm Phật giáo Luy Lâu cổ nhất khu vực.
Trong đó, không chỉ các sử liệu, tài liệu và di khảo cổ từ khai quật các lớp văn hóa của các nhà khoa học sử học Việt Nam mà ở trong một số thư tịch cổ và hậu hán thư có những nội dung cũng thể hiện được giá trị lịch sử trên. Trong Thiền Uyển Tập Anh, Thiền sư trong một lần trả lời câu hỏi của Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu về bằng chứng hai thiền phái1 đã viện dẫn truyện pháp sư Đàm Thiên, trong một lần trao đổi với vua Cao Tổ (thời Tùy Đương): “Một phương Giao Châu đường thông Thiên Trúc. Khi Phật giáo chưa vào Trung Quốc, chưa phổ cập tới Giang Đông mà ở vùng Liên Lâu của xứ ấy đã dựng được hơn 20 bảo tháp, độ được 500 vị tăng và dịch được hơn 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta” [26, tr.50].
Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm 43 CN, đất Giao Chỉ thành thuộc địa của nhiều triều đại Trung Hoa gần một ngàn năm tuy có độc lập vài thời điểm. Thời kì dài này đạo Phật tại đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, nhiều cao tăng tại Trung tâm Phật Giáo Luy Lâu và Tiên Du (núi Phật Tích ngày nay). Trong đó, vùng Dâu – Luy Lâu và Tiên Du có mối liên hệ như sau:
Như đã trình bày ở trên, từ buổi đầu các vị tăng sĩ, bằng con đường biển theo các thương gia Ấn Độ đến Giao Chỉ (Việt Nam), cụ thể là Trung tâm kinh tế chính trị - Lụy sở Luy Lâu để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số vị tăng sĩ đã ở lại nơi đây cùng với các sinh hoạt văn hóa Ấn Độ và được người dân bản địa tiếp nhận và hòa nhập vào văn hóa bản địa và trở thành nền văn hóa đa bản sắc.
Từ trị sở Luy Lâu, bên này sông Dâu với bên kia sông khoảng cách tính theo đường chim khoảng 5km, là vùng rừng núi đột khởi Tiên Du với phong cảnh u nhã, tịch mịch, cao thoáng, khí hậu ôn hòa, sẵn cỏ cây chim muông, vừa gần trung tâm đô hội, giao thương Luy Lâu trong mối quan hệ đời sống sinh hoạt và truyền bá, hoằng dương Phật pháp, vừa có vị trí biệt lập phố thị, một địa điểm phù hợp trong việc luyện đạo, tu thiền của các vị tăng sư.
Trải qua hàng trăm, từ buổi đầu du nhập Phật giáo, sự xuất hiện của các tăng sư theo các thương gia Ấn Độ vào nước ta mới hình thành nhiều chùa, tháp, am và phát triển đông đảo tăng chúng, trong đó chùa Phật Tích trở thành một trung tâm Phật giáo Phật Tích, phát triển lan tỏa xung quanh khu vực. Vị trí phù hợp và thuận lợi nhất cho việc hoằng dương Phật pháp phát triển với các yếu tố về kinh tế, chính trị, giao thông, tập trung cả trí thức và dân thôn. Do đó, quá trình hình thành Trung tâm Phật giáo Luy Lâu gắn liền và phát triển cùng Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị Luy Lâu.
Cùng yếu tố Phật giáo vào nước ta được nhiệt tình ủng hộ, nhất là vào thời Sĩ Nhiếp làm thái thú (Giữ thế kỷ thứ I) đông đảo tầng lớp tri thức, thương gia và đời sống dân trang quanh vùng cũng phần nào thành thị hóa, những lớp lang du nhập văn hóa đầu tiên, những cái hay, cái đẹp được chắt lọc cũng như có sự dung hòa với văn hóa bản địa.
Theo “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” vào thời thuộc Đông Hán dưới sự cai quản của thái thú Sĩ Nhiếp, Phật giáo đã được du nhập vào Giao Châu (tức nước ta), có vị giáo sĩ Khâu Đà La người nước Thiên Trúc đã đến Luy Lâu - Giao Châu, rồi lên núi Phượng Hoàng (núi Phật Tích - Xã Phật Tích - Huyện Tiên Du ngày nay) lập am Mở Mang dưới gốc cây đa luyện đạo, tu thiền, sau này, từ vị trí đó, để tưởng ghi nhớ dấu tích và phụng thờ những vị tổ ban đầu đã xây dựng móng nền đạo mầu
từ bi, trí huệ mà các bận tu hành và nhân dân địa phương đã dựng ngôi chùa Linh Quang gần am Mở Mang khởi thủy tại vùng Phật Tích.
Một trong những nguồn tài liệu quan trọng để thể khẳng định huyền thoại gắn với kiến tạo vật chất, văn học dân gian, kinh điển Phật giáo nước Nam sớm nhất phải kể đến sự tích sư Khâu Đà La, nàng Man Nương và cây dung thụ. Trong “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” tức truyền tích về Phật “Tứ pháp”, bản khắc lưu tại chùa Dâu, kể rằng vào lúc Sĩ Nhiếp đóng trị sở ở Luy Lâu, thì ở chùa Linh Quang núi Phượng Hoàng, sư Khâu Đà La đến lập am truyền đạo”
“Lược bày đời Hán Linh Đế
Phật sinh xuất thế, thiên hạ phong lưu Việt Nam đất hiệu Giao Châu,
Nhìn xem phong cảnh, địa đồ sơn xuyên Thiên triều đức Sỹ Vương tiên,
Dạy dân lễ nhạc, nối truyền nghiệp nho. Từ Sơn phủ, huyện Tiên Du,
Phượng Hoàng, non ấy có chùa Linh Quang Rừng xanh hiệu chốn Mở Nang
Kề bên Thạch Thất, gần làng Non Tiên Có thày ở mãi Tây Thiên
Luyện đạo, tu thiền, hiệu Khâu Đà La Lập am dưới cội cây đa
Trụ trì cảnh ấy, nhật đà tụng kinh...”2
Tài liệu trên đều giải thích được xuất xứ hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) tại vùng Dâu, Luy Lâu vẫn tồn tại đến bây giờ. Ngoài việc giải thích được nguồn gốc Phật Mẫu và Phật Tứ Pháp ở đây, mà câu truyện trên còn phản ánh một triết lý sâu xa là Đạo Mẫu bản địa ví như người mẹ đã gặp gỡ đạo Phật du nhập là người cha đã kết hợp hòa, đẹp đẽ, tinh thần dung thông bản sắc văn hóa, Phật pháp sinh ra hệ thống Phật Tứ Pháp của Phật giáo Việt Nam mang một
màu sắc riêng, đậm nét hòa hợp với văn hóa bản địa. Cũng như thể hiện sự tiếp nhận, ứng xử trước luồng văn hóa, tư tưởng Phật giáo Ấn Độ của nhân dân ta một cách hoan hỷ và ủng hộ nhiệt tình. Như một dấu ấn đỉnh cao hội tụ văn hóa, sự chuyển mình mạnh mẽ nên bản sắc văn hóa Việt Nam, với ngàn năm đạo pháp đồng hành cùng dân tộc. Cũng như sự ảnh hưởng và vai trò của Phật giáo đối với những thăng trầm của buổi đầu dựng nước, giữ nước.
Cùng với các nguồn tư liệu văn học dân gian, các dấu ấn vật chất, các khu vực di tích lịch sử gắn liền với sự tích sư Khâu Đà La và Man Nương cùng cây Dung Thụ là có căn cứ và đáng tin cậy. Bằng chứng là ở núi Phật Tích hiện giờ vẫn còn dấu tích am Mở Mang (dù đã hư hoại theo thời gian) và dòng suối Nghịch Thủy cuốn cây Dung Thụ xuống dòng sông Dâu cổ, trôi về thành Luy Lâu và được Sĩ Vương thái thú Giao Châu, trị sở Luy Lâu (vùng Dâu - Thuận Thành) tạc thành 4 bức tượng gọi là “Tứ Pháp”, và sau này được chia ra đặt ở 4 ngôi chùa trong nước, còn “Thạch Quang Phật” thì vẫn thờ cùng tượng Phật “Pháp Vân” tại chùa Dâu. Theo các thống kê di tích thì việc thờ vọng Mẫu Man Nương, Thạch Quang Phật, hệ tứ Pháp đã đi vào đời sống tín ngưỡng tâm linh trong và ngoài vùng. Trong đó, dải dác hàng chục ngôi đình, chùa quanh vùng thờ làm thần hoàng làng hoặc tạc tượng Phật thờ trong các ngôi chùa.
Tài liệu “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh” cùng nhiều nguồn tài liệu văn tự và truyền thuyết còn thể hiện vào thế kỷ II, III sau Công nguyên thể hiện Trung Tâm Phật giáo Luy Lâu - Phật Tích là nơi diễn ra sinh hoạt Phật giáo rất nhộn nhịp, tăng viện, chùa tháp được xây cất rất quy mô, các dòng thiền phái vừa phát triển vừa dung hòa giáo lý, pháp môn tu tập đã diễn ra tại đây trong giai đoạn từ đầu thế kỷ I đến thế đầu thế kỷ X.
Như vậy, Phật Tích với vị trí cảnh quan sơn lâm, thâm u luyện, tịch mịch, đồi núi lô xô, cây xanh bao phủ là nơi thích hợp cho các tu sĩ Ấn Độ luyện đạo, tu thiền và mở mang phát triển các vùng xung quanh. Trong đó có mối quan hệ mật thiết với vùng Luy Lâu và trở thành Trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ nhất trong khu vực.
Dấu ấn Trung tâm phật giáo Phật Tích, không chỉ thể hiện qua các nguồn văn học dân gian, điển tích, huyền thoại về buổi đầu du nhập Phật giáo ở Việt Nam, mà còn thể hiện qua hệ thống kinh điển được dịch thuật tại nước ta và các sự xuất hiện các dòng phái thiền, thể hiện dấu tích, của quá trình lưu dấu và con đường tu tập có quy mô hệ phái, có phương pháp tu tập, là cơ sở khẳng định truyền thống sâu bền và hiệu dụng. Trong suốt quá trình cả ngàn năm ở nước Nam ta, tại cái nôi Phật giáo Việt Nam này đã xuất hiện những dòng thiền chính, mang phong cách, phương pháp và yếu chỉ riêng, trong đó phải kể đến các dòng thiền như: Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, dòng thiền Vô Ngôn Thôn. Sự ảnh hưởng mối tương qua tu tập của các bậc vua chúa từng qua lại học đạo vùng này, vừa là tôn sư trọng đạo, vừa đề cao danh thắng vùng Phật Tích mà liên tiếp cho xây dựng, trùng tu nhiều đợt, phải kể đế các đời của Lý cùng với sự khai mở dòng thiền Thảo Đường và tiếp nối sự ảnh hưởng Phật giáo nơi đây đến các triều đại phong kiến sau này. Lịch sử Phật giáo Phật giáo Việt Nam, các mốc sự kiện giai đoạn này được ghi lại qua các nguồn tài liệu như sau:
Theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam: Người đầu tiên là Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỉ thứ ba CN. Một số ý kiến xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam. Tất nhiên từ "Thiền" của ông có khác biệt với phương pháp mà Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền sau này, vì ông sinh trước tới hai thế kỉ. Ông biên tập nhiều kinh sách, sang Đông Ngô bấy giờ là thời Tam Quốc truyền đạo và để lại dấu ấn nơi này.
Kế đến là Mâu Tử (hay Mâu Bác). Tác phẩm đạo Phật đầu tiên bằng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉ năm 189 CN, đó là cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người Trung Hoa trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành một Phật tử rất thuần thành.
Theo Thiền uyển tập anh: Vào cuối thế kỉ thứ sáu (khoảng năm 580), thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi vào Việt Nam mang theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại xứ này. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập "Tổng Trì Tam Muội", một hình thức tu tập phổ biến của Mật tông,
Vào năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông vốn là đồ đệ sư Bách Trượng Hoài Hải mang theo tư tưởng "đốn ngộ" của Nam tông do ngài Huệ Năng sáng lập vào nơi này. Ông cùng với thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi và thiền sư Thảo Đường sau này được Thiền Uyển Tập Anh, một cổ thư xưa nhất của Thiền tông Việt Nam, xem là tổ sư của ba Thiền phái lớn tại xứ này.
Cũng theo Thiền Uyển tập anh cho biết, vào thời Tùy, vua Tùy Văn Đế cho Giao Châu là cõi địa linh, nên đã ban cho di vật của Đức Phật và giao cho sư Pháp Hiền xây tháp để tàng giữ ở những nơi linh địa của Giao Châu. Sách ghi như sau: “Thứ sử Lưu Phương nhà Tùy đem tâu vua Cao Tổ rằng:
"Phương này bấy lâu sùng kính Phật giáo, mà lại trọng Sư đức độ tiếng tăm".
Vua Tùy sai sứ ban cho 5 hòm xá lợi của Phật cùng điệp sắc, sai Sư dựng tháp cúng dường. Sư xây tháp tại chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và những chùa danh tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái để dựng tháp thờ”.
Qua các nguồn sử liệu và qua các chứng tích văn hóa vật thể còn tồn tại đến tận ngày nay đã cho phép chúng ta khẳng định, chùa Phật Tích xưa kia từng là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp đẽ, hài hòa, lại vừa thơ mộng linh thiêng. Từ nền tảng tự nhiên và xã hội ấy, chùa Phật Tích thu nhập vào mình các truyện cổ dân gian mang những luồng tư tưởng khác nhau của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Các truyện cổ dân gian lấy ngôi chùa, ngọn núi Phật Tích làm cơ sở nền tảng ra đời, nhưng sau khi đi vào lòng dân chúng, bản thân các câu chuyện cổ tích và huyền thoại đã góp phần làm cho chùa Phật Tích trở nên gần gũi và chứa đầy những nét văn hóa truyền thống của vùng đất và con người xứ Bắc. Trong quá trình tồn tại và phát triển với những thăng trầm lịch sử các lớp văn hóa, các dòng tư tưởng hội tụ về đây và dung hòa với văn hóa bản địa. Đó là những tiền đề Phật giáo từ lúc du nhập, trải qua các thời kỳ đến buổi đầu tự chủ của nước ta.
Sang thế kỷ XI - thời kỳ Lý được ví như buổi bình minh lịch sử dân tộc, và mối tương quan mất thiết, gắn bó sâu sắc giữa đạo Phật với vương triều Lý đã mở ra một triều đại rực rỡ và hưng thịnh. Cùng với những thành tựu nhà lý đã đạt được, Phật giáo cũng vì thế được quan tâm, ủng hộ và phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu
rộng đến tư tưởng vua quan và đời sống tâm linh của nhân dân. Trong đó, với vị thế, tiềm năng và truyền thống vùng địa linh và nguồn cội Phật pháp, chùa Phật Tích đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta thời kỳ nhà Lý cũng như những thời kỳ tiếp nối sau này.