Nơi hội tụ các luồng tư tưởng và dấu ấn tam giáo đồng nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) (Trang 55 - 57)

2.1. Chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý

2.1.1. Nơi hội tụ các luồng tư tưởng và dấu ấn tam giáo đồng nguyên

Ngay từ thế kỷ thứ II, nơi đây đã xuất hiện dấn ấn “tam giáo đồng nguyên”, dần dần đi vào nếp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh đời sống người dân. Suốt tiến trình giao thoa, dung hòa với văn hóa bản địa, tam giáo đã trở thành như những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa Việt. Sự gạn đục, khơi trong, chắt lọc những tinh hoa của các luồng văn hóa, tư tưởng, Đạo Phật – Đạo Nho cùng Đạo giáo với ưu điểm thể hiện tinh thần khoan dung và tự do nên cả ba tư tưởng đó cùng nương dựa, bổ trợ và không chống trái nhau.

Tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” đã hòa vào tinh thần tiếp biến văn hóa của người Việt có từ xa xưa, đó là ưu điểm lớn nhất khiến tam giáo giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh người Việt. Theo lời của giáo sư Trần Quốc Vượng thì “tâm thức người Việt là sự cởi mởi, đa nguyên, đa dạng... có cái “duy lý” của Nho giáo, có cái “tâm linh” của Phật giáo, có cái “siêu việt” của Lão – Trang và có cải cái mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông”.

Như đã bình bày ở trên, Phật Tích có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Từ xa xưa đã là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp đẽ, hài hòa, lại vừa linh thiêng, gắn liền với những sự tích thơ mộng nhưng cũng đầy chất đạo, đượm vẻ thiền. Bắt đầu từ truyền kỳ về đất, trên đỉnh núi Phật Tích hiện còn một khối đá vuông, mặt phẳng nhẵn. Người già bảo đấy là bàn cờ tiên. Tương truyền: Xưa ở làng Sộp (Phù Lập) có chàng tiều phu Vương Chất. Một hôm chàng lên núi đốn củi, đến đỉnh núi, chàng thấy hai cô Tiên đang mải mê đánh cờ dưới gốc Thông già, chàng bèn chống Rìu đứng xem, hai cô Tiên vừa đánh cờ, vừa ăn đào và vứt hạn ra hai bên, Vương Chất nhặt hạt ngậm vào miệng, say sưa theo dõi đến khi cuộc cờ tàn hai cô Tiên bảo chàng “Kìa Rìu đã mục nát rồi”, lúc đó Vương Chất mới sực nhớ ra,

vừa hay, hai cô Tiên đã biến mất, Vương chất gánh củi về nhà con cháu không còn ai nhận ra được nữa. Hỏi ra mới biết ông đã là bảy đời của họ. Vì núi có Rìu mục nên gọi là Lạn Kha.

Dưới bóng chùa này, sự tích “Từ Thức gặp Tiên” với nội dung kể rằng: Xưa kia, quanh ngôi chùa Phật Tích trồng nhiều hoa mẫu đơn, vẻ đẹp của hoa làm rực rỡ cả một vùng. Hàng năm, xuân về hoa nở, người từ muôn nơi về đây ngắm hoa, vãn cảnh. Cô Giáng Tiên ở trên Ngọc Quán Thuyền Đô cũng giáng trần dự hội, nàng chẳng may làm gãy một cành hoa, nên bị nhà chùa giữ lại. Quan tri huyện Từ Thức thấy người con gái nhan sắc tuyệt trần bị nhà chùa giữ bèn cởi áo khoác đang mặc để chuộc nàng. Chiếc áo bỗng trở thành vật tình, vật nghĩa mở đầu cho câu chuyện tình duyên thơ mộng “Từ Thức gặp Tiên”. Người đi rồi, Từ Thức ngày đêm tưởng nhớ, bỏ quan đi tìm sau chuyến ra chơi cửa bể Thần Phù đã thỏa tình ước mong. Bằng câu chuyện tình lãng mạn ấy, đạo Lão muốn dẫn người ta về thế giới của tiên thánh, lãng quên thực tại và cũng là để ca ngợi cảnh đẹp của chùa Phật Tích.

Tư tưởng Phật giáo đã ghi lại qua các dấu ấn am Mở Mang, chùa, tháp, về tên gọi Phật Tích; Tư tưởng Đạo giáo in dấu qua các truyện cổ tích Vương Chất gặp tiên còn để lại tên gọi ngọn núi là núi Nạn Kha. Tình tiết nàng Giáng Hương xuống chơi hội chùa trong truyện quan tri huyện Từ Thức gặp tiên phần nào có thể cảm nhận được sự dung hòa giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, thể hiện ngay từ buổi đầu dựng nước của người Việt cổ.

Từ những huyền thoại ấy đã cho thấy Phật Tích dưới lớp áo mới của huyền thoại những nội dung đã có từ buổi đầu dựng nước của người Việt cổ. Từ những huyền thoại ấy đã biện minh cho Phật tích đất cổ từ lâu đời. Vùng đất có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để ngôi chùa Phật Tích trở thành đại danh lam thắng cảnh, nơi để hội tụ những luồng văn hóa, tư tưởng và tiền đề cho hình thành và phát triển đạo pháp và tư tưởng tam giáo đồng Nguyên (Đạo Lão – Đạo Nho – Đạo Phật). Cũng như, là tiền đề trong tinh thần dung thông của các dòng thiền Tịnh – Mật – Thiền tông sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)