Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Luy Lâu - Phật Tích. Từ buổi đầu Phật giáo du nhập, trải qua các thời kỳ ảnh hưởng các lớp văn hóa ngoại lai (Ấn Độ, Trung Quốc, Chăm Pa) được dung hòa và bản địa hóa theo mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đã hình mang đậm một sắc thái đặc thù Phật giáo Luy Lâu – Phật Tích. Thiền Tông được truyền vào Việt Nam, nó đã tác động một cách sâu sắc, tự nhiên và cần thiết vào lòng dân tộc Việt Nam như không khí, như hơi thở, như nước thẩm sâu trong lòng đất.
Phật Tích - vùng đất của nhiều huyền tích, huyền sử trong một không gian, cảnh chí vừa là địa thế núi rừng u nhã, vừa là miền cận thị cận giang từ đầu công nguyên. Nơi ngưng đọng văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc, như các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... cùng với tiếp nhận các luồng tư tưởng của đạo Giáo, đạo Nho, đạo Phật để làm nên "Tam giáo đồng nguyên", cùng với biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Phật giáo Phật Tích là quá trình dung hợp từ nhiều luồng tư tưởng và tông phái đã hình thành bản sắc riêng. Sự kết hợp, uyển chuyển các phương pháp tu tập của các tông phái về Thiền – Tịnh – Mật dung thông là một trong những nét đặc trưng của phật giáo Phật Tích nói riêng và Phật giáo dân tộc Việt nói chung.
Qua từng giai đoạn với những dấu ấn của các tông phái Thiền, Tịnh có lúc độc lập, có lúc kết hợp. Trải qua cả quá trình dài của lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhất là những mốc son sự kiệt xuất hiện các dòng thiền cổ mang màu sắc uyển chuyển cùng văn hóa bản địa và sự kết hợp hài hòa, đạo Phật nơi đây đã mang một bản sắc riêng, về phong cách tu tập, sự dung thông của Thiền – Tịnh – Mật. Trong đó tinh thần nhà thiền làm chủ đạo, qua các thời điểm được tín ngưỡng, ảnh hưởng và kết hợp theo dấu ấn các sự kiên như sau:
Vào những thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ X, chùa Tiên Sơn đã là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên khi từ Ấn Độ sang nước ta như Khâu Đà Là (189), Mà Ha Kỳ Vực (298 - 300). Có thể nói, trung tâm tu học Tiên Sơn cùng thời với trung tâm Phật giáo Luy Lâu (chùa Pháp Vân) do Sĩ Nhiếp dựng lập năm 129.
Mãi đến năm, Đàm Hoằng (? - 455), một vị cao tăng Trung Quốc tu hành Tịnh Độ đến chùa Tiên Sơn, Việt Nam, tu tập và truyền bá pháp môn này. Sư chuyên thọ trì kinh Vô Lượng Thọ và kinh Thập Lục Quán. Nội dung kinh Vô Lượng Thọ nói về tiền thân Phật A Di Đà và 48 lời nguyện của Ngài khi còn tu nhân dưới thời Đức Phật Bảo Tạng. Nội dung kinh Thập Lục Quán nói về các pháp quán cảnh Tây phương Cực lạc và Thân tướng Phật A Di Đà, gồm 16 tháp quán. Cao tăng truyện chép: “Thích Đàm Hoằng, người Hoàng Long, nhỏ tu giới hạnh, chuyên sành luật bộ. Trong khoảng Tống Vĩnh sơ (420 - 422) nam du Phiên Ngung, dừng lại ở Chùa Đài, sau lại đến chùa Tiên Sơn của Giao Chỉ, tụng Vô lượng thọ và Quán kinh, lòng thề về An dưỡng. Vào năm Hiếu Kiến thứ 2 (455), nhóm củi trên núi, lén vào trong củi lấy lửa tự thiêu. Đệ tử đuổi kịp, ôm giữ đem về, thì nửa mình đã cháy, trải tháng mới bớt chút ít. Sau đó, xóm gần có hội, cả chùa đều phó. Hoằng vào ngày ấy lại vào trong hang núi tự thiêu. Dân xóm đuổi tìm thì mạng Hoằng đã dứt. Do đó, họ chất củi thêm, đốt lửa cháy đến ngày hôm sau mới tắt. Ngày hôm đó, dân xóm đều thấy Hoằng thân vàng sắc vàng, cưỡi một con nai vàng, đi về phía Tây rất nhanh, không nghỉ hỏi han. Tăng và tục mới hiểu thần dị, cùng lượm xương tro, để dựng tháp thờ” [27, tr749].
Đến thế hệ thứ 10, Thiền sư Tịnh Lực (1112-1200), học trò của thiền sư Đạo Huệ (?-1073), thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông tu chứng pháp Niệm Phật Tam Muội.
Thiền Uyển Tập Anh chép: Sư lên thẳng núi, cất am cỏ, ở tu. Trong 12 thời, sư lễ Phật sám hối, thâm nhập được phép Niệm Phật Tam Muội.”
Như vậy, Đàm Hoằng là nhà sư Trung Quốc đầu tiên được biết đến sớm nhất ở nước ta song chưa phải Thiền tông mà cũng chưa thật sự là Tịnh Độ tông. Nhưng từ lòng thề quá kinh, tự thiêu và hình ảnh báo thân sắc vàng, cưỡi nai đi về phía Tây mà những người đệ tử thấy đã để lại nhiều ấn tượng cho tinh thần tu tập nơi đây, mà pháp môn Tịnh độ đã ảnh hưởng và đi vào đường lối tu tập của các dòng thiền sau này như các vị vua thời Lý cũng như thời Trần thành lập hoặc tham gia sáng lập các tông phái như tông Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông tham gia sáng lập, tông Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông kiến lập…
* Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Đến năm năm 580, Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt nam, đến trụ tại chùa Pháp Vân, độ Pháp Hiền làm đệ tử. Pháp Hiền người Tiên Du, Tiên Sơn. Tại đây, Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch kinh Đại Tổng Trì Tam Muội. Trụ đá khắc bài chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani) tại Hoa Lư, Ninh Bình, do Đinh Liễn, con trai của Đinh Tiên Hoàng dựng năm 937. Về sau phát hiện thêm 14 trụ đá có khắc bài chú nổi tiếng này, chứng tỏ ảnh hưởng Mật tông đối với thời đại đó rất phổ biến.
Như vậy, trong pháp môn của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã có sự pha trộn của Mật giáo cùng với dấu ấn tịnh độ đã tồn tại chùa Tiên Sơn có sự dung hợp pháp môn Thiền - Mật - Tịnh. Sự hoằng pháp lợi sinh vẫn tác động qua lại giữa các trung tâm giáo dục Phật giáo là Luy Lâu - Tiên Sơn (594 - 626).
Theo Thiền Uyển Tập Anh:
“Chùa Pháp vân, làng Cổchâu, Long biên. Người nước Nam Thiên trúc, dòng Bà la môn. Nhỏ đã mang chí xuất tục, đi khắp Tây trúc, cầu tâm ấn Phật. Nhân duyên đạo chưa gặp, bèn cầm gậy sang Đông Nam. Sư muốn sang đất Nghiệp. Bấy giờ đệ tam tổ Tăng Xán vì tị nạn, nên mang y bát ở ẩn trong núi Tư không. Sư đến gặp Tổ, thấy cử chỉ phi phàm, trong lòng phát niềm kính mộ, bèn đến
trước, chấp tay đứng ba lần. Tổvẫn ngồi yên không nói. Sư suy nghĩ giây lát, bỗng nhiên lòng như có sở đắc, liền sụp lạy ba lạy. Tổ gật đầu ba cái mà thôi. Sư lùi ba bước, thưa rằng: "Đệ tử bấy lâu không gặp thuận tiện, nay nhờ Hoà thượng đại từ bi, cúi xin cho con theo hầu hạ hai bên".
Tổ dạy "Ngươi nên mau qua phương Nam giáo hóa, không nên ở đây lâu". Sư từ biệt ra đi, đến Quảng châu trác tích chùa Chế chỉ. Trải qua 6 năm, Sư dịch được kinh Tượng đầu báo nghiệp sai biệt. Đến tháng 3 năm Canh tý đời Chu Đại Tường thứ 2 (580), Sư đến nước ta ở tại chùa đó, lại dịch ra kinh Tổng tri, 1 quyển.
Một hôm, Sưgọi đệtửnhập thất là Pháp Hiền dạy rằng: "Tâm ấn chư Phật
Tất không lừa dối Tròn đồng thái hư Không thiếu không dư Không đi không đến Không được không mất Chẳng một chẳng khác Chẳng thường chẳng đoạn Vốn không chỗ sinh Cũng không chỗ diệt Cũng chẳng lìa xa Chẳng không lìa xa Vì đối vọng duyên. Nên giả đặt tên
Bởi thế chư Phật ba đời Cũng dùng như thế mà được Tổ sư nhiều đời
Cũng dùng như thế mà được Ta cũng dùng như thế mà được Ngươi cũng dùng như thế mà được Cho đến hữu tình, vô tình
Cũng dùng như thế mà được Vả, Tổ ta Xán công
Khi ấn cho ta tâm đó
Bảo ta mau Nam hành giáo hóa Không nên ởlại đây lâu
Từng trải nhiều nơi Mới đến được đây Nay gặp phải ngươi Quả hợp huyền ký Ngươi khéo giữ gìn Giờ đi ta đến.
Nói xong, Sư chấp tay mà mất. Pháp Hiền làm lễ trà tỳ, thu xá lợi 5 sắc, xây tháp để thờ. Khi ấy là năm Giáp dần, đời Tùy Khai Hoàng thứ 14 (594).
Vua Lý Thái Tông có làm bài kệtruy tán: "Mởl ối sang nước Nam
Nghe ông giỏi tập Thiền Mở bày niềm tin Phật Xa hợp một nguồn tim Trăng Lăng già vằng vặc Sen Bát nhã ngát thơm Bao giờ được gặp mặt Cùng nhau bàn đạo huyền Và tặng phong.” [26, tr.96-97]
Pháp Hiền là đời thứ nhất của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Mà Pháp Hiền là người núi Thiên Phúc (núi Phật Tích ngày nay), Tiên Du và sau khi sư mất, Pháp Hiền về chùa Thiện Chúng núi Thiên Phúc xây tháp thờ sư và tu tại chùa Thiện Chúng. Như vậy dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi có mối quan hệ với vùng núi Phật Tích là thế.
Khởi điểm như vậy, từ đó trong suốt 7 thế kỷ, từ cuối thế kỷ thứ VI đến cuối thế kỷ thứ XIII, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi trải qua 19 thế hệ truyền thừa, sản sinh trên dưới 40 Thiền sư lỗi lạc nối tiếp nhau hoằng dương Chánh pháp.
Như vậy, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi khởi đầu ở Việt Nam vào thế kỷ thứ VI đã tạo một bước ngoặt cho Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với cuộc sống phục vụ đất nước và dân tộc, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi góp phần đào tạo nhân tài cung cấp cho công cuộc vận động độc lập, tự chủ của dân tộc, Vạn Hạnh Thiền sư là linh hồn của dòng Thiền này đã có thái độ ứng xử và hành động của một người thấy xa hiểu rộng, cho những giải đáp thật chính xác như “Nội trong 21 ngày quân Tống phải rút lui” hoặc “phải gấp cất quân đại phá Chiêm Thành ngay, không được bỏ lỡ cơ hội tốt” khi Ngài được các vua Lê hỏi ý kiến. Dù Ngài đã 70 tuổi nhưng thấy nhà Tiền Lê suy, Lê Ngọa Triều tàn ác, hoang dâm vô độ không còn được lòng dân, Sư Vạn Hạnh phải đóng vai chủ động trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua một cách êm thắm, không hề gây chiến tranh. Bước theo con đường Bát Chánh Đạo mà đức Phật đã dạy, Thiền sư Vạn Hạnh đã hành động theo đúng chiều hướng tiến triển của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử đúng với quy trình vận động của nó.
Tư tưởng của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã kết hợp Thiền Tông Ấn Độ với Thiền Tông Trung Hoa để nó ươm mầm trên vùng đất màu mỡ Giao Châu và đã làm nên Thiền Tông Việt Nam vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nhân dân.
* Dòng thiền Vô Ngôn Thông
Đến năm 820, có Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu - Trung Quốc sang Việt Nam, đến chùa Kiến Sơ, làng Phù Đồng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh (tức thuộc Gia Lâm - Hà Nội bây giờ). Đây là một ngôi chùa mới được thành lập, ở đó có một vị tăng là Đức Lập trụ trì. Sư cư trú tại chùa Kiến Sơ, ngoài hai bữa cơm cháo thì dành hết thì giờ vào việc thiền tọa, xây mặt vào vách, không nói năng gì. Nhiều năm trôi qua như thế, ít ai để ý đến ông: duy chỉ có Lập Đức thấy phong thái đặc biệt của ông hết lòng chăm sóc. Do sự gần gũi này mà Lập Đức tiếp nhận được tông chỉ màu nhiệm của Vô Ngôn Thông, được ông đổi tên cho là Cảm Thành vào truyền cho tâm pháp. Thời gian Sư cư trú tại chùa Kiến Sơ chỉ có 6 năm. Sư tịch vào năm 826;
Trước khi thị tịch, ông gọi Cảm Thành vào và dặn: “Ngày xưa đức Thế Tôn vì lý do lớn mà xuất hiện ở đời. Việc hóa độ hoàn tất, ngài thị hiện niết bàn. Cái
diệu tâm gọi là Chính Pháp Nhãn Tạng là Thực Tướng Vô Tướng là Pháp Môn Tam Muội, ngài đem phú chú cho đệ tử là Ma Ha Ca Diếp - tổ thứ nhất. Thế rồi đời đời truyền nối, từ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang, vượt bao nguy hiễm để truyền pháp này, qua Lục Tổ ở Tào Khê, người đã từng đạt được chính pháp mà Đạt Ma truyền đến ngũ tổ Hoàng Nhẫn. Trong thời gian đó vì người đời còn thiếu hiểu biết và đức tin cho nên phải truyền y bát để chứng tro sự đắc pháp. Nay thì đức tin đã thuần thục nên không cần truyền y truyền bát nữa mà chỉ lấy tâm truyền tâm mà thôi. Lúc đó tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng đắc thọ tâm truyền trước, liền truyền cho Mã Tổ Đạo Nhất, Mã Tổ Đạo Nhất truyền lại cho Bách Trượng Hoài Hải. Ta được tâm pháp của Bách Trượng đã từng ở lâu phương Bắc tìm người có căn cơ đại thừa nhưng chưa gặp, nên đã đi về phương nam để tìm bậc thiện tri thức. Nay gặp ông ở đây thật là có duyên đời trước, vậy hãy nghe bài kệ truyền pháp.
Vậy thiền sư Vô Ngôn Thông là Tổ sáng lập dòng pháp Thiền phái Vô Ngô Thông tại nước Nam ta.
Cảm Thành người Tiên Du, xuất gia tu học tại chùa Đông Lâm. Mối liên hệ giữa người cùng làng là một sự dung hợp pháp tu và hành đạo, dù không phải là tu học tại chùa Tiên Sơn trong thời gian từ năm (826 - 860).
Thiền phái này mở mang hoằng hóa đến cuối thế kỷ thứ XIII và truyền thừa được 15 thế hệ với 36 vị Thiền sư đắc pháp.
Theo Thiền Uyển Tập Anh:
“Chùa Kiến sơ, làng Phù đổng, Tiên du. Sư vốn người Quảng châu, họ Trịnh, nhỏ đã mộ đạo, không màng gia sản, đến thọ nghiệp tại chùa Song lâm ở Vũ châu. Tính tình trầm hậu, ít nói, im lặng mà biết, rõ hiểu mọi việc một cách tổng quát. Cho nên, người đương thời gọi là Vô Ngôn Thông {Truyền đăng gọi Bất NgữThông}.
Một hôm vào lúc Sư lễ Phật, có một Thiền khách đến hỏi:"Tọa chủ lễ cái gì đó?"
Sư đáp: "Lễ Phật"
Thiền khách chỉ tượng Phật hỏi: "Cái này là cái gì?" Sư không đáp được. Đêm đó Sư y phục nghiêm chỉnh đến lạy thiền khách, thưa rằng: "Điều ngài hỏi khi nãy tôi chưa biết ý chỉ như thế nào?"
Thiền khách hỏi: "Tọa chủ xuất gia đến nay trải được mấy hạ?" Sư thưa:"Mười hạ".
Thiền khách hỏi: "Lại từng xuất gia chưa?" Sư trở thành hoang mang.
Thiền khách bảo: "Nếu không hiểu điều đó, thì dù có trăm hạ cũng chẳng ích gì!"
Rồi đem Sư cùng đến tham vấn Mã Tổ. Đi tới Giang tây, thì Tổ đã tịch, bèn đến yết kiến
Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải.
Bấy giờ có vị tăng hỏi: "Thế nào là pháp môn đốn ngộ của Đại thừa?" Bách Trượng đáp: "Đất lòng nếu không, Trời tuệ tự chiếu”.
Nghe xong Sư tỉnh ngộ.
Trở về Quảng châu, trụ trì chùa Hoà an. Có người hỏi: "Thầy phải là Thiền sư chăng?"
Sư đáp: "Bần đạo không từng học thiền" Im lặng giây lâu, Sư gọi, Người đó đáp: "Dạ". Sư chỉ cây soan. Người đó không trả lời.
Thiền sư Ngưỡng Sơn Nguỡng Sơn đem giường đến. Sư bảo: "mang lại chỗ cũ". Nguỡng Sơn vâng theo.
Sư lại hỏi: "Tịch, bên này có cái gì?" "Không vật".
"Còn bên kia?" "Không vật".
Sư lại hỏi: "Tịch con !" Nguỡng Sơn thưa: "Dạ". Sư bảo: "Đi đi".
Tháng chín mùa thu năm Canh tý Đường Nguyên Hoà thứ 15 (820), Sư đến trác tích chùa đấy. Ngoài việc cơm cháo, vui cái vui thiền, thường ngồi quay mặt vào vách, không bao giờ nói năng, suốt mấy năm mà không ai biết. Chỉ có thầy Cảm Thành chùa đó lòng càng tôn kính, hầu hạ hai bên, âm thầm rõ thấu huyền cơ, được hết yếu chỉ.
Một hôm Sư không bệnh, tắm rửa thay y phục, gọi Cảm Thành đến dạy rằng: "Ngày xưa, Tổ ta là Nam Nhạc Nhượng Thiền sư, khi ngài sắp tịch, có dạy:
"Tất cả các pháp Đều từ tâm sinh Tâm không chỗ sinh Pháp không chỗ trụ Nếu đạt đất lòng Chỗ làm không ngại Không gặp thiện căn Cẩn thận chớ nói"
Dạy xong, Sư chắp tay mà mất. Cảm Thành làm lễ trà tì thu xá lợi, dựng