Pho tượn gA Di Đà:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) (Trang 75 - 77)

2.3. Dấu ấn kiến trúc và điêu khắc thời Lý tại chùa Phật Tích

2.3.1. Pho tượn gA Di Đà:

Theo tài liệu Nguyễn Bá Lăng - Sắc thái kiến trúc Việt Nam – Vạn Hạnh số 1, và tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật - 2019 thì Pho tượng A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích, nghệ thuật điêu khắc được mô tả như sau:

Pho tượng A Di Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2m77 thể hiện Đức Phật A Di Đà ngồi tọa thiền trên tòa sen theo lối Kiết Già toàn phần, dáng ngồi thanh thản tự tại.

Khuôn mặt mang vẻ đôn hậu viên mãn, ít nhiều được lý tưởng hóa với dạng nhân chủng Ấn Độ. Sắc mặt vừa có vẻ trầm tư, lại lộ vẻ rạng rỡ. Đôi mắt hơi nhìn xuống, sống mũi cao, khóe miệng mỉm cười kín đáo. Những quí tướng của Phật thể hiện rất rõ trên đỉnh đầu có nhục kháo nổi cao, cổ cao ba ngấn, dái tai dài chạm

xuống vai với một nụ sen (nay đã bị sứt mẻ hết). Thân hình cân đối thanh thoát, mình mặc pháp y với hai lớp áo, các nếp được gợi tả rất khéo bằng lối chạm mỏng, mượt mà, mềm mại kiểu áo dính ướt vào thân thể có thể sánh ngang với tác phẩm A Di Đà trong nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc đời Đường. Tuy nhiên Phật giáo đời Đường ít nhiều trông nở nang hơn. Một số pho thời Đường còn thô bành. Còn pho tượng A Di Đà này người ta lại thấy sự mảnh dẻ đã làm nên phong cách và được tạo ra bởi những nếp áo chảy mượt. Cũng do sự mảnh dẻ và những nếp áo chảy mượt mà thoạt nhìn pho tượng ít nhiều chất nữ tính. Chất nữ này được tạo ra chính nhờ lớp vân kiên phủ vai hình lá sen cũng góp phần làm mềm mại dáng điệu của pho tượng. Điều này khác xa với chất nam tính trấn áp mà ta gặp trong các pho tượng A Di Đà Trung Quốc như tượng Phật

ở động Đôn Hoàng, ở Long Môn và thế kỷ thứ VII. Nhưng bức tượng này hoàn toàn không có lớp áo vân kiên phủ vai. Cách tạo tác áo cũng chỉ là những gờ nhỏ vòng trước ngực của pho tượng tạo cảm giác thân thương bè bè, nam tính nhiều hơn pho tượng A Di Đà đầy chất nữ tính ở chùa Phật Tích. Lớp áo vân kiên của tượng A Di Đà không chỉ là cách diễn đạt hình

ảnh một cách tinh tế, lại có tác dụng để lộ ra thân hình thon dài của tượng và tạo nên điểm nhấn từ độ dừng của mắt trên một tỷ lệ khá dài từ vai đến khuỷu tay.

Ngoài ra để tạo nên sự thanh mảnh của khối tượng, chính vết hõm giữa tay đã góp một phần không nhỏ khiến mình tượng tuy có vẻ đồ sộ nhưng vẫn thanh thoát mềm mại. Lối tác khắc này đến thế kỷ XV lại được nhìn thấy trên tượng Trần Nhân Tông. Điểm nhấn cuối cùng của bức tượng nhìn từ phía mặt trước là đôi bàn tay kết ấn tam muội được chạm khắc rất công phu. Tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, hai ngón cái chạm khít nhau đặt giữa lòng đùi khiến cho pho tượng được khép lại trong một khối tĩnh. Trái với sự mảnh mai của điêu khắc thân và những nếp áo, thì

đôi bàn tay đức Phật lại rất dày, to và được chạm khá tỷ mỷ. Nhìn từ góc độ tạo hình mà nói, đôi tay này đã tạo nên điểm vừa chặn vừa buồn những nếp áo tạo nên những sự chuyển động vừa lan tỏa vừa hướng tâm.

Có lẽ trên từng chi tiết trên thân pho tượng A Di Đà được xem là một tác phầm hoàn hảo trên mọi chi tiết, kể cả phần khuôn mặt và đầu của tượng.

Tượng ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng rồng chầu lá đề. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của chùa Phật Tích đối với sự phát triển Phật giáo thời Lý (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)