CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC
3.2. Nhóm giải pháp về khai thác nguồn lực thông tin y tế
3.2.1. Tạo lập trang Facebook/Fanpage
Để giới thiệu cho NDT biết đến những nguồn thông tin y tế hữu ích để họ có thể khai thác và sử dụng, Trung tâm cần tăng cường quảng bá, giới thiệu các nguồn tin này. Một trong những cách nhanh chóng, không mất nhiều công sức và chi phí đó là quảng bá trên các mạng xã hội.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nhiều mạng xã hội ra đời có tính tương tác cao kết nối con người một cách nhanh chóng. Một trong những mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay thu hút hàng triệu người tham gia là mạng xã hội Facebook. Trung thông có thể xây dựng Facebook hay trang fanpage của mình để kết nối với NDT. Thông qua trang này, Trung tâm có thể giới thiệu cho NDT những thông tin hữu ích. Khác với website, Facebook sẽ mang tính tương tác cao, NDT có thể phản hồi ngay lập tức cho thư viện để thư viện điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với nhu cầu cua NDT.
3.2.2. Tăng cường máy móc trang thiết bị
Trung tâm hiện nay có số lượng máy tính phục vụ NDT tra cứu khá hạn chế với 11 máy tính có kết nối Internet. Những máy tính này được NDT sử dụng để tra cứu tài liệu trong thư viện và truy cập thông tin. Với số lượng hơn 2000 NDT, những máy tính này không đủ đáp ứng nhu cầu của NDT vào những lúc cao điểm.
Số lượng máy tính cho NDT của Trung tâm sử dụng đã ít về số lượng, chất lượng các máy này vẫn còn hạn chế. Một số máy thường xuyên bị lỗi, hỏng hóc khiến NDT không thể sử dụng được. Thời gian đầu đã khắc phục được tình trạng trên. Tuy nhiên về lâu dài, để NDT có thể chủ động khai thác được các nguồn lực thông tin y tế thì Trung tâm cần được đầu tư thêm một số máy tính mới cho NDT sử dụng.
Từ năm 2003 đến nay, Trung tâm sử dụng phần mềm Libol 5.5 của công ty Tinh Vân. Phần mềm này đã hỗ trợ rất lớn cho mọi hoạt động của Trung tâm, giúp cán bộ thư viện tổ chức nguồn tài liệu hợp lý và NDT khai thác tài liệu nhanh chóng, hiệu quả.
Qua một thời gian dài sử dụng, phần mềm đã bộc lộ những hạn chế về mặt kỹ thuật như phần mềm thường xuyên bị lỗi, không thể truy cập được ở nhà ... ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng của cán bộ thư viện và NDT. Trong thời gian tới , khi có điều kiện thuận lợi, Trung tâm cần nâng cấp phần mềm, thường xuyên bảo trì hệ thống để phần mềm chạy thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng
3.2.3. Tăng cường đường truyền Internet, hệ thống mạng không dây
Bên cạnh hệ thống máy tính, đường truyền Internet đảm bảo sẽ góp phần nâng cao khả năng truy cập, khai thác thông tin của NDT. Các máy tính cho NDT sử dụng thường xuyên gặp vấn đề về lỗi mạng, không truy cập được Internet và phải nhờ đến sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuât.
Trung tâm đã được đầu tư một đường mạng không dây cho NDT truy cập nhưng hệ thống mạng không dây này thường xuyên không hoạt động khiến NDT không thể truy cập được vào các CSDL. Vấn đề này đã gặp phải một thời gian, tuy được khắc phục nhưng hệ thống mạng thường xuyên không kết nối được khiến NDT không còn thói quen sử dụng đường mạng này nữa.
Vì vậy Trung tâm cần đề xuất lên ban lãnh đạo để duy trì đường mạng riêng cho NDT có thể dễ dàng truy cập nào các nguồn tin hữu ích. Bên cạnh đó, hệ thống mạng này cần thường xuyên được kiểm tra, khắc phục sự cố kịp thời, đảm bảo mạng thông suốt.
3.3.3. Đào tạo người dùng tin
NDT là chủ thể của hoạt động thông tin, họ là người sử dụng các sản phẩm thông ôtin đồng thời họ cũng sáng tạo ra thông tin và xử lý thông tin. Để hoạt động thông tin phát triển, tiếp cận được những nguồn thông tin hữu ích thì NDT cần được nâng cao trình độ thường xuyên. Đào tạo NDT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin vì họ là người sử dụng, đánh giá các nguồn thông tin và gửi phản hồi lại cho các thư viện. Từ đó, các thư viện sẽ điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của NDT.
KẾT LUẬN
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương Ðảng Cộng Sản khóa 8 đã chỉ rõ “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Chính vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ðầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Giáo dục và đào tạo là hoạt động xã hội, nhằm thực hiện chức năng thông tin chuyển giao tri giữa thức các thế hệ. Giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển.
Trong xã hội thông tin, nhu cầu về thông tin của nhân loại càng gia tăng đáng kể, họ đòi hỏi thông tin sâu hơn, chính xác hơn và đa dạng hơn. Nhất là trong giáo dục và đào tạo là quá trình chuyển giao tri thức, quá trình tiếp nhận thông tin, sản xuất thông tin, nên đòi hỏi thầy cũng phải đọc nhiều, biết nhiều, trò cũng phải tự đọc, tự nghiên cứu nhiều để cập nhật kiến thức, sản xuất thông tin.
Trong giáo dục và đào tạo, thông tin được tiếp nhận từ nhiều kênh khác nhau như: qua bài giảng của thầy, qua đọc tài liệu, qua thực tế, thực nghiệm, trực quan.
Tuy mới hình thành và phát triển trong 10 năm trở lại đây nhưng những năm qua, trường ĐHYTCC đã có những bước phát triển về mọi mặt, từng bước áp dụng các biện pháp giảng dạy tiên tiến để nâng cao chất lượng đào tạo. Cùng với sự phát triển của nhà trường, TT TT-TV đã có những bước phát triển và đóng góp vào thành tựu chung của nhà trường.
Để đáp ứng nhu cầu của NDT, Trung tâm đã không ngừng tăng cường công tác tổ chức thông tin và triển khai các hoạt động tạo điều kiện cho NDT khai thác các nguồn lực thông tin đặc biệt là thông tin y tế một cách có hiệu quả nhất. Những kho tài liệu của Trung tâm đã được bạn đọc khai thác có hiệu quả phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu của mình. Ngoài ra, Trung tâm còn thu thập, tổ chức để giới thiệu
cho NDT những nguồn tin trực tuyến miễn phí có giá trị. Những nguồn tin này được NDT đánh giá cao và thường xuyên truy cập sử dụng.
Trong những năm tới, Trung tâm cần tăng cường hơn nữa các khâu tổ chức hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và chuyên sâu của NDT. Có như vậy, Trung tâm mới ngày càng phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nhà trường đào tạo nên những cán bộ YTCC giỏi, đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành YTCC Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y tế công cộng
3. Bộ Y tế (2006), Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về y tế, Y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2006), Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế, Y học, Hà Nội. 5. Chính phủ (2001), Quyết đinh số 65/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Y tế công cộng
6. Chính phủ (2001), Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010
7. Nguyễn Duy Dũng (2000), Đổi mới hệ thống thông tin thư viện y học Bộ Y tế, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, 69 tr.
8. Nguyễn Thị Đào (2008), Về vấn đề tổ chức kho mở trong các thư viện hiện nay, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3. tr. 23 - 27.
9. Nguyễn Tiến Đức (2010), Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công
động – xã hội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, 84 tr.
10. Nguyễn Thị Hai (2007), Chia sẻ nguồn lực thông tin - thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 45 - 47.
11. Trần Thị Hảo (2008), Tổ chức và khai thác nguồn tư liệu chiến tranh hóa học tại Ban 10-80 trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 86 tr.
12. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 207 tr.
13. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và
trung tâm thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 237 tr.
14. Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ
Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 87 tr.
15. Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (2008), Tra cứu thông tin trong
hoạt động thư viện – thông tin , NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 292 tr.
16. Nguyễn Tuấn Khoa (2005), Hệ thống thông tin thư viện y học Việt Nam: Hiện trạng, kinh nghiệm và định hướng phát triển, Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ - Lần thứ V
17. Nguyễn Tuấn Khoa (2006), Một số ý kiến về thư viện điện tử và hiện đại hóa thư viện y học ở nước ta, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 1.
18. Nguyễn Tuấn Khoa (2006), Tiêu chuẩn hóa trong họat động thông tin y học, Kỷ yếu hội thảo Tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa trong hoạt động
19. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2003), Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, 77 tr.
20. Trần Việt Thế Phương (2000), Truy cập thông tin y khoa trên Internet bằng PUBMED, Thông tin Y dược, số 8, tr. 336-338.
21. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 388 tr.
22. Trường Đại học Y tế cộng cộng (2011), Trường Đại học Y tế công cộng
2008-2010 .- 72 tr.
2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23. Martha J. Garrett (2009), Finding Online Health Information, Vietnam National Training Programme "Developing capacity for health information access and use", Hanoi.
24. HINARI: http://www.who.int/hinari/en/
25. National Center for Biotechnology Information(NCBI): http://www.ncbi.nlm.nih.gov/
PHỤ LỤC 1: MẪU DANH MỤC LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
KHÓA: 11
KÝ HIỆU: LV … /CH11
Tên đề tài Họ và tên GV hƣớng
dẫn Ký hiệu
Đánh giá tình hình thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại trạm y tế xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, năm 2009 Hà Thanh Sơn gnơưL êuhK cọgN LV37- CH11
Đánh giá hoạt động của mạng lưới y tế thôn ấp tại huyện Đất đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, năm 2009 Nguyễn Trí PGS.TS. Phạm Trí Dũng LV01- CH11
Đánh giá hoạt động giám sát điều trị của nhân viên y tế, người thân và cộng đồng đối với bệnh nhân lao trong thời gian điều trị của chương trình chống lao huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh trong 9 tháng đầu năm 2008
Đỗ Anh Lợi TS. Nguyễn Viết Nhung
LV10- CH11
Đánh giá hoạt động giám sát và đáp ứng phòng chống bệnh truyền nhiễm tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh, năm 2009
Nguyễn Đức Thái PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Yến LV40- CH11
Đánh giá kết quả hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh sau một năm thực hiện, 2008-2009 Ngô Quang Huy PGS. TS. Trần Thúy Hạnh LV41- CH11
Đánh giá kiến thức, thái độ trong phòng chống HIV/AIDS của học sinh điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội và Cao đẳng Y tế Hà Đông năm 2009 Nguyễn Đức Thắng TS. Phạm Việt Cường LV35- CH11
Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai dự án can thiệp tại Trường THCS Tân Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2009 Nguyễn Lâm TS. Trần Ngọc Hữu LV32- CH11
Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân giữa phường có và không có triển
Đỗ Nguyễn Thùy Nhi PGS. TS. Phạm Trí Dũng LV03- CH11
khai hoạt động cộng tác viên tại quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009
Đánh giá nguy cơ tiêu chảy do vi sinh vật khi tiếp xúc với phân và nước thải sử dụng trong nông nghiệp tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2009
Nguyễn Công Khương TS. Trần Hữu Bích TS. Nguyễn Việt Hùng LV06- CH11
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009
Bùi Thị Thu Hương PGS. TS. Phạm Trí Dũng LV29- CH11
PHỤ LỤC 2:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
---
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
PHIẾU ĐIỀU TRA
Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế phục vụ người dùng tin trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Y tế công cộng xin trưng cầu ý kiến của các anh (chị). Rất mong các anh (chị) dành thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn!
1. Xin anh (chị) cho biết một vài thông tin về bản thân
1.1. Giới tính: Nam Nữ
1.2. Nghề nghiệp: Sinh viên Học viên cao học
Nghiên cứu sinh Giảng viên
Nhà lãnh đạo/quản lý
Khác (xin nêu cụ thể): .………
1.3. Học hàm: Giáo sư Phó Giáo sư
1.4. Học vấn/học vị: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ
2. Thời gian đọc sách báo, tìm kiếm thông tin của anh (chị)
Dưới 1h 1h-2h 2-3h
3-4h Trên 4h Không có thời gian
3. Anh (chị) có thường xuyên đến thư viện trường không
Trên 2 tuần 1 lần 2 tuần 1 lần 1 tuần 1 lần 1 tuần 2 lần
1 tuần 3 lần 1 ngày 1 lần 1 ngày hơn 1 lần
4. Anh (chị) đã biết cách sử dụng thư viện chưa
Thành thạo Biết sử dụng Chưa biết sử dụng
5. Mục đích đến thư viện của anh (chị)
Đọc tài liệu Mượn tài liệu Ngồi học
Truy cập Internet Khác (xin nêu cụ thể): ………
6. Nội dung tài liệu anh (chị) quan tâm
Quản lý y tế Ngoại ngữ
Khác (xin nêu cụ thể): ………
7. Loại hình tài liệu tại thư viện mà anh (chị) thường sử dụng Sách giáo trình Sách tham khảo Sách tra cứu Tạp chí chuyên ngành Báo, tạp chí phổ thông Luận văn, khóa luận