Trong cả 02 quy trình biên mục sao chép và biên mục gốc, sau khi xử lý hình thức và xử lý nội dung cho tài liệu cán bộ xử lý sẽ tiến hành in, dán nhãn xếp giá và bàn giao cho bộ phận Phục vụ mà không qua công đoạn hiệu đính biểu ghi. Mặc dù đây là khâu khá quan trọng đối với công tác xử lý tài liệu, giúp đảm bảo ở mức cao nhất tính chính xác, nhất quán cho CSDL tuy nhiên do số lượng cán bộ hạn chế nên hiện nay khâu công tác này chưa được thực hiện. Do đó, tạo trách nhiệm, yêu cầu rất lớn cho cán bộ XLTL khi vừa XLTL vừa đảm nhiệm vai trò của người hiệu đính biểu ghi.
2.2 Công tác xử lý hình thức tài liệu
Xử lý hình thức tài liệu hay còn gọi là mô tả thư mục vừa là một công đoạn, vừa là một sản phẩm. Với tư cách là một sản phẩm, người ta gọi đó là một chỉ dẫn
Tiếp quy trình Tài liệu không có trong các nguồn sao chép
Xử lý hình thức
Mô tả tài liệu theo AACR2
Xử lý nội dung
Phân loại Tóm tắt Định chủ đề
Dữ liệu thư mục
Nhập dữ liệu vào biểu ghi theo MARC21
thư mục hay một tra cứu thư mục. Nó bao gồm một tập hợp các chỉ dẫn nhằm cung cấp cho ta một mô tả duy nhất và chính xác của tài liệu và được xem như một vật mang tin. Với tư cách là một công đoạn, người ta gọi đó là công tác biên mục (Cataloguing). Đó là bước đầu tiên của việc XLTL, nhờ đó những chỉ dẫn được rút ra và trình bày theo một quy tắc chặt chẽ.
Mô tả thư mục bao gồm các công việc:
Khảo sát tài liệu để xác định một số dữ liệu nêu lên những đặc trưng hình thức của tài liệu như: tác giả, nhan đề, các yếu tố xuất bản, khối lượng vật lý,…
Ghi lại các dữ liệu này trên một vật mang tin nhất định (phiếu nhập tin, khổ mẫu) theo các quy định và tiêu chuẩn được xác lập trên phạm vi quốc tế để khai thác sau này.
Mô tả thư mục bao gồm các vùng dữ liệu. Đó là những tập con của các dữ liệu tương ứng với các loại chỉ dẫn riêng biệt, mà mỗi yếu tố của nó mô tả một khía cạnh của tài liệu. Các vùng dữ liệu được sắp xếp theo một trình tự logic. Mỗi một loại tài liệu khác nhau thì các vùng dữ liệu này cũng có sự khác nhau. Để đảm bảo kiểm soát tính thống nhất của dữ liệu thư mục nhằm hỗ trợ cho việc trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin, công tác mô tả thư mục phải tuân thủ theo quy tắc mô tả nhất định.
Tại Trung tâm, việc mô tả thư mục từ trước năm 2010 áp dụng chuẩn Quy tắc biên mục ISBD. Tuy nhiên sau khi công văn số 1597/BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) “Về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện Việt Nam” được ban hành vào ngày 7 tháng 5 năm 2007 khuyến cáo các thư viện triển khai áp dụng 3 chuẩn biên mục mới là DDC, MARC21, AACR2 nhằm chuẩn hóa công tác XLTL, tăng cường khả năng khai thác và phát triển nguồn lực thông tin, Trung tâm đã nghiên cứu và nhận định ISBD không còn phù hợp xu thế chung cũng như đặc điểm xử lý tài liệu của HVNH. Năm 2010, khi phần mềm ILIB 4.0 được đưa vào sử dụng, Trung tâm chính thức áp dụng AACR2 trong mô tả tài liệu, dựa theo bản “ Bộ Quy tắc biên mục Anh - Mỹ rút gọn”.
2.2.1 Quy tắc mô tả áp dụng
AACR được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1967, trên cơ sở hợp tác giữa Anh và Mỹ. Từ đó đến nay AACR đã qua nhiều lần chỉnh biên và sửa đổi. Năm 1978, các hội thư viện và đại diện thư viện các nước Anh, Mỹ, Canada,.. họp để biên soạn một quy tắc mới dựa trên AACR (AACR1) để khắc phục những hạn chế của AACR1 là Quy tắc biên mục Anh - Mỹ ấn bản lần thứ 2 (Anglo - American Cataloguing Rules 2nd-). AACR2 được chính thức xuất bản vào cuối năm 1978 nhưng đến năm 1981 mới thực sự được áp dụng. Và từ đó đến nay AACR2 đã trải qua nhiều lần xuất bản có bổ sung và sửa chữa. Bộ quy tắc Anh - Mỹ xuất bản lần 2, có chỉnh lý AACR2R(Revision) được xuất bản năm 1988, đã áp dụng triệt để ISBD(G) cho xây dựng các quy tắc phần mô tả tài liệu. Từ 1988 đến 2004, AACR2R được chỉnh lý và cập nhật nhiều lần, đáng chú ý là các lần sau: 1988 AACR2R xuất bản lần 2; năm 2002, xuất bản dạng tờ rời; Bản cập nhật năm 2004, cũng xuất bản dạng tờ rời. Bộ quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2R dựa theo ISBD(G) trong mô tả tài liệu thư viện. Bộ quy tắc quy định chặt chẽ chi tiết mô tả từng loại hình tài liệu và rất chú trọng đến cách lập các điểm truy nhập (tiêu đề) cho biểu ghi thư mục. Là bộ quy tắc chính được dùng trong biên mục theo khổ mẫu USMARC, CANMARC, UKMARC và sau này là MARC21.
Cấu trúc của AACR2 được chia làm 2 phần:
Phần 1. Mô tả các dạng tài liệu riêng biệt. Bao gồm 1 chương chung và các chương cho các tài liệu riêng biệt và những chương mới dành cho file dữ liệu đọc máy (chương 9), đồ tạo tác và vật thể hình khối.
Phần 2. Tiểu dẫn và tiêu đề: tiêu đề (điểm truy nhập), nhan đề thống nhất và tham chiếu. AACR2 có nhiều mức độ mô tả chi tiết khác nhau. Thông thường mức độ mô tả của AACR2 là:
Mức 1
Nhan đề chính / Thông tin đầu tiên về trách nhiệm nếu khác với tiêu đề mô tả chính hoặc không có tiêu đề mô tả chính. – Lần xuất bản. – Thông tin đặc thù. – Nhà xuất bản đầu tiên, năm xuất bản. – Quy mô. – Phụ chú. – Chỉ số tiêu chuẩn quốc tế
Mức 2
Nhan đề chính [chỉ định chung về loại hình tài liệu - GDM] = Nhan đề song song : Nhan đề khác / Thông tin trách nhiệm đầu tiên. – Lần xuất bản / Trách nhiệm liên qua đến lần xuất bản. – Thông tin đặc thù. – Nơi xuất bản : Nhà xuất bản, năm xuất bản (Nơi in : nhà in). – Quy mô : các chi tiết vật lý khác ; khổ cỡ. – (Nhan đề chính của tùng thư / Thông tin trách nhiệm, ISSN ; Số thứ tự của cuốn sách trong từng thư. Nhan đề tùng thư con, ISSN của tùng thư con : Số thứ tự của cuốn sách trong tùng thư con). – Phụ chú. – Chỉ số tiêu chuẩn quốc tế
Mức 3: Bao gồm tất các yếu tố theo quy tắc
Trên cơ sở AACR2R bản đầy đủ, năm 1998, Michael Gorman, Giám đốc dịch vụ Thư viện Đại học tiểu bang California, Mỹ đã biên soạn bản rút gọn có tên The Concise AACR2, 1988 Revision (viết tắt là CAACR2R). Bản Tiếng Việt đầu tiên của Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988, do Lâm Vĩnh Thế, Phạm Thị Lệ Hương dịch và được LEAF-VN(The Library and Education Assistance Foundation for VietNam - Hội Hỗ trợ Thư viện và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ) xuất bản năm 2002.
Cấu trúc của CAACR2R
Phần 1. Mô tả: Quy tắc 0-11 mô tả tài liệu thư viện Phần 2. Tiêu đề, nhan đề đồng nhất, tham chiếu
Quy tắc 21 - 29 lựa chọn các điểm truy nhập; Quy tắc 30 - 34 Tiêu đề cho tác giả cá nhân; Quy tắc 45 - 47 Địa danh; Quy tắc 48 -56 Tiêu đề cho tác giả tập thể; Quy tắc 57 - 61 Nhan đề đồng nhất; Quy tắc 62 - 65 Tham chiếu.
Phần 3: Phụ lục; Bảng chữ viết hoa; Bảng thuật ngữ thư viện học Anh - Việt; Bảng so sánh các số quy tắc; Minh họa phiếu mục lục mô tả theo CAACR2.
Mức độ chi tiết trong các vùng mô tả(mức tối thiểu):
Nhan đề chính / minh xác đầu tiên về trách nhiệm. - Lần xuất bản. - Vùng đặc biệt. - Nhà xuất bản được nêu tên đầu tiên, v.v..., năm xuất bản. - Số trang. - Những ghi chú cần phải làm. - Số tiêu chuẩn.
Trong CAACR2R không nêu mức độ chi tiết thứ 2, mà cho phép người biên mục thêm vào các yếu tố mô tả theo quy tắc đã có.
Với bố cục và mức độ mô tả chi tiết như trên, AACR2 phù hợp với thực tiễn biên mục hiện nay và trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp các biểu ghi mô tả về các loại hình tư liệu khác trong cùng một thư mục.
Bên cạnh sự đổi mới về bố cục, AACR2 còn có nhiều đặc điểm cải tiến như trong quy định về tiêu đề mô tả (điểm truy nhập) AACR2 ít nhấn mạnh tới hình thức giữa bản mô tả chính và bản mô tả phụ, tạo khả năng sử dụng nhiều điểm truy nhập cùng một lúc và cung cấp mô tả thư mục đầy đủ. Khi chọn mô tả chính, người ta không sử dụng tràn lan tên các cơ quan tổ chức làm “tác giả tập thể” mà chỉ quy định một số trường hợp. Khi lập tiêu đề mô tả với tên người, ưu tiên sử dụng các tên hay biệt hiệu thông dụng mà không phân biệt tên thật, tên khai sinh, biệt danh, bút danh hay tên rút gọn.
AACR2 đặt cơ sở nền tảng cho sự hợp tác biên mục trên phạm vi quốc gia và quốc tế, cải tiến các dịch vụ thư mục và tiết kiệm được giá thành. Do cung cấp một khổ mẫu mô tả chuẩn mực thống nhất cho tất cả các loại hình tư liệu nên quy tắc này tạo khả năng thực hiện mục lục tích hợp đa phương tiện, đồng thời giúp người sử dụng giảm được thời gian tìm kiếm tư liệu bằng cách cung cấp các điểm truy nhập tương thích nhiều hơn với hình thức quen dùng trong sách báo và tham chiếu trích dẫn.
Các quy tắc trong AACR2 thể hiện được tính linh hoạt mềm dẻo với 3 mức độ mô tả chi tiết tùy theo nhu cầu của từng nước hay tầm cỡ thư viện sử dụng nhưng vẫn đảm bảo đúng chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy, AACR2 thu hút được sự chú ý của nhiều nước. Trong chuyển đổi mục lục phiếu sang mục lục máy và các mục lục truy nhập trực tuyến, các thư viện Anh, Mỹ đều xây dựng tiêu đề (điểm truy nhập) theo AACR2. Đến lần chỉnh biên năm 1988 AACR2 đã được áp dụng trong hầu hết các nước nói tiếng Anh, và đến nay Bộ quy tắc này đã được dịch ra khoảng 28 thứ tiếng khác nhau.
AACR2 có mối quan hệ chặt chẽ với MARC21, các trường trong MARC21 đều được thiết kế theo mô hình phiếu mục lục AACR2. Hiện nay, các nhà thư viện đang nỗ lực chỉnh biên, sửa đổi nhằm biến AACR2 trở thành một chuẩn quốc tế.
Tại Trung tâm, việc mô tả thư mục dựa trên bản dịch Tiếng Việt của CAACR2 với tên gọi “Bộ Quy tắc biên mục Anh - Mỹ rút gọn” gồm quy tắc mô tả 7 vùng mô tả chính: vùng thông tin nhan đề và minh xác trách nhiệm; vùng lần xuất bản; vùng thông tin xuất bản; vùng thông tin vật lý; vùng tùng thư; vùng phụ chú, vùng ISBN và quy tắc thiết lập tiêu đề mô tả.
2.2.2 Quy trình mô tả thư mục
Công tác mô tả thư mục tại Trung tâm được tiến hành theo các bước sau: