Thời gian đọc và nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (Trang 27)

Thời gian Đọc tại thƣ viện Đọc tại nhà

Ngƣời Tỷ lệ (%) Ngƣời Tỷ lệ (%)

Từ 1 - 2 giờ 54 55,67 18 18,56

Từ 2 - 4 giờ 24 24,74 44 45,36

Trên 4 giờ 19 19,59 35 36,08

Chủ yếu, người dùng tin đến thư viện chỉ đọc trong thời gian 1-2 giờ (chiếm 55,67%), sau đó là từ 2-4 giờ (chiếm 24,74%). Thời gian đó chỉ đủ để tra cứu hoặc sử dụng dịch vụ và đọc tìm hiểu tài liệu. Trong khi đó, họ lại thường sử dụng tài liệu tại nhà với lượng thời gian phổ biến từ 2-4 giờ (45,36%) và trên 4 giờ (36,08%). Điều này cũng phù hợp với tính chất công việc nghiên cứu của họ. Đây cũng là điểm đáng lưu ý để Phòng Thư viện Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có cách thức phục vụ và cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp với tập quán này của nhóm đối tượng cán bộ nghiên cứu.

Ngoài việc dành thời gian để tìm và đọc tài liệu tại thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, người dùng tin còn đọc tài liệu tại một số thư viện khác như Thư viện Quốc Gia, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội.

26

Bảng 1.4: Nơi khai thác thông tin của ngƣời dùng tin

STT Cơ quan khai thác thông tin Số lƣợng ngƣời đọc

1. Thư viện Quốc Gia Việt Nam 72 2. Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội 41 3. Thư viện Viện Phát triển bền vững Bắc Bộ 27 4. Thư viện Viện Phát triển bền vững Trung Bộ 21

5. Thư viện Viện Kinh tế 20

6. Thư viện Viện Dân tộc học 24

7. Thư viện Quân đội 7

Kết quả phân tích phiếu điều tra cho thấy, có tất cả khoảng 20 thư viện, cơ quan thông tin được bạn đọc nhắc tới và phân bổ trên khắp Hà Nội.

Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, Thư viện Quốc Gia được nhiều người đến đọc vì là những thư viện lớn, có vốn tài liệu phong phú, cập nhật và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, cơ sở vật chất hiện đại, bộ máy tra cứu tốt.

Ngoài ra, người dùng tin tại Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững còn đến các thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đó là thư viện Viện Phát triển bền vững Bắc Bộ, Phát triển bền vững Trung Bộ, Viện Kinh tế, Viện xã hội, Viện dân tộc học. Sở dĩ người dùng tin đến đọc tài liệu ở nhiều thư viện là do tính chất liên ngành và đa ngành trong lĩnh vực nghiên cứu. Để có công trình nghiên cứu chuyên sâu, có giá trị, ngoài những thông tin về môi trường và phát triển bền vững tại Viện, người dùng tin cần phải tham khảo, so sánh, đối chiếu với nhiều tài liệu khác nhau.

Như vậy, Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững cần phối hợp hoạt động phục vụ liên thư viện với các cơ quan thông tin - thư viện trên trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin sẽ giúp người dùng tin khai thác được nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý, do đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và phục vụ được hiệu quả hơn.

27

Một trong những nguồn khai thác thông tin quan trọng nữa mà người dùng tin tại Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững thường sử dụng là khai thác qua mạng Internet. Đây là nguồn khá phổ biến vì khả năng truy cập dễ dàng. Mặc dù ở Thư viện đã kết nối Internet nhưng chưa phục vụ rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều người dùng tin đã có máy tính nối mạng tại gia đình hoặc truy cập ở ngoài. Các điều kiện trên khiến cho hầu hết người dùng tin đều có khả năng truy cập và khai thác thông tin qua Internet.

1.5.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Do trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp là cán bộ nghiên cứu, người dùng tin ở Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững dành nhiều thời gian để nghiên cứu và khai thác thông tin. Nội dung nhu cầu tin của họ cũng rất đa dạng và phong phú, phản ánh những vấn đề mà họ quan tâm.

Bảng 1.5: Nhu cầu khai thác tài liệu và thông tin Nội dung thông tin, tài liệu Nội dung thông tin, tài liệu

cần khai thác Tổng số ngƣời Tỷ lệ (%) Môi trường 80 82,47 Xã hội 78 80,41 Dân tộc học 13 13,40 Kinh tế 59 60,82 Địa lý 40 41,24 Quan hệ quốc tế 23 23,71 Lịch sử 11 11,34 Văn hóa 24 24,74

Thông qua việc phân tích phiếu điều tra, có thể liệt kê những lĩnh vực nghiên cứu mà người dùng tin quan tâm nhất như: Môi trường chiếm 82,47%; Xã hội chiếm 80,41 %; Kinh tế chiếm 60,82%; Địa lý: 41,24%; Văn hóa : 24,74%

Các tài liệu về môi trường, xã hội, kinh tế được nhiều người quan tâm do chúng phù hợp với định hướng nghiên cứu những vấn đề Môi trường và phát triển bền vững trong nước và thế giới mà Viện đã vạch ra. Các vấn đề trên hiện nay đang

28

thu hút được sự quan tâm của bạn đọc bởi vì nó có liên quan trực tiếp đến các công trình, đề tài nghiên cứu hiện nay.

Loại hình tài liệu mà bạn đọc tại Thư viện Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững thường sử dụng:

Bảng 1.6 : Loại hình tài liệu ngƣời dùng tin thƣờng sử dụng

Loại hình tài liệu Tổng số ngƣời Tỷ lệ (%)

Sách 89 91,75

Tạp chí 68 70,10

Báo 54 55,67

Luận án, luận văn 39 40,21

Báo cáo khoa học 32 32,99

Đề tài nghiên cứu 34 35,05

Tài liệu điện tử 20 20,62

Thông tin chuyên đề 14 14,43

Ảnh 15 15,46

Bản đồ 15 15,46

Tư liệu 63 64,95

Tài liệu điền dã 8 8,25

Thông tin trên Internet 54 55,67

Qua bảng thống kê trên ta thấy, sách đứng vị trí hàng đầu (91,75%) bởi vì sách cung cấp cho bạn đọc thông tin đầy đủ và có hệ thống, tuy nhiên có một số sách đã cũ, giá trị thông tin không nhiều. Tạp chí được 70,10% bạn đọc lựa chọn vì đây là loại hình tài liệu có nhiều thông tin mới, có giá trị và cập nhật. 64,95% bạn đọc quan tâm đến các tư liệu bởi vì Thư viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững đã lưu trữ được một số lượng lớn các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ khi thành lập Viện đến nay. Các loại tài liệu xám như luận án, luận văn, công trình nghiên cứu, thông tin trên Internet cũng thu hút được khá đông bạn đọc quan tâm.

29

Để tìm hiều một cách cụ thể nhu cầu tin của người dùng tin ở Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, tác giả chia thành 3 nhóm người dùng tin chính như sau:

- Nhóm 1: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý - Nhóm 2: Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy - Nhóm 3: Nhóm học sinh, sinh viên

Thông qua việc phân tích phiếu yêu cầu, sổ mượn trong thư viện, có thể nêu ra một số đặc điểm nhu cầu tin của 3 nhóm người dùng tin như sau:

Nhóm 1: Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đặc điểm của nhóm người dùng tin này là vừa đảm nhiệm chức năng lãnh đạo, quản lý ở Viện, vừa trực tiếp tham gia hoặc làm chủ nhiệm các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu. Nhóm này chiếm một tỷ lệ không lớn 9,28% song lại có vai trò hết sức quan trọng vì họ là những người tổ chức thực hiện các kế hoạch nghiên cứu của cơ quan, góp phần đưa ra những kiến nghị và những luận cứ khoa học nhằm góp phần hoạch định các chính sách. Để đảm đương được nhiệm vụ này, nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý cần được cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Ngoài những thông tin sâu về chuyên ngành, họ còn cần những thông tin tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội…đặc biệt là các văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường và phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Thông tin cung cấp cho họ phải cô đọng, súc tích.

Đặc điểm nhu cầu tin của nhóm này là:

- Thông tin về hệ thống các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý khoa học (đặc biệt là quản lý cơ quan nghiên cứu liên ngành và đa ngành) và chính sách đối với khu vực về vấn đề môi trường.

- Thông tin về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ môi trường. - Thông tin về các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, quản lý hành chính nhà nước đối với cán bộ công chức, viên chức.

- Thông tin nhanh, có tính dự báo về các vấn đề "nóng" về môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu của khu vực và trên thế giới.

30

Các thông tin này thường ở dạng đã được chọn lọc, xử lý, gia cố như Tin nhanh, Tin tham khảo đặc biệt, thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý cần những thông tin có tính tổng hợp, khái quát, tính thời sự và dự báo cao, phục vụ thiết thực cho việc ra quyết định. Vì vậy, những tài liệu mà họ lựa chọn để sử dụng là thông tin chuyên đề, công trình nghiên cứu, thông tin trên Internet, tạp chí.

Hoạt động của nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý ở Viện có đặc điểm không tách rời với hoạt động nghiên cứu khoa học, họ cũng có nhu cầu cao về tài liệu chuyên môn phục vụ cho công việc nghiên cứu mà họ đang làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện…

Việc tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin phục vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một việc làm hết sức quan trọng. Yêu cầu đáp ứng thông tin phải đầy đủ, toàn diện, làm cơ sở để xác định chiến lược phát triển của Viện được tốt hơn.

Nhóm 2: Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.

Đây là nhóm người dùng tin chiếm tỷ lệ cao 86,6% trong tổng số người dùng tin của Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững. Công việc nghiên cứu cũng như các đề tài, dự án đòi hỏi các nhà khoa học phải chủ động tìm tòi những thông tin cần thiết, cập nhật tại các thư viện. Dạng tài liệu xám được đa số người dùng tin trong nhóm này rất quan tâm, tập trung các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, thông tin chuyên đề, kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo. Nhu cầu tin của nhóm này chủ yếu là:

- Thông tin về các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Môi trường, bảo vệ môi trường…

- Thông tin về các vấn đề đói nghèo, công bằng xã hội, những vấn đề phát triển bền vững về mặt xã hội.

- Thông tin các vấn đề phát triển đô thị, phát triển nông thôn, phát triển vùng và địa phương về tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa…những kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

31

Thông tin dành cho đối tượng người dùng tin này rất đa dạng nhưng đòi hỏi ngày càng chuyên sâu để phù hợp với chuyên ngành cũng như vấn đề mà họ nghiên cứu. Họ luôn yêu cầu được cung cấp những thông tin mới, cập nhật, đầy đủ và chính xác.

Dạng tài liệu mà nhóm người dùng tin này thường sử dụng ngoài sách, tạp chí, tư liệu, họ rất quan tâm đến các dạng tài liệu điện tử (CSDL tại chỗ, mạng Internet) các thông tin chuyên đề, tài liệu dịch, các tài liệu điền dã. Họ cũng thường xuyên tìm kiếm thông tin trong các dạng tài liệu cấp 2 như Thư mục chuyên đề, Thư mục thông báo sách mới, tài liệu tổng thuật... Các tài liệu này giúp họ nhanh chóng nắm bắt tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước và lựa chọn, khai thác thông tin nhanh chóng và thuận tiện.

Nhóm 3: Nhóm học sinh, sinh viên

Nhóm người dùng tin này chiếm 12,37%. Họ chủ yếu là những học sinh, sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài nước có nhu cầu tin liên quan đến chuyên ngành môi trường và phát triển bền vững nói chung.

Với nhóm người dùng tin này, yêu cầu đòi hỏi đặt ra trong học tập và nghiên cứu là rất lớn nên nhu cầu tin của họ rất cao và có nhiều biến động.

Do phải học tập trên lớp là chính nên thời gian nghiên cứu tài liệu rất ít. Vì vậy, thông tin phục vụ cho sinh viên cần cụ thể, chi tiết, đầy đủ. Hình thức phục vụ cho họ chủ yếu là những thông tin về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn có liên quan trực tiếp tới môn học và đề tài nghiên cứu của họ.

Tóm lại, nhu cầu tin ở Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững hiện nay rất phong phú, đa dạng, vừa có tính chất chuyên sâu, vừa có tính chất đa ngành và liên ngành, đòi hỏi phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

32

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2. 1. Nguồn lực thông tin và hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện. Thƣ viện.

Nguồn lực thông tin là yếu tố cấu thành nên hoạt động thông tin, có tầm quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin, tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động thông tin.

Nguồn lực thông tin được hiểu như là tổ hợp các thông tin nhận được và tích lũy trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con người. Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tượng tự nhiên, xã hội được ghi nhận trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Trong hoạt động TT - TV, nguồn lực thông tin có vai trò quan trọng, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan TT - TV.

Trong thư viện, nguồn lực thông tin được thu thập, xử lý và quản lý để đưa ra cho người dùng sử dụng gọi là vốn tài liệu. Vốn tài liệu là cơ sở vận hành thư viện, không có vốn tài liệu, thư viện không thể hoạt động được.“ Vốn tài liệu được các thư viện coi là tài sản quý giá, là tiềm lực, là sức mạnh cả về kinh tế, chính trị, là niềm tự hào của các thư viện”[1, tr.11 ]. Vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng lớn và ngày càng có sức lôi cuốn đối với bạn đọc.

Đối với cán bộ thư viện, vốn tài liệu là đối tượng làm việc hàng ngày của họ trong thư viện. Cán bộ thư viện tiến hành bổ sung, xử lý nghiệp vụ và tổ chức một cách khoa học, hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc.

Bạn đọc sử dụng tài liệu để thu thập kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và giải trí…Vốn tài liệu càng phát triển thì khả

33

năng đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc càng cao và cơ sở vật chất kỹ thuật của Thư viện càng phải được tăng cường, mở rộng.

2.1.1. Hiện trạng nguồn lực thông tin tại Thư viện.

Nguồn lực thông tin (Vốn tài liệu) là yếu tố đầu tiên, cơ bản và là một trong 4 yếu tố cấu thành cơ quan thông tin - thư viện. Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi cơ quan TT - TV cần phải xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin đầy đủ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)