Phát triển nguồn lực thông tin có định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (Trang 78 - 81)

3.1. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin

3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin có định hướng

Hiệu quả hoạt động TT - TV phụ thuộc trước hết vào chất lượng, sự đa dạng, đầy đủ của nguồn lực thông tin. Hiệu quả hoạt động của các nhà nghiên cứu khoa học tùy thuộc vào nguồn thông tin được cung cấp, đặc biệt là nguồn thông tin khoa học có định hướng. Do đó, việc tạo nguồn tư liệu khoa học ở Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững phải đi trước một bước so với công tác nghiên cứu khoa học.

3.1.2.1. Đối với nguồn tài liệu truyền thống

Việc bổ sung cần đảm bảo cơ cấu tài liệu hợp lý bằng cách đánh giá đúng chất lượng tài liệu được bổ sung. Cán bộ làm công tác bổ sung cần tham khảo ý kiến của các nhà khoa học để có quyết định có nhập hay không nhập một tài liệu nào đó.

77

Cân đối bổ sung giữa các đề tài. Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững là một Viện nghiên cứu đa ngành và liên ngành, do đó phải có sự phân bổ hợp lý các chủ đề mà tài liệu đề cập đến. Thư viện cũng cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin để nắm bắt được các vấn đề mà họ quan tâm và có phương hướng, kế hoạch điều chỉnh công tác bổ sung cho phù hợp.

* Về nội dung tài liệu:

Trước những đòi hỏi về thông tin ngày càng tăng của các nhà khoa học, nhất là trong xu thế hội nhập khu vực, công tác bổ sung của Thư viện chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tin. Thư viện đã có một lượng sách và tạp chí chuyên ngành khá phong phú và đa dạng, hầu hết đều là các tài liệu cơ bản và có tính cập nhật, là sản phẩm của các nhà xuất bản có uy tín. Trong thời gian tới, Thư viện cần chú trọng bổ sung tài liệu về các lĩnh vực:

- Các tài liệu về Môi trường như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường biển….

- Mảng tài liệu phát triển bền vững về Kinh tế như ổn định tài chính, phát triển kinh tế ở nông thôn, đô thị, vùng và địa phương trong cả nước….

- Các chủ đề phát triển bền vững về xã hội như công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…

* Về ngôn ngữ tài liệu

Đối với tài liệu bằng tiếng Việt, ngoài việc mua tại các nhà xuất bản, các cơ quan nghiên cứu ở miền Bắc, Thư viện cần thiết lập mối quan hệ với các nhà xuất bản ở miền Nam (có thể thông qua Fahasa) để họ thường xuyên cung cấp danh mục tài liệu mới và lựa chọn trên danh mục đó những tài liệu phù hợp với nhu cầu của người dùng tin. Ngoài ra, có thể khai thác được nhiều thông tin có giá trị tại một số cơ quan như Bộ tài nguyên Môi trường, Bộ kế hoạch và đầu tư....Thư viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Tài nguyên Môi trường để thu thập tài liệu về hội

78

thảo khoa học, giáo trình, luận văn bởi vì đây là ba trường có số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu về vấn đề này khá đông....).

Đối với tài liệu tiếng nước ngoài, cùng với việc mua tài liệu qua Xunhasaba và các nhà cung cấp khác, Thư viện cần tính tới phương án mua lại các tài liệu có giá trị khoa học do các nhà nghiên cứu mang về từ những chuyến đi công tác nước ngoài, các cuộc hội thảo hoặc được biếu tặng. Tranh thủ thu thập nguồn tài liệu phục vụ các dự án, chương trình hợp tác với nước ngoài của Viện.

Bổ sung hồi cố các tài liệu mà Thư viện còn thiếu bằng biện pháp mua, trao đổi hoặc sao chụp. Cần tận dụng tối đa nguồn tài liệu từ tủ sách cá nhân của các nhà khoa học bởi vì họ thường tập trung nghiên cứu một chuyên ngành nhất định về sưu tầm được nhiều tài liệu về chuyên ngành đó.

* Về loại hình tài liệu

- Thu thập tài liệu xám về Môi trường và Phát triển bền vững: Tài liệu xám có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có thể cung cấp cho người dùng tin những thông tin quý giá mà không thể có được trong các tài liệu xuất bản. Từ trước đến nay, Thư viện mới chỉ thu thập được các luận án, luận văn, tài liệu hội thảo, hội nghị từ nguồn của Viện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tài liệu về vấn đề này của các cơ quan, trường Đại học, các tổ chức... ở Hà Nội và một số địa phương mà Thư viện chưa có được. Vì vậy cần có hình thức hợp tác trao đổi với các nơi đó để thu thập các tài liệu này cho Thư viện.

- Các loại ấn phẩm thông tin của các cơ quan thông tin như trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và công nghệ quốc gia, Thư viện Quốc gia, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư…, các loại sách tra cứu, từ điển, số liệu thống kê, thư mục các công trình nghiên cứu về vấn đề Môi trường, phát triển kinh tế, phát triển xã hội trên thế giới cũng cần được bổ sung thường xuyên.

3.1.2.2. Đối với nguồn tài liệu điện tử

- Xây dựng CSDL toàn văn các tài liệu về Môi trường và Phát triển bền vững. Đây là một việc làm cần thiết nhằm bảo quản tài liệu được lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc sử dụng nguồn tài liệu này. Trước mắt cần tiến hành xây

79

dựng CSDL toàn văn đối với Tạp chí nghiên cứu Phát triển bền vững và các bài trích có liên quan đến Môi trường và Phát triển bền vững trong các tạp chí (kể cả tạp chí tiếng Anh).

- Tài liệu điện tử và đa phương tiện (sách, báo, tạp chí trên đĩa CD-ROM...) là loại hình tài liệu có khả năng chuyển tải thông tin cao, thông tin được cập nhật, độ bao quát lớn. Đây là loại hình tài liệu không thể thiếu được đối với việc nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên loại tài liệu này có rất ít trong vốn tài liệu của Viện. Cần phải có biện pháp tăng cường bổ sung loại tài liệu này. Đồng thời cũng cần phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp để sử dụng tài liệu điện tử.

- Thu thập các nguồn tin trên Internet theo các diện đề tài của Viện. Đây là phương thức được nhiều thư viện sử dụng vì thông tin trên mạng rất phong phú. Thông qua các máy tìm tin, cán bộ thư viện tiến hành tìm kiếm các chủ đề thích hợp với nhu cầu của người dùng tin, lựa chọn những thông tin có giá trị, download và in ra dưới dạng các chuyên đề.

- Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật các CSDL hiện có của Thư viện.

- Số hóa một số tài liệu còn ở dạng viết tay, các đề tài khoa học và kho tư liệu ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường hoạt động thông tin thư viện tại viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)