Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
c) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị biểu thị ý nghĩa cầu khiến:
3.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác
3.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị
thái, vị từ quá trình chuyển tác tạo tác và vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt. Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm vị từ quá trình chuyển tác này yêu cầu phải có hai diễn tố trong đó chủ thể của sự tác động - sức mạnh của tự nhiên, vô tri, không chủ động đảm nhiệm vai nghĩa là lực (Fo) và diễn tố thứ hai - đối tượng chịu sự tác động của quá trình là bị thể (Pa).
Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào mô tả chi tiết đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa của các loại vị từ quá trình chuyển tác.
3.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị chuyển vị
Vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị là vị từ biểu thị sự tình làm cho đối tượng chuyển biến từ vị trí này sang vị trí khác. Chúng ta có thể liệt kê một số vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị tiêu biểu như sau: thổi, đẩy, cuốn, xô, đánh, v.v.
(63) Gió thổi bay mũ.
(64) Sóng đẩy con thuyền ra giữa biển. (65) Lũ cuốn trôi nhà cửa.
(66) Dòng nước cuốn cánh hoa trôi ra biển. (67) Bão làm đổ cột điện.
Quan sát các ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy một điều là các vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị ngoài đòi hỏi phải có hai diễn tố thì sau vị từ trung tâm phải có một vị từ đi kèm. Vị từ này giúp làm rõ nghĩa chuyển vị của vị từ quá trình chuyển tác này. Bên cạnh đó, cũng chính nhờ sự xuất hiện của các vị từ này mà có thể chia vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị thành vị từ chuyển tác chuyển vị song trị và vị từ chuyển tác chuyển vị tam trị. Chẳng hạn: thổi - bay/tung/bùng, cuốn - trôi, đẩy/xô - ra/đi/vào, làm - đổ/bay, mang - về, đẩy - lên, hút - xuống, v.v.
Vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị song trị có thể được mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S
NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + inanimate
role = Fo
V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj control = - sem = + inanimate affect = + role = Pa transpose = +
Nếu như vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị song trị đòi hỏi hai diễn tố: lực và bị thể thì vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị tam trị ngoài hai diễn trên còn có diễn tố thứ ba là đích. Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị tam trị bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S
NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + inanimate
role = Fo
V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj VP
control = - sem = + inanimate affect = + role = Pa
transpose = + V◊[direction = +] NP↓ denpendency = iobj
sem = + location
role = Go
Như đặc điểm chung của nhóm vị từ quá trình chuyển tác, vị từ quá trình chuyển tác chuyển vị cũng có khả năng cải biến dạng bị động. Ví dụ:
(68) Gió thổi bay mũ. > Mũ bị gió thổi bay.
(69) Sóng đẩy con thuyền ra giữa biển. > Con thuyền bị sóng đẩy ra giữa biển.
(70) Lũ cuốn trôi nhà cửa. > Nhà cửa bị lũ cuốn trôi.