Hệ thống phân tích cú pháp TuLiPA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 37 - 39)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học

1.4. Hệ thống phân tích cú pháp TuLiPA

Hệ thống phân tích cú pháp TuLiPA phát triển tại Đại học Tubingen, Cộng hoà Liên bang Đức, là hệ thống cho phép phân tích cú pháp kết hợp tính toán ngữ nghĩa câu dựa trên các thành phần ngữ nghĩa được tích hợp trong các thành phần cú pháp LTAG. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng hệ thống TuLiPA để triển khai phân tích cú pháp và ngữ nghĩa LTAG cho tiếng Việt.

Để có thể chạy chương trình phân tích cú pháp kết hợp với ngữ nghĩa và logic TuLiPA cho tiếng Việt, trước tiên người sử dụng phải có một kho ngữ liệu tiếng Việt gồm ba tệp:

- Tệp hình thái chứa thông tin hình thái của một từ (ví dụ: từ loại, tiểu từ loại, từ chỉ loại, từ vị tương ứng,...). Trong tiếng Việt thì từ không biến đổi hình thái nên dạng thức của từ ở trong câu không thay đổi.

- Tệp từ vựng chứa thông tin cây cú pháp, quy tắc xây dựng ngữ nghĩa được gắn cho cho mỗi cặp <từ vị, từ loại>.

- Tệp ngữ pháp chứa mô tả chi tiết các mô hình cú pháp và biểu diễn ngữ nghĩa của câu.

Sau khi có ngữ liệu như trên, với mỗi câu tiếng Việt nhập vào hệ thống sẽ đưa ra cây cú pháp, cây phụ thuộc ngữ nghĩa và biểu diễn logic của câu đó. Đặc trưng về cú pháp, ngữ nghĩa của từng phần trong câu mà chủ yếu là vị từ với vai trò cú pháp, ngữ nghĩa của toàn câu sẽ được luận văn đề cập trong hai chương tiếp theo.

Tiểu kết:

Trong chương 1 này, luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản như: Khái quát về quan điểm, khuynh hướng, đặc trưng của vị từ và vai nghĩa trong tiếng Việt. Trong đó, luận văn đã lựa chọn các phân loại vị từ của Cao Xuân Hạo với 5 loại: vị từ tồn tại, vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ trạng thái và vị từ quan hệ. Tuy nhiên, luận văn chỉ lựa chọn vị từ hành động và vị từ quá trình làm đối tượng nghiên cứu.

Giới thiệu về các hệ hình thức phân tích cú pháp TAG với các thuộc tính cần mô tả khi sử dụng hệ hình thức này. Kết quả phân tích thu được 2 cây: cây cú pháp biểu diễn phụ thuộc giữa các thành phần và cây dẫn xuất biểu thị phụ thuộc ngữ nghĩa.

Bên cạnh đó, trong chương 1, từ cấu trúc cú pháp của câu, người ta có thể mô hình hoá ngữ nghĩa của câu dưới dạng các công thức logic toán, nhờ đó việc xử lý ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên có thể thực hiện được.

Trong chương này, chúng tôi cũng giới thiệu về hệ thống phân tích cú pháp kết hợp với ngữ nghĩa TuLiPA.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, luận văn sẽ đi sâu vào mô tả những đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa các hai nhóm vị từ tiếng Việt sử dụng văn phạm hình thức TAG trong chương 2 - vị từ hành động tiếng Việt với văn phạm hình thức TAG và chương 3 - vị từ quá trình tiếng Việt với văn phạm hình thức TAG và thử nghiệm với hệ thống phân tích cú pháp kết hợp với ngữ nghĩa TuLiPA.

Chương 2: MÔ TẢ VỊ TỪ HÀNH ĐỘNG TIẾNG VIỆT VỚI VĂN PHẠM HÌNH THỨC TAG

Vị từ hành động nói chung và vị từ hành động trong tiếng Việt nói riêng là những vị từ có hai đặc trưng tiêu biểu là [+Động] và [+Chủ ý]. Đó là những vị từ biểu thị những hiện tượng hay biến cố nào đó xảy ra và nằm trong chủ ý, tầm kiểm soát của chủ thể được nêu trong câu. Hay nói cách khác là chủ thể của hành động có quyền quyết định biến cố/sự tình do vị từ biểu thị có xảy ra hay không.

Theo Cao Xuân Hạo, vị từ hành động có thể chia thành hai loại căn cứ vào khả năng [+/-Chuyển tác]. Theo khả năng này, vị từ hành động gồm vị từ hành động vô tác và vị từ hành động chuyển tác. Căn cứ vào tiêu chí [+/-Di chuyển] và [+/-Tác động], vị từ hành động được chia thành 8 tiểu loại. Trong đó: vị từ hành động vô tác

gồm có vị từ hành động vô tác vô hướng, vị từ hành động vô tác có hướng, vị từ hành động vô tác chuyển động, vị từ hành động vô tác ứng xử; vị từ hành động

chuyển tác gồm có vị từ hành động chuyển tác chuyển vị, vị từ hành động chuyển

tác chuyển thái, vị từ hành động chuyển tác tạo tác vị từ hành động chuyển tác

huỷ diệt. Đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của từng loại và tiểu loại vị từ hành động

sẽ được chúng tôi trình bày ở các mục dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)