Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học
2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác
2.1.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác ứng xử
Vị từ hành động vô tác ứng xử biểu thị những sự tình, cách ứng xử hay cách chủ thể nhận hoặc thực hiện hành động nhắm tới một mục tiêu nhất định bằng các giác quan. Ví dụ: nhìn, quan sát, trông, ngó, dòm, xem, chờ, đợi, v.v. hay nghe, sờ, nắn, ngửi, nếm, v.v.
Như vậy, vị từ hành động vô tác ứng xử luôn luôn bao gồm hoặc đòi hỏi hai diễn tố. Đó là chủ thể của hành động vô tác và mục tiêu mà chủ thể của hành động
nhắm tới. Chúng ta có thể mô hình hoá đặc trưng của tiểu loại vị từ này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S
NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [person/animal]
role = Actor
V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj
control = + sem = + [person/animal/artifact] affect = - role = Go
Ví dụ 10: Thân ái ngại nhìn bạn trong bóng tối.
[Đứa con người vợ lẽ, 2, tr. 13]
Trong những vị từ không biểu thị sự di chuyển nhắm tới mục tiêu nào đó của nhóm vị từ không tác động ngoài bổ ngữ là ngữ còn có bổ ngữ là một cú, ví dụ: nghe, nhìn, v.v… S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + people role = Actor V◊ S NP↓ VP V◊
Ví dụ 11:Dân làng nhìn Đỗi như một người điên.
[17 năm trên ốc đảo, 4]
Một số vị từ trong nhóm vị từ này ngoài khả năng kết hợp với diễn tố đảm nhiệm chức năng bổ ngữ trực tiếp thì chúng còn có khả năng kết hợp với diễn tố đảm nhiệm chức năng bổ ngữ gián tiếp, ví dụ: trông, ngó, nhìn, dòm, v.v. Điều này có được là nhờ sự xuất hiện của các vị từ chỉ đích: ra, vào, sang, v.v. Chính điều này làm cho ngữ nghĩa hay nói cách khác là vai nghĩa của các diễn tố thứ hai thay
đổi và tuỳ thuộc vào ngữ nghĩa của diễn tố này là người, vật hay nơi chốn mà ta có các vai nghĩa khác nhau. Cụ thể sẽ được mô tả bằng bảng sau:
ra vào sang về đến
trông + (Go) + (Go)/(So) + (Go) + (Go) -
ngó + (Go) + (Go) + (Go) + (Go) -
nhìn + (Go) + (Go) + (Go) + (Go) -
dòm + (Go) + (Go) + (Go) + (Go) -
nghĩ + (F) - - + (So) + (So)
Mô hình cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của những vị từ này được tích hợp vào văn phạm TAG qua cây cơ sở sau:
S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [person/animal] role = Actor V◊ dynanism = + VP control = + affect = -
V◊ [direction = +] NP↓ denpendency = iobj sem = + location role = Go/So
Ví dụ 12: Đoàn nhìn thẳng vào mặt anh du kích.
[Ông lão hàng xóm, 2, tr. 198]