Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
c) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị biểu thị ý nghĩa cầu khiến:
3.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác
3.1.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình vô tác chuyển thái
thái
Vị từ quá trình vô tác chuyển thái là vị từ quá trình mà chủ thể của sự tình trải qua một quá trình và biểu thị sự thay đổi về vẻ bề ngoài hay/và trạng thái bên trong hoặc tinh thần một cách không chủ ý. Sự thay đổi này là do tự bản thân đối tượng chứ không phải do sự tác động bên ngoài. Có thể liệt kê một số vị từ tiêu biểu như sau: bay, bay hơi, biến, biến đổi, biến chuyển, chuyển biến, bết, bệt, bốc, bợt, bừng, bùng, chảy, hắt2, đổ, ngút, đổi, ngả, rộp, toát, run rẩy, ố, sứt, sụt, cháy, mòn, bục, v.v.
Theo như định nghĩa thì một số vị từ sẽ chỉ xuất hiện trong sự tình chỉ quá trình thay đổi vẻ bên ngoài. Đó là hàng loạt các vị từ trạng thái chỉ tính chất mà khi nó được kết hợp với các vị từ: lên, ra, đi, hơn, hẳn, lại, v.v. Chính sự kết hợp này làm cho các vị từ trạng thái chuyển từ tính [-Động] sang tính [+Động].
Ví dụ 44: Mắt anh loá ra.
[Điếu văn, 1, tr. 138]
Ví dụ 45: Mấy gian nhà bừng sáng lên.
[Người chú dượng, 1, tr. 152] Đây là những chuyển biến về đặc điểm bên ngoài dựa trên sự so sánh giữa các thời điểm trước và sau sự chuyển biến, chứ người quan sát không thể trông thấy cả quá trình biến đổi ấy, vì có thể sự chuyển biến đó diễn ra trong một thời gian dài hoặc do nó có tính chất quá nhanh chóng. Khi mắt anh loá ra, người ta chỉ quan sát được cái kết quả của quá trình đó, mà không trông thấy sự loá đi vì nó diễn ra quá nhanh. Dựa vào sự so sánh giữa các thời điểm trước và sau quá trình biến đổi người ta kết luận được là dạo này, nó già đi. Hay bừng sáng lên, người ta cũng không trông thấy gian nhà bừng sáng lên trong cả quá trình từ lúc bắt đầu cho đến lúc sáng. Như vậy, đối với những trường hợp đó, quá trình diễn ra sự biến đổi tính chất, thuộc tính của đối tượng không thể quan sát, nên chủ yếu câu do vị từ quá trình vô tác chuyển thái làm trung tâm chỉ có được khi dựa vào kết quả của sự đối chiếu đặc điểm của đối tượng ở các thời điểm khác nhau.
Do đặc điểm đó, kết quả sự chuyển biến thường là một tính chất mới, đặc điểm mới của đối tượng trải qua quá trình đó. Thông thường, những quá trình như vậy khó quan sát được mà chủ yếu dựa vào kết quả sự so sánh giữa các thời điểm trước và sau quá trình đó. Do đó, thông thường, với những kiểu câu như vậy, không thể dùng các từ chỉ sự đang diễn ra như “đang” cho những sự tình do vị từ vô tác chuyển thái làm trung tâm.
Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của những vị từ vô tác chuyển thái dạng này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S
NP↓ denpendency = nsubj VP [dynanism = +]
sem = + [people/animal/inanimate]
role = Processor V◊ dynanism = - V◊ [direction = +] control = -
affect = - changeofstate = +
Bên cạnh những vị từ đã được chuyển thuộc tính này, cũng có nhiều vị từ vốn bản thân đã mang nghĩa [+Động] mà chúng ta không quan sát được quá trình
chuyển động đó như: Mùi hành mỡ dậy lên thơm phức; Rác dồn tụ lại thành đống. Quá trình diễn ra của những chuyển biến đó không được đề cập mà chủ yếu dựa vào kết quả sau quá trình biến đổi: có mùi hành thơm phức, có đống rác mà người nói kết luận được là có quá trình diễn ra như vậy. Các vị từ trung tâm ở đây không thuộc loại vị từ tĩnh.
Vị từ quá trình vô tác chuyển thái thay đổi về trạng thái tinh thần như: run rẩy, co rúm, biến sắc, v.v. Những vị từ quá trình vô tác chuyển thái này đòi hỏi có một diễn tố duy nhất và diễn tố đó phải có thuộc tính [+Động vật]: người hoặc động vật.
Ngoài những loại chuyển biến tính chất của đối tượng chỉ có thể quan sát dựa vào sự so sánh đặc điểm trước và sau của sự tình, hay dựa vào sự tồn tại của đối tượng mà cho rằng có quá trình xảy ra, còn những câu chỉ sự chuyển động của đối tượng với các vị từ như: rung rinh, đung đưa, chao đảo, gợn, điểm, nổ, đập, bốc, cháy, chìm, v.v., tức là những hoạt động [-Chủ ý] của đối tượng mà bằng mắt thường hay các giác quan khác có thể quan sát được như: Chiếc lá đung đưa trước
gió. Con thuyền chao đảo. Cành lá rung rinh. Nó ngủ gật.
Về số lượng các diễn tố, câu chuyển thái thường có một diễn tố, song cũng có khi có hai diễn tố. Mối quan hệ giữa hai diễn tố đó thường có 3 kiểu sau:
+ Quan hệ chỉnh thể bộ phận: Guốc mòn gót. Tay đổ mồ hôi. Áo bục chỉ. + Quan hệ chủ thể quá trình và đối tượng (đích thể): Xe sụt xuống hố. Củi bén lửa.
+ Quan hệ chuyển hoá: Những đầu củi gỗ cháy thành than. Nước đóng (thành) băng.
Các vị từ quá trình vô tác chuyển thái thường nói trực tiếp sự chuyển hoá của đối tượng từ một trạng thái này sang trạng thái khác. Như vậy, vị từ vô tác chuyển thái căn cứ vào ngữ nghĩa có thể chia thành 3 loại chính: chuyển biến về tính chất (béo lên, gầy đi); chuyển biến về hoạt động (cành lá đong đưa, xe sụt xuống hố…); chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác (nước đóng băng, củi cháy thành than).