Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học
2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác
2.1.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác vô hướng
Vị từ hành động vô tác vô hướng là vị từ hành động mà nó biểu thị những sự tình mà ở đó chủ thể của hành động có thể hoặc không nhằm tới một hướng. Ví dụ:
chạy, nhảy, bay, bò, trườn, bước, xông, nhào, lê, lết, lăn, phi, bơi, lội, lặn, trèo, trượt, vọt, tiến, v.v…
Như vậy, vị từ hành động vô tác vô hướng thường chỉ yêu cầu một diễn tố duy nhất là chủ thể của hành động. Khi đó, cấu trúc cú pháp của tiểu loại vị từ này là C - V. Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tiểu loại vị từ bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [people/animal] role = Actor V◊ dynanism = + control = + move = + direction = - Ví dụ 1: Pháp quay trở lại. [Rủ nhau đi làm cách mạng, 4] Ví dụ 2: Nó chạy xồ vào. [Đôi chim thành, 2, tr. 40]
Đối với những vị từ hành động vô tác vô hướng, ngoài cấu trúc ban đầu thì khi kết hợp với một số vị từ chỉ nơi chốn như: lên, ngoài, trên, dưới, v.v. sẽ mở rộng thêm cấu trúc cú pháp của sự tình. Từ đó, xuất hiện thêm một vai nghĩa chỉ hướng và vai nghĩa này thường là chu tố chỉ địa điểm.
Ví dụ 3: Nó bơi trên sông. Ví dụ 4: Chó chạy ngoài đồng.
Tuy nhiên, một số vị từ hành động vô tác vô hướng khi kết hợp với vị từ chỉ hướng như ra, vào, lên, sang, đến, tới, xuống, v.v. thì sẽ tạo ra cấu trúc cú pháp và
ngữ nghĩa mới. Khi đó, thay vì vị từ chỉ yêu cầu có một diễn tố duy nhất thì sẽ có thêm một diễn tố nữa đảm nhiệm vai nghĩa là đích. Lúc này, cấu trúc cú pháp của tiểu loại nhỏ của vị từ hành động vô tác vô hướng sẽ là C - V - B. Những vị từ này có thể gọi là vị từ hành động vô tác vô hướng song trị. Dựa vào đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa trên, chúng ta có thể mô hình hoá bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [people/animal] role = Actor V◊ dynanism = + VP control = + move = + direction = -
V◊[direction = +] NP↓ denpendency = dobj sem = + location role = Go
Ví dụ 5: Nó chạy vào nhà.
Ví dụ 6: Cả lớp kéo ra sân trường.
2.1.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động vô tác có hướng
Vị từ hành động vô tác có hướng là những vị từ hành động vô tác biểu thị những sự tình di chuyển theo một hướng nhất định, có thể liệt kê một số vị từ hành động vô tác có hướng trong tiếng Việt như: lên, xuống, ra, đi, tới, đến, vào, sang, về, lại, rời, trở về, từ biệt, từ giã, ra đi, v.v.
Đối với nhóm vị từ này thì diễn tố thứ nhất - chủ thể của hành động đảm nhiệm vai trò là hành thể và diễn tố thứ hai là hướng/đích của sự tình do vị từ chi phối. Do đó, cấu trúc cú pháp của tiểu loại vị từ này là C - V - B. Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tiểu loại vị từ này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:
S
NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [people/animal]
role = Actor
V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj control = + sem = + location
move = - role = Go/So direction = +
Căn cứ vào ngữ nghĩa của vị từ trung tâm hay nói cách khác là căn cứ vào mục tiêu hay hướng di chuyển, vị từ hành động vô tác có hướng thì có thể chia thành 2 tiểu loại sau:
Đầu tiên là vị từ hành động vô tác có hướng mà hướng của nó biểu thị sự di chuyển của chủ thể hoạt động rời khỏi vị trí xuất phát điểm, ví dụ: rời, lìa xa, bỏ, tránh, trốn, từ giã, vượt, từ biệt, tiến, lùi, ra, xuống, v.v. Khi đó, diễn tố thứ hai đảm nhiệm vai nghĩa nguồn (So).
Ví dụ 7: Má đau đớn trở về quê cũ.
[Chuyện má Năm Lời, 4]
Trong ví dụ trên, quê cũ chính là nguồn - nơi bắt đầu của quá trình di chuyển
trở về.
Ngoài những vị từ vô tác có hướng mà chủ thể rời khỏi vị trí xuất phát còn có những vị từ vô tác có hướng mà hướng đó là đích đến, địa điểm đến, ví dụ: ra, vào, đến, tới, sang, lên, xuống, về, lại. Khi đó, diễn tố thứ hai đảm nhiệm vai nghĩa đích (Go).
Ví dụ 8: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.
[Lão Hạc, 1, tr. 93]
Trong ví dụ này, nhà tôi chính là đích đến của chủ thể thực hiện hành động
sang.