Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 83 - 120)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

c) Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị biểu thị ý nghĩa cầu khiến:

3.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác

3.2.4. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt

diệt

Theo cách quan niệm thông thường, huỷ diệt một đối tượng là làm cho nó biến mất vĩnh viễn, không tồn tại, mà cũng có thể là biến dạng đến mức không còn nhận ra được nữa hay làm cho nó không hiện diện ở một nơi, một cương vị nào đó.

Danh sách các sự tình biểu thị nghĩa huỷ diệt có thể rất dài, với nhiều cách diễn đạt, có khi với lối nói vòng vo, hoa mĩ, hay ẩn dụ… Song theo cách diễn đạt bình thường thì câu biểu hiện quá trình huỷ diệt thường đi với các vị từ như: xoá sổ, thủ tiêu, tiêu diệt, huỷ diệt, thiêu huỷ, huỷ hoại, ám sát, giết hại, sát hại, giết, ăn8, ăn mòn, chẹt, cán, đè, v.v. Chẳng hạn:

(100) Chính dioxin đã phá hoại tế bào quí báu đó.

[Mỗi người hãy góp gió đi, 4]

(101) Cơn lũ dữ năm 1999 đã quét ở thôn Hiền An nguyên một xóm nhà. [Khi cửa biển bị lấp dần, 4]

Đó là những sự tình được biểu thị bằng vị từ quá trình huỷ diệt, nhưng thực tế cũng có những vị từ không phải vị từ huỷ diệt được dùng trong sự tình biểu thị sự huỷ diệt. Với những sự tình đó, vị từ trung tâm phải đi kèm với các từ ngữ chỉ kết quả quá trình tác động và tất nhiên kết quả đó phải là trạng thái chấm dứt sự tồn tại của đối tượng như: dập - tắt; xua - tan; giật - chết; thiêu - rụi; đâm - chết, v.v.

Ngoài ra, các vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt còn có thể đi với các từ chỉ thể như: sạch, hết, mất, đi. Đây cũng có thể sử dụng làm tiêu chí phân biệt vị từ quá trình biểu thị sự huỷ diệt với vị từ quá trình biểu thị sự chuyển thái. Vì nếu như vị từ quá trình chuyển tác chuyển thái làm thay đổi trạng thái, tính chất của một đối tượng ở một mức độ nào đó thì vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt là làm cho đối tượng đó mất hẳn đi, không còn dấu tích gì nữa.

Từ những mô tả trên, chúng ta có thể thấy rằng vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt cũng có cấu trúc cú pháp như các vị từ quá trình chuyển tác khác. Đó là vị từ đòi hỏi phải có hai diễn tố đi kèm, trong đó: diễn tố thứ nhất - chủ thể gây ra quá trình huỷ diệt (lực - Fo) và diễn tố thứ hai - đối tượng chịu sự tác động làm nó bị huỷ diệt đi (bị thể - Pa). Về mặt ngữ nghĩa, vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt làm cho đối tượng biến mất vĩnh viễn, không còn tồn tại nữa.

Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:

S

NP↓ denpendency = nsubj VP

sem = + inanimate role = Fo

V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj

control = - sem = + inanimate affect = + role = Pa destroy = +

Tiểu kết:

Vị từ quá trình vô tác với ý nghĩa là những biến đổi tự thân của các sự vật, hiện tượng, hoặc con người một cách không có chủ ý, tưởng chừng như một loại vị

từ đơn giản về cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, thực tế khảo sát và phân tích đã cho thấy đây là một loại vị từ khá phức tạp và có nhiều điều cần nghiên cứu sâu hơn. Đa số các vị từ quá trình vô tác thường chỉ đòi hỏi một diễn tố duy nhất và vì thế chúng có cấu trúc C - V. Nhưng thực ra, vị từ quá trình vô tác còn phong phú hơn thế, có nhiều cách diễn đạt khác, làm cho vị từ quá trình vô tác có các cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau thay vì chỉ một diễn tố và có cấu trúc C - V thì còn có loại vị từ quá trình vô tác có hai diễn tố và có cấu trúc C - V - B.

Bên cạnh đó, từng tiểu loại vị từ quá trình vô tác khác nhau mà các diễn tố của nó đảm nhiệm các vai nghĩa khác nhau. Nếu như vị từ quá trình vô tác chuyển vị, nảy sinh, diệt vong chỉ biểu hiện những biến đổi theo một hướng nào đó của đối tượng, thì vị từ quá trình vô tác chuyển thái lại bao hàm trong đó nhiều ý nghĩa khác nữa như chuyển biến về tính chất, trạng thái, chuyển hoá... Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn nên chúng tôi mới chỉ đi vào mô tả và có những nhận xét ban đầu, còn thực tế có thể còn phong phú hơn nhiều.

Nếu như vị từ quá trình vô tác biểu thị sự tình không tác động đến đối tượng khác mà thì vị từ quá trình chuyển tác lại biểu thị những sự tình tác động đến đối tượng khác một cách không có chủ ý. Tuy nhiên, do đặc tính [-Chủ ý] nên chủ yếu chủ thể của quá trình chuyển tác này là sự biến đổi tác động lẫn nhau của các hiện tượng trong tự nhiên (hoặc con người - con người thường rất ít) và như thế, các vị từ quá trình chuyển tác không có khả năng tác động cao như vị từ hành động chuyển tác đã được đề cập ở chương 2.

Các vị từ quá trình chuyển tác giống các vị từ quá trình vô tác ở đặc điểm [+ Động] và [-Chủ ý], nhưng lại phân biệt với kiểu câu này ở tiêu chí [+Chuyển tác]. Do đó, vị từ quá trình chuyển tác bao giờ cũng phải có thêm diễn tố bị thể và do tính chất [+Chuyển tác] nên chủ thể của quá trình là lựcchứ không phải là quá thể, còn các vị từ quá trình vô tác thì không có diễn tố này. Bên cạnh đó, vị từ quá trình chuyển tác còn có một số tiểu loại đòi hỏi phải có ba diễn tố. Diễn tố thứ ba thường là đích đến của quá trình chuyển tác. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu đơn thuần như vậy thì chưa thấy được sự phong phú về ngữ nghĩa và sự thể hiện ra ở bình diện cú pháp

của các vị từ chuyển tác này. Ngoài đặc điểm cấu trúc cú pháp chung là C - V - B, vị từ quá trình chuyển tác nhiều khi có các cách chuyển đổi khác, tuỳ theo đặc điểm của vị từ trung tâm. Chẳng hạn nếu vị từ trung tâm là những vị từ quá trình chuyển tác hai chiều như: thấm, hoà, bén, v.v. thì sẽ có những trường hợp lưỡng khả, bổ ngữ dễ dàng lên làm chủ ngữ và ngược lại. Đặc biệt ở các vị từ quá trình chuyển tác, do đặc điểm có diễn tố chỉ bị thể nên nhiều tiểu loại như vị từ quá trình chuyển tác huỷ diệt, chuyển thái, chuyển vị thường đi kèm với các kết cấu gây khiến - kết quả (thổi bay, thiêu rụi, che mờ...).

Dựa trên những mô tả về cú pháp và ngữ nghĩa của từng tiểu loại vị từ quá trình trong tiếng Việt, chúng tôi sử dụng hệ thống phân tích cú pháp kết hợp với thành phần ngữ nghĩa TuLiPA. Kết quả sau khi chạy trên hệ thống này sẽ cho chúng ta một cây cú pháp với những mô tả về gán nhãn từ loại và chức năng cú pháp của từng thành phần đã được gán nhãn từ loại trong cấu trúc của câu. Bên cạnh đó, hệ thống cũng cung cấp một cây dẫn xuất với những mô tả ràng buộc về ngữ nghĩa và biểu diễn công thức logic của vị từ trung tâm. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể câu có vị từ quá trình làm trung tâm với những mô tả cú pháp, ngữ nghĩa và logic.

Hình 3.2: Cây dẫn xuất và biểu diễn logic của câu: “Một cơn gió bất ngờ ào đến.” Trong ví dụ trên, vị từ trung tâm của câu do vị từ quá trình vô tác nảy sinh “đến” đảm nhiệm. Trong ví dụ trên, bên cạnh cây cú pháp với những mô tả về cấu trúc cú pháp của câu (C - V) với các nhãn từ loại như hình 3.1, hệ thống phân tích cú pháp và ngữ nghĩa TuLiPA còn cho chúng ta một cây dẫn xuất kết hợp với biểu diễn logic như hình 3.2 với “đến” - trung tâm ngữ nghĩa của cả câu được bao quanh bởi diễn tố duy nhất là chủ thể của quá trình. Đồng thời, có thêm chu tố chỉ thời gian “bất ngờ” và vị từ bổ sung nghĩa cho đến “ào”. Công thức logic của câu là sự kết hợp của một chủ thể là “cơn gió” đột nhiên xuất hiện “bất ngờ ào đến”.

Hình 3.3: Cây cú pháp của câu: “Cơn lũ dữ năm 1999 đã quét ở thôn Hiền An nguyên một xóm nhà.”

Hình 3.4: Cây dẫn xuất và biểu diễn logic của câu: “Cơn lũ dữ năm 1999 đã quét ở thôn Hiền An nguyên một xóm nhà.”

Trong ví dụ trên, vị từ trung tâm của câu do vị từ quá trình huỷ diệt “quét” uyđảm nhiệm. Tương tự như ví dụ bên trên, bên cạnh mô tả về cấu trúc cú pháp của câu (C - V - B) với các nhãn từ loại như hình 2.3, hệ thống phân tích cú pháp và ngữ nghĩa TuLiPA còn cho chúng ta một cây dẫn xuất kết hợp với biểu diễn logic như hình 3.4 chủ thể của chủ thể của quá trình - diễn tố thứ nhất (lực) là “cơn lũ” kết hợp với vị từ bổ nghĩa cho nó là “dữ” và “năm 1999” thực hiện quá trình “quét” và bị thể - diễn tố thứ hai “nguyên một xóm nhà” và chu tố “ở thôn Hiền An”. Công thức logic của câu là sự kết hợp của các yếu tố cấu thành nên câu.

Như vậy, có thể thấy rằng so với vị từ hành động thì vị từ quá trình trong tiếng Việt có số lượng ít hơn và chính vì thế mà cấu trúc cấu pháp và ngữ nghĩa của nhóm vị từ này cũng không phong phú như nhóm vị từ hành động. Điều này làm cho cấu trúc cây cơ sở cũng như những thuộc tính mô tả của nhóm vị từ này không quá phức tạp và vai nghĩa của nhóm cũng ít hơn. Cũng như vị từ hành động, những mô tả về đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa sẽ là ngữ liệu cho việc phân tích cú pháp, ngữ nghĩa cũng như mô tả ràng buộc về logic cho hệ thống TuLiPA. Kết quả minh hoạ cho một vài trường hợp như trên đã trình bày.

KẾT LUẬN

Đề tài “Tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng Việt” - một hướng nghiên cứu mới có tính chất liên ngành giữa ngôn ngữ học và khoa học máy tính đặc biệt là trên phạm vi ngữ nghĩa của vị từ - trung tâm ngữ nghĩa của câu. Trên cơ sở mô tả, phân tích cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động và vị từ quá trình trong tiếng Việt, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Vị từ hành động là tiểu loại vị từ chiếm một số lượng lớn trong toàn bộ nhóm vị từ tiếng Việt. Với sự xuất hiện của các vị từ hành động, các sự tình biểu hiện những hành động, hoạt động có tính chất chủ ý của con người hay động vật. Để phân biệt với những chủ thể là bất động vật - không có khả năng làm chủ các hoạt động hay nói cách khác là không mang thuộc tính [+Chủ ý] thì con người và động vật có thể nhóm chung lại và mang thuộc tính [+Động vật].

Dựa trên tiêu chí [+/-Chuyển tác], vị từ hành động được chia thành: vị từ

hành động vô tácvị từ hành động chuyển tác. Trong đó, vị từ hành động vô tác

thường chỉ đòi hỏi một diễn tố duy nhất - chủ thể của hoạt động hay hành động, khi đó cấu trúc của câu là C - V. Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu thì tình hình không đơn giản như vậy. Bằng cách kết hợp với vị từ khác (đa số là vị từ chỉ hướng), vị từ hành động vô tác có thêm tiểu loại đòi hỏi hai diễn tố, khi đó cấu trúc của câu sẽ là C - V - B. Chính điều này làm cho số lượng các vai nghĩa gia tăng. Bên cạnh đó, căn cứ vào ý nghĩa của vị từ mà chúng ta có thể thấy diễn tố thứ hai đảm nhiệm một số vai nghĩa khác nhau. Nó có thể là vai đích, vai nguồn. Thông thường, diễn tố thứ hai của tiểu loại vị từ hành động vô tác là danh ngữ. Tuy nhiên, một số vị từ hành động vô tác có diễn tố thứ hai là một cú.

Vị từ hành động vô tác đã phong phú rồi nhưng vị từ hành động chuyển tác còn phong phú hơn rất nhiều. Đầu tiên là ở cách phân loại của tiểu loại này - với rất nhiều các tiểu loại khác nhau và mang đặc trưng riêng bên cạnh đặc trưng chung của cả tiểu loại. Đặc trưng chung của tiểu loại vị từ này là đòi hỏi phải có ít nhất hai diễn tố. Tuy nhiên, qua mô tả thì thấy rằng số lượng các vị từ đòi hỏi 3 diễn tố khá

cao và cấu trúc cú pháp cũng như ngữ nghĩa của loại vị từ này cũng rất phong phú. Ngoài cấu trúc cú pháp C - V - B còn các cấu trúc cú pháp C - V - B (C-V/C-V-B) hoặc có các dạng cải biến khác nhau. Sự đa dạng về cấu trúc cú pháp tỉ lệ thuận với sự đa dạng về mặt ngữ nghĩa và xuất hiện nhiều vai nghĩa khác nhau.

Nếu như vị từ hành động có số lượng lớn và phong phú thì vị từ quá trình lại không có số lượng lớn và phong phú như vậy. Điều này rất dễ lý giải bởi sự tình do vị từ quá trình biểu thị những biến đổi, tác động lẫn nhau của các sự vật hiện tượng thiên nhiên, vật vô tri không có chủ ý.

Dựa vào tiêu chí [+/-Chuyển tác], vị từ quá trình có thể phân loại thành vị từ quá trình vô tác và vị từ quá trình chuyển tác. Trong đó vị từ quá trình vô tác, tuy rằng có thường có cấu trúc C - V, tức là thường chỉ đòi hỏi một diễn tố, nhưng thực ra loại vị từ này có thể có nhiều hình thức biểu hiện và đặc trưng ngữ nghĩa khá phong phú. Thay vì chỉ có vai nghĩa chủ thể của quá trình thì còn xuất hiện một số vai nghĩa khác như vai đích, đối thể.

Vị từ quá trình chuyển tác cũng vậy, thông thường nó có cấu trúc C - V - B, nhưng nhiều trường hợp nó có thể được cải biến bằng một số dạng khác nhau. Về mặt cấu trúc ngữ nghĩa, sự thể hiện của các vị từ quá trình chuyển tác cũng không kém phần phức tạp. Vị từ trung tâm của vị từ quá trình vô tác có thể là vị từ vô tác, nhưng cũng có khi được cấu tạo từ các vị từ chuyển tác. Số lượng các diễn tố của từng tiểu loại không bao giờ là cố định ở một diễn tố hay hai diễn tố, cũng như mối quan hệ bên trong của các diễn tố với vị từ trung tâm cũng nhiều điểm khác biệt.

Những mô tả sự phong phú về cú pháp và ngữ nghĩa của các vị từ trong tiếng Việt đóng góp một phần rất lớn khi nó được tích hợp vào văn phạm TAG trong biểu diễn ngữ nghĩa cũng như biểu diễn bằng logic thông qua hệ thống phân tích cú pháp và ngữ nghĩa TuLiPA.

Các tri thức ngôn ngữ này đã được tích hợp vào văn phạm TAG thông qua xây dựng cấu trúc đặc trưng thể hiện ràng buộc về ngữ nghĩa giữa các từ và giữa các thành phần trong câu với vị từ là trung tâm - chi phối các yếu tố còn lại của câu. Bên cạnh đó, mô tả thông tin từ vựng thông qua từ điển cho máy tính và các cây thể hiện cấu trúc cú pháp.

Luận văn chỉ là những mô tả bước đầu đối với vị từ hành động và vị từ quá trình để bổ sung thông tin ngữ nghĩa cho văn phạm TAG nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào đó cho những nghiên cứu tích hợp thành phần ngữ nghĩa cho văn phạm TAG đối với vị từ trạng thái và vị từ quan hệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Lan Anh (2000), Các vai nghĩa: Kẻ tiếp nhận, kẻ hưởng lợi, kẻ cộng tác, kẻ tổn thương, phương tiện và các chức năng ngữ pháp của chúng trong

câu tiếng Việt, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 83 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)