Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 45 - 50)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

b) Việc nghiên cứu các vai nghĩa (hay tham tố) trong Việt ngữ học

2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác

Vị từ hành động chuyển tác là những vị từ biểu thị sự tình tác động đến một đối tượng, làm cho nó thay đổi về trạng thái hay vị trí, làm cho nó bị huỷ diệt, không còn tồn tại, hoặc ngược lại, tạo ra một vật trước kia chưa có.

Cũng như vị từ hành động vô tác, vị từ hành động chuyển tác cũng có đặc trưng chung của nhóm vị từ hành động đó là [+Động], [+Chủ ý]. Bên cạnh đó, do đặc trưng chuyển tác tức là tác động đến đối tượng khác, vị từ hành động chuyển tác còn có thêm thuộc tính [+Chuyển tác]. Như vậy, vị từ hành động chuyển tác sẽ có các thuộc tính [+Động], [+Chủ ý] và [+Chuyển tác].

Tác giả Cao Xuân Hạo đã chia vị từ hành động chuyển tác ra 4 tiểu loại. Đó là các tiểu loại sau: vị từ hành động chuyển tác chuyển thái, vị từ hành động chuyển tác chuyển vị, vị từ hành động chuyển tác tạo tác, vị từ hành động chuyển tác huỷ diệt.

Từ định nghĩa trên, chúng ta cũng thấy đặc trưng của nhóm vị từ hành động chuyển tác này là luôn luôn yêu cầu ít nhất hai diễn tố: chủ thể thực hiện hành động tác động - tác thể và vật chịu tác động. Tuy nhiên, đặc trưng cú pháp cũng như ngữ nghĩa của từng tiểu loại trong nhóm này sẽ được trình bày cụ thể ở các mục dưới đây.

2.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển thái chuyển thái

Vị từ hành động chuyển tác chuyển thái là những vị từ hành động chuyển tác biểu thị sự tác động của một đối tượng nào đó và làm cho đối tượng thay đổi về trạng thái. Sự thay đổi về trạng thái có thể hiểu là sự thay đổi từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác hay có thể là sự biến đổi về vật lý hoặc biến đổi về trạng thái tinh thần.

Những vị từ hành động chuyển tác chuyển thái điển hình như: bẻ (gãy), dẫm (nát), giã (nhỏ, nhuyễn), rửa (sạch), lau (sạch), băm (nhỏ), đun (sôi), hâm (nóng), pha (loãng), vò (nát), vo (tròn), uốn (cong), đâm (thủng), chọc (thủng), bóp (méo, bẹp, móp), nướng, v.v.

Là vị từ hành động nên vị từ chuyển thái cũng có đặc trưng phổ quát của nhóm vị từ này đó là yêu cầu ít nhất hai diễn tố, trong đó diễn tố thứ nhất luôn luôn là chủ thể của hành động - con người hoặc động vật, đảm nhiệm vai nghĩa tác thể còn diễn tố thứ hai thì tuỳ đặc trưng ngữ nghĩa của tiểu loại vị từ mà có vai nghĩa khác nhau. Diễn tố thứ hai của tiểu loại vị từ này do người, động vật, vật chịu sự tác động đảm nhiệm vai nghĩa bị thể. Theo đó, cấu trúc cú pháp của tiểu loại vị từ này là C - V - B. Chúng ta có thể mô hình hoá cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tiểu loại vị từ này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:

S

NP↓ denpendency = nsubj VP

sem = + [people/animal] role = Ag

V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj control = + role = Pa affect = +

changeofstate = +

Ví dụ 13: Sang ngày hôm sau, nó liên tục đánh đập tôi.

[Những nữ lao động Việt bị hãm hại ở Đài Loan, 4]

Tuy nhiên, trong nhóm vị từ này có những vị từ có những đặc trưng riêng về ngữ nghĩa hay thái độ ngữ pháp đáng lưu ý.

Thứ nhất: những vị từ hành động tác động chuyển thái bao hàm cả công cụ trong nghĩa của vị từ: đá, đâm, cưa, bổ, xẻ, xén, khoan, dùi, cày, cuốc, khâu, gông,

v.v. Ví dụ “đấm” phải thực hiện bằng tay chứ không bằng bất kỳ bộ phận nào khác

của tay. Tương tự “khâu” phải được thực hiện bằng bàn tay chứ không phải bất kỳ bộ phận nào khác của tay.

Thứ hai: một số vị từ có hai diễn trị với hai nghĩa có liên quan với nhau nhưng tách biệt nhau rõ ràng. Nó có thể đảm nhiệm hai vai trò khác nhau, một bên là vị từ hành động chuyển tác chuyển thái và một bên là vị từ quá trình chuyển thái - khi chủ thể của hành động là bất động vật. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đi sâu vào khả năng thứ hai của một số vị từ này ở mục 3.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ quá trình chuyển thái trong Chương 3.

Những vị từ thuộc loại này ngoài đặc trưng như vị từ hành động chuyển tác thông thường thì còn có khả năng khác. Đó là khả năng kết hợp với một số vị từ

vào, lên, trúng, xuống, v.v. tạo ra bổ ngữ gián tiếp do diễn tố biểu thị đích đến của sự tác động. Mô hình cú pháp và ngữ nghĩa của nhóm vị từ này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:

S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [people/animal] role = Ag V◊ dynanism = + VP control = + affect = + changeofstate = +

V◊[direction = +] NP↓ denpendency = iobj

sem = + location

role = Go

Ví dụ 14: Nó đấm xuống mặt bàn.

Vị từ hành động chuyển tác chuyển thái tinh thần là những vị từ biểu thị những sự tình thay đổi về trạng thái tinh thần của đối tượng. Ví dụ: dỗ dành, dỗ, an ủi, khuyến khích, khích lệ, doạ, hăm doạ, đe doạ, đe nẹt, uy hiếp, bắt nạt, lăng nhục, lăng mạ, thóa mạ, khủng bố, can ngăn, răn đe, mua chuộc, khuyên nhủ, giáo dục, đào tạo; chiều, nuông chiều, cưng (chiều), chửi, rủa, nguyền rủa, dạy, dạy dỗ, v.v.

Những vị từ hành động chuyển tác làm cho đối tượng biến đổi về trạng thái tinh thần cũng có cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa như những vị từ hành động chuyển tác chuyển thái. Chỉ khác ở đặc điểm của vị từ trung tâm là thay vì biến đổi về trạng thái vật chất, vật lý thì là tinh thần.

Ví dụ 15: Chính phủ Pháp đe doạ nhân dân Việt Nam.

Đối với những vị từ hành động chuyển thái tinh thần này có một đặc điểm là chủ thể của hành động và đối tượng chịu sự tác động làm thay đổi về tinh thần thường thuộc cùng một phạm vi ngữ nghĩa khi chủ thể là động vật. Còn khi chủ thể là người thì đối tượng chịu sự thay đổi về tinh thần vừa là người vừa là động vật.

2.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị chuyển vị

Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị là vị từ hành động chuyển tác biểu thị sự tình tác động vào đối tượng làm cho nó chuyển động trong không gian hay nếu đối tượng đang chuyển động thì can thiệp vào sự chuyển động đó làm cho nó thay đổi (hay kết thúc), ngăn chặn, xúc tiến.

Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị có thể chia thành 2 nhóm là vị từ hành động chuyển tác song trị và vị từ hành động chuyển tác chuyển vị tam trị căn cứ vào ngữ nghĩa của vị từ trung tâm.

2.2.2.1. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị song trị chuyển vị song trị

Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị song trị can thiệp vào sự chuyển động của đối tượng, tức là làm thay đổi hoặc ngăn chặn sự chuyển động của nó. Có thể liệt kê một số vị từ thuộc dạng này như: ngăn cản, chặn, cản, ngáng, ách, hãm, v.v.

Chúng ta có thể biểu diễn cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tiểu nhóm vị từ song trị này bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:

S NP↓ denpendency = nsubj VP sem = + [people/animal] role = Ag V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj control = + role = Pa affect = + transpose = +

Ví dụ 16: Chính phủ ngăn chặn các cuộc nổi dậy của nhân dân.

Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị song trị làm cho đối tượng chuyển động trong không gian, tức là tác động vào đối tượng chưa chuyển động, như: đẩy, kéo, xô, nâng, hạ, rút, ném, quăng, vụt, phóng, lùa, dồn, v.v. Trong đó: nâng, hạ làm cho đối tượng di chuyển có hướng còn những vị từ còn lại thì làm cho đối tượng di chuyển không theo một hướng nhất định nào. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của tiểu nhóm vị từ này biểu diễn bằng cây cơ sở trong văn phạm TAG như sau:

S

NP↓ denpendency = nsubj VP

sem = + [people/animal] role = Ag

V◊ dynanism = + NP↓ denpendency = dobj

Ví dụ 17: Một SV VN kéo tay Palmer để leo qua rào.

[Xé hiến chương Vũng Tàu và buộc Nguyễn Khánh từ chức, 4]

2.2.2.2. Cấu trúc cú pháp và ngữ nghĩa của vị từ hành động chuyển tác chuyển vị tam trị chuyển vị tam trị

Vị từ hành động chuyển tác chuyển vị tam trị là những vị từ hành động chuyển tác chuyển vị mà trong cấu trúc của vị từ trung tâm đòi hỏi phải có 3 diễn tố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp thành phần ngữ nghĩa vào văn phạm TAG cho tiếng việt (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)